meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đưa văn hoá bản địa vào bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng

Thứ sáu, 12/08/2022-08:08
Sau thời gian dài “vắng bóng” vì dịch bệnh, các chuyên gia nhận định tiềm năng của phân khúc bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng tại thị trường Việt Nam đang ngày càng phục hồi. Tuy nhiên, ông Mauro Gasparotti – Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cũng nhận diện các sản phẩm du lịch - nghỉ dưỡng (DLND), lưu trú vẫn còn đơn điệu, chưa để lại dấu ấn đậm nét văn hoá, truyền thống của địa phương.

BĐS nghỉ dưỡng “trở lại cuộc đua” trên thị trường địa ốc sau đại dịch

Trải qua hơn 6 tháng đầu năm 2022, ngành du lịch mở cửa trở lại đã ghi nhận thu hút được lượng lớn khách trong nước và quốc tế đến với Việt Nam. Cụ thể, tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 413 nghìn lượt, lượng khách du lịch nội địa đạt 60,8 triệu lượt (tăng 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 1,3 lần so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19). 

Dữ liệu công bố từ công cụ tìm kiếm Google cho thấy Việt Nam luôn nằm trong top điểm đến dẫn đầu thế giới về mức độ tìm kiếm thông tin du lịch khi đạt mức tăng từ 50% lên 75%. Cũng theo báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới, chỉ số năng lực phát triển của du lịch Việt Nam năm 2021 xếp thứ 52, nằm trong tốp 3 quốc gia có mức độ cải thiện tốt nhất trên thế giới. 


BĐS nghỉ dưỡng “trở lại cuộc đua” trên thị trường địa ốc sau đại dịch
BĐS nghỉ dưỡng “trở lại cuộc đua” trên thị trường địa ốc sau đại dịch

Trước những tín hiệu đáng mừng kể trên, loại hình BĐS nghỉ dưỡng cũng vì thế dần “trở lại cuộc đua” trên thị trường địa ốc sau đại dịch. Tới tháng 5 năm nay, sự quan tâm của nhà đầu tư tại thị trường khách sạn nghỉ dưỡng vẫn mạnh mẽ, khoảng cách giữa người bán và người mua dường như đã được thu hẹp. Khối lượng đầu tư tăng lên 5 tỷ USD trong quý I/2022, tăng 5,3% theo quý và 86,9% theo năm.

Theo báo cáo về Thị trường Nghỉ dưỡng của Savills Châu Á – Thái Bình Dương công bố tháng 6/2022, khối lượng đầu tư vào các khách sạn trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương ghi nhận con số 14,9 tỷ USD với 459 thương vụ trong năm 2021, vượt mức trung bình 5 năm trước đại dịch 14,6 tỷ USD. Thị trường cũng chứng kiến ​​sự gia tăng cả về khối lượng đầu tư và số lượng giao dịch trong năm 2021, lần lượt tăng 42,1% và 25,8% theo năm.

Khả quan là vậy, nhưng sự phát triển dồn dập của nhiều dự án DLND đã khiến cho thị trường trở nên dư thừa nguồn cung, nhiều khu nghỉ dưỡng vẫn vắng bóng khách thuê hoặc không đạt được lượng giao dịch đặt phòng như kỳ vọng.

Khi chất lượng sản phẩm không còn được chú trọng

Theo Báo cáo tâm lý người tiêu dùng nửa cuối năm 2022 của Batdongsan.com.vn, khi được hỏi về nhu cầu với các loại hình BĐS nghỉ dưỡng (Biệt thự biển, Condotel) có đến 60% đáp viên trả lời: Không quan tâm. Điều này thể hiện tâm lý người tiêu dùng BĐS chưa thực sự quan tâm đến phân khúc BĐS nghỉ dưỡng. Một trong số các nguyên nhân khiến khách hàng còn “thờ ơ” với loại hình này chính là ở số lượng đang “được” các nhà đầu tư ưu tiên hơn chất lượng dự án. 

Theo chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển, nắm bắt được những lợi thế trong phát triển du lịch, nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào phân khúc thị trường BĐS nghỉ dưỡng đầy tiềm năng. Nhưng bên cạnh những khu nghỉ dưỡng được đầu tư bài bản, đem lại dấu ấn riêng cho địa phương, phần lớn các dự án hiện tại đang trở nên “một màu”, mang phong cách giống nhau. 

Nhiều địa phương thu hút lượng lớn khách du lịch như Vũng Tàu, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,... cũng đang phải đối mặt với tình trạng này. “Khủng hoảng” về nguồn cung, khách du lịch không khó để bắt gặp vô vàn các khu nghỉ dưỡng, với đủ loại hình biệt thự, căn hộ nghỉ dưỡng đặt trong cùng vị trí có “ngoại hình” không có nhiều khác biệt, rất khó để phân biệt. 

Điều này đã thúc đẩy sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả và sức ảnh hưởng giữa các đơn vị quản lý dự án, vô hình chung tác động đến lựa chọn của khách hàng tiêu dùng BĐS mà không phải chất lượng sản phẩm.


Khi số lượng sản phẩm không song hành với chất lượng
Khi số lượng sản phẩm không song hành với chất lượng

Từ lâu, nhiều nước trên thế giới đã thiết lập các tiêu chí phân biệt dự án tiêu chuẩn và dự án cao cấp rõ ràng, trong khi tại Việt Nam, ranh giới này gần như nhạt nhòa. Đặt trong bối cảnh cuộc chạy đua với “sóng” BĐS dồn vào thị trường, các chủ đầu tư có xu hướng “chạy” số lượng và xem nhẹ những yếu tố then chốt làm nên thương hiệu sản phẩm như kích thước phòng, thiết kế, tiện ích, sáng tạo, dấu ấn văn hoá,....

Ông Mauro Gasparotti nhấn mạnh vào yếu tố sáng tạo trong phát triển các dự án tại nước ta vẫn chưa thực sự được phát huy, nhiều chủ đầu tư vẫn “mải miết” chạy theo số lượng và cách tiếp cận “sao chép - cắt dán”, khiến các dự án mất đi điểm nhấn.

“Sức hút của ngành nghỉ dưỡng là cho phép các đơn vị phát triển dự án có thể thỏa sức sáng tạo để đem đến những sản phẩm ấn tượng, khác biệt với những sản phẩm đã hiện hữu trên thị trường, đem đến những trải nghiệm giá trị cho khách lưu trú. Điều này không phải chỉ đến từ những sản phẩm cao cấp, mà còn có thể đến từ mọi phân khúc chỉ cần dự án được định vị rõ ràng, hoạch định tốt, thiết kế hợp lý và vận hành chỉn chu”, vị chuyên gia Savills chia sẻ thêm.

Đem dấu ấn của văn hoá địa phương vào mỗi dự án BĐS du lịch - nghỉ dưỡng

Một trong những yếu tố tạo nên trải nghiệm nghỉ dưỡng mới lạ và đưa dấu ấn riêng tại mỗi vùng, miền vào các dự án BĐS DLND chính là chú trọng vào đầu tư kiến trúc. Để tạo ra những đặc trưng, khác biệt đó trong kiến trúc DLND, cần chú trọng cảnh quan thiên nhiên và nét đặc trưng văn hóa bản địa.

Mỗi điểm đến du lịch tại các địa phương lại đem đến những sự khác biệt trong văn hoá, lối sống kéo theo nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm của du khách tham quan nghỉ dưỡng. Vì vậy việc khai thác tốt các nét đặc trưng văn hóa bản địa sẽ tạo ra được sự độc đáo cho kiến trúc công trình BĐS DLND, qua đó tạo nên sự hấp dẫn khách du lịch, thỏa mãn sự tò mò, hiếu kỳ khi đến với một vùng, miền mới của họ.

Ngoài những không gian cơ bản như chỗ nghỉ ngơi, dịch vụ, vui chơi giải trí, không gian văn hoá nghệ thuật là một cách lồng ghép văn hoá bản địa tinh tế vào các dự án khu DLND, là nơi thể hiện các hình thức biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa với các loại hình nghệ thuật địa phương,... đến gần hơn với du khách.


Đem dấu ấn của văn hoá địa phương vào mỗi dự án BĐS du lịch - nghỉ dưỡng
Đem dấu ấn của văn hoá địa phương vào mỗi dự án BĐS du lịch - nghỉ dưỡng

Hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng “0”, các dự án BĐS DLND cũng cần chú trọng phát huy kiến trúc cảnh quan xanh với các giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường,... Một cách độc đáo để không ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên là sử dụng các vật liệu và phương thức xây dựng truyền thống địa phương phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương, phù hợp với các không gian nghỉ dưỡng và gìn giữ được những nét văn hóa truyền thống bản địa.

Các chuyên gia cho rằng, để thể hiện được bản sắc văn hóa trong kiến trúc công trình DLND đòi hỏi các chủ đầu tư cần thực hiện nghiên cứu khả thi ngay từ ban đầu để có thể đưa yếu tố sáng tạo, truyền tải dấu ấn bản địa vào các dự án của mình. Tạo ra những sản phẩm DLND đích thực, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Không chỉ vậy, tập trung khai thác các giá trị đặc trưng văn hóa bản địa “thổi hồn” vào kiến trúc công trình sẽ đóng góp đáng kể vào việc giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa địa phương, qua đó góp phần vào việc bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam ta.

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

Dùng nhiều tài khoản ngân hàng nhằm “né thuế”, người bán hàng online đối mặt với phạt nặng

Hà Nội: Người dân đối mặt với vòng xoáy giá nhà cho thuê tăng mạnh

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

2 ngày trước