Đức Phật dạy về "sự tử tế" trong cuộc sống: Tử tế với chính mình là đang giúp đời!
BÀI LIÊN QUAN
Thấm thía lời Đức Phật dạy về sự "bất mãn" trong cuộc sống: Nó không hề tồn tại, có chăng là bất mãn của chính bạn mà thôiGiác ngộ lời Đức Phật chỉ dạy "không nên bàn chuyện đúng sai hay khuyết điểm của người khác": Vì sao lại thế?Đức Phật răn dạy "Tâm tính tốt kì thực là một loại tu dưỡng"Theo Phật giáo, nếu như bạn muốn làm gì cho cuộc đời này, không phải cứ hô to nói lớn câu "Hãy trừng trị cái ác, hãy bài trừ cái xấu" hay tỏ ra chê bai, dè bỉu,... Bởi vì bạn có phản ứng hay không thì tự thân mỗi người phải chịu nhân quả với việc làm của họ không sớm thì muộn. Cái xấu cần được giáo dục hơn là chê bai, phần lớn người ta làm việc xấu bởi vì họ không biết rằng việc đó là như thế nào. Hơn thế họ cũng không biết làm gì để tốt hơn. Nếu như mải mê đem tâm hiềm khích, chê bai hay đấu tranh mà đóng góp cho đời thì chỉ có thể góp thêm phần bất an và xung đột. Nếu có thứ gì đó cuộc đời cần ở bạn thì không gì hơn là sự tử tế. Nếu như mỗi người tử tế hơn chính mình, tử tế hơn với thái độ của mình hay tử tế hơn với những buồn phiền, bất mãn, xung đột, đấu tranh bên trong mình thì xã hội sẽ thêm phần an ổn. Khi không được tử tế được với chính mình thì bạn sẽ không thể tử tế với ai được hết.
Nếu như cái xấu của người có thể làm cho bạn phẫn nộ, cái tốt của người có thể làm cho bạn vui cười thì chỉ là nô lệ trung thành cho hai mặt đối đãi của cuộc sống. Còn khi bạn đã có đủ bình an, tĩnh tại trước sự tốt xấu của người thì dù bạn không làm gì cho đời cũng đã góp một phần tử tế của mình để làm an vui cuộc sống.
Đức Phật dạy "Sông sâu biển thẳm dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người": Tại sao lại nói như thế?
Trong cuộc sống này, tâm hại người không nên có nhưng tâm phòng người nhất định phải có bởi vì lòng người giống như mò kim đáy bể chẳng biết sẽ bị toan tính hay phản bội lúc nào.Đức Phật chỉ dạy "con có bản sắc riêng, cha mẹ chỉ nên nâng đỡ, dìu dắt": Các bậc phụ huynh nên học hỏi!
Trong cuộc sống này, chúng ta phải thừa nhận rằng thương yêu là một trong những việc làm khó nhất ở trên đời.Trên thực tế, có những người đến chùa làm công quả nhưng họ thường nói những lời chứa đầy sự xung đột và bất mãn ở bên trong mình nên dù họ có đang làm công quả bằng thân nhưng ý và khẩu thì đang tạo nghiệp. Có những vị nhân danh mình tu theo phái này là chính thống, là hay và chê bai, phá phái kia. Hoặc họ cho pháp môn này là đúng, pháp môn kia là sai nên sinh tâm bài trừ, hiềm khích.
Vậy nên, dù đúng - sai, tà - chánh thì họ đang vận hành theo luật nhân quả, nghiệp báo của chính họ. Nếu bạn muốn xe vào để thay đổi nhân quả và nghiệp báo là thay họ ư. Mỗi cá nhân tự tu tập đủ năng lượng an lạc, từ bi và trí tuệ thì thế giới này sẽ tự khắc thay đổi.
Vậy nên, việc tốt chính là làm cho bản thân mình trở nên tốt hơn, nếu như bạn nghĩ rằng bạn đang làm việc tốt để cho ai đó, cho đời và cho đạo hay cho chùa,... mà thân khẩu ý mình vẫn còn nhiều việc buồn bực và bất mãn thì việc đó chỉ là mặt khác của tham - sân - si trong bạn vẽ ra mà thôi. Cho nên, hãy học cách tử tế với những tư duy, cảm xúc, thái độ phản ứng của mình cũng là một cách tu tập để bài trừ cái xấu.