Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần xem xét kỹ lưỡng và thận trọng
BÀI LIÊN QUAN
Năm 2024, nhiều chính sách giảm thuế - phí có hiệu lựcHàng loạt chính sách có hiệu lực trong tháng 1/2024Chủ tịch HoREA: Hiện tại cần tập trung nỗ lực xây dựng, hoàn thiện chính sách về NOXHVào sáng ngày 15/1, kỳ họp bất thường lần thứ 5 - Quốc hội khóa XV sẽ được khai mạc trọng thể. Trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét 4 nội dung quan trọng, trong đó có dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) - dự thảo luật giành được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, cư tri trong thời gian vừa qua.
Cho đến thời điểm hiện tại, dự án này đã được cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra hoàn thiện như thế nào trước khi trình ra kỳ hợp để cho Quốc hội tiếp tục xem xét và thông qua.
Có thể thấy, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) - dự án luật quan trọng nhất của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV có ảnh hưởng đến mọi mặt của kinh tế - xã hội đã được Quốc hội, Chính phủ tập trung cao độ để tiến hành sửa đổi.
Đây chính là dự án luật đã được Quốc hội thảo luận ở 3 kỳ họp thứ 4, thứ 5 và thứ 6. Đồng thời cũng là dự án luật được tổ chức lấy ý kiến toàn dân với khoảng 12 triệu lượt ý kiến đóng góp. Cho đến kỳ họp bất thường lần này là kỳ họp thứ 4 dự án luật được Quốc hội xem xét, trong khi quy trình xây dựng luật thông thường, Quốc hội chỉ xem xét 1 dự án luật trong 2 kỳ họp. 6 lần được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chính thức.
Chưa kể thì Quốc hội cũng đã tổ chức 2 hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để thảo luận để dự án luật này.
Cần đảm bảo chất lượng cao nhất cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Sau kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, có 18 nhóm nội dung lớn đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chủ trì soạn thảo và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cơ quan chủ trì thẩm tra cùng với các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát để chỉnh lý, hoàn thiện trong đó có những nội dung hết sức phức tạp như thu hồi đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, phương pháp định giá đất hay là phát triển, khai thác, quản lý quỹ đất,... Giải quyết được những nút thắt này mới có thể đảm bảo luật thông qua có tính khả thi cao và sớm đi vào cuộc sống.
Trong thời gian 2 tháng qua, trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, có nhiều nội dung tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung vào dự thảo luật.
Điển hình như khoản 9, điều 60 có quy định về nguyên tắc lập cũng như phê duyệt quy hoạch sử dụng đất các cấp. Cũng tại kỳ họp thứ 6, dự thảo luật đưa ra 3 phương án. Cho đến thời điểm này, dự thảo luật chỉ còn 1 phương án. Không chỉ nội dung này mà nhiều nội dung quan trọng còn ý kiến khác nhau cũng đã được cơ quan soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của Quốc hội.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - ông Lê Minh Ngân cho biết: “Kể cả trong kỳ họp thứ 6 và ngay sau khi kỳ họp thứ 6, cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra đã bắt tay ngay vào việc tiếp thu và giải trình, cùng bàn bạc để thống nhất lựa chọn phương án tối ưu. Cho đến thời điểm hiện nay thì có 22 nội dung còn ý kiến khác nhau đã có sự thống nhất cao về mặt chính sách giữa Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội".
Và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội ở Kỳ họp bất thường lần thứ 5 bao gồm 16 chương, 260 điều và bỏ 5 điều; sửa đổi, bổ sung về nội dung cũng như kỹ thuật ở 250 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - ông Nguyễn Văn Đính đánh giá: “Chính phủ đã rất thận trọng trong việc đôn đốc và đặc biệt cũng rất thận trọng trong việc đánh giá từng vấn đề, những điểm nghẽn đã từng xảy ra của Luật Đất đai năm 2013. Luật Đất đai chính là luật gốc, chất lượng đảm bảo thì nó sẽ kích thích sự phát triển kinh tế, thu hút các nhà đầu tư và nó cũng làm hài lòng các lợi ích của người dân”.
Bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa XIII cho biết: “Quốc hội cùng với Chính phủ lất thực chất làm gốc trong chuyện làm luật, dù có chậm tuy nhiên cũng thể hiện đúng nguyện vọng chính đáng của toàn bộ 100.000 người dân Việt Nam”.
Tiếp tục đồng hành trong hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Việc chậm lại một chút là cần thiết đối với dự án luật quan trọng nhất của khóa XV này. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng dự án luật chính là sự phối hợp một cách nhịp nhàng, đồng hành của Quốc hội và Chính phủ. Đây cũng là tinh thần cần được tiếp tục phát triển hơn nữa, không chỉ với nhiệm vụ lập pháp này mà đối với nhiều nhiệm vụ khác, tiến đến hoàn thiện thể chế, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Và phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một tuần trước khi khai mạc kỳ họp bất thường của Quốc hội, những nội dung chỉnh sửa gần như cuối cùng của dự án Luật Đất đai vẫn đang được xem xét.
Xét về cơ bản thì dự án luật cũng đã được hoàn thiện, thể chế hóa được tinh thần nghị quyết 18 về đất đai, bám sát tinh thần của Hiến pháp, Cương lĩnh của Đảng về hệ thống pháp luật hiện hành.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - bà Nguyễn Minh Thảo cho biết: “Trong thời gian vừa qua, khi xây dựng dự thảo luật thì sự phối hợp của cơ quan soạn thảo cũng như phối hợp của cơ quan thẩm tra rất chặt chẽ và liên tục, gần như dành hết mọi tâm huyết với một mục tiêu chung đó là đảm bảo quyền lợi của người dân, của doanh nghiệp cũng như của Nhà nước”.
PGS.TS. Nguyễn Thị Nga, Trưởng Bộ môn Luật Đất đai và Kinh doanh bất động sản, Đại học Luật Hà Nội cho biết, sự tích cực và cùng đồng hành với Quốc hội, Chính phủ trong dự án luật có cái ý nghĩa vô cùng quan trọng này thực sự là sự tích cực, chủ động và sát sao, kịp thời, rất đáng ghi nhận.
Không những với dự án Luật Đất đai mà ở nhiệm kỳ này, tinh thần đổi mới và cầu thị, lắng nghe ý kiến đa chiều cũng được tiếp tục phát huy để từ đó giúp xây dựng được các dự án luật chất lượng, đạt đồng thuận cao.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương nói rằng: “Thời gian vừa qua có nhiều dự án luật lẽ ra phải được thông qua ở 2 kỳ tuy nhiên do tính chất phức tạp và tính chất nhạy cảm thì có thể lùi thời gian xem xét dự án luật đó sao cho đủ độ chín. Chủ tịch Quốc hội đã nói cái gì đã rõ, đã chín mà có thể cụ thể hóa thành luật thì chúng ta sẽ đưa vào luật và cái gì chưa rõ, chưa chín thì cần phải nghiên cứu và cần có sự tác động đa chiều, như thế thì chính sách mới đưa vào cuộc sống, nâng cao hiệu lực và hiệu quả”.
Và đến năm 2023, phải hoàn thành việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, đảm bảo được tính đồng bộ và thống nhất, đây chính là mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 18 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao".
Cho đến nay đã sang năm 2024, mặc dù đã không thể hoàn thành được đúng thời hạn tuy nhiên nhìn lại quá trình chuẩn bị, xây dựng cũng như hoàn thiện dự án luật này, có thể thấy Quốc hội luôn thống nhất quan điểm chất lượng cần phải được đặt lên hàng đầu, tất cả là để đáp ứng tâm tư và nguyện vọng của cử tri, đảm bảo phát huy tối đa nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội.
HoREA kiến nghị sửa đổi, bổ sung 3 nội dung quan trọng của Luật Đất đai (sửa đổi)
Hiệp hội nhất trí với Báo cáo số 710/BC-CP ngày 30/12/2023 của Chính phủ gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong việc đề nghị tiếp tục mở rộng các loại đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua hình thức thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với đất hoặc là đất ở và đất khác" tại điểm b khoản 1 Điều 127 Dự thảo Luật Đất đai.
Theo đó thì Hiệp hội đã đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 127 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thành như sau: "b) Đối với trường hợp sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại thì chỉ được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác".
Song song với đó, nhằm mục đích đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất với khoản 6 Điều 127 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định "Trường hợp để thực hiện dự án nhà ở thương mại thì phải đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác", Hiệp hội cũng đưa ra đề nghị bổ sung khoản 16 Điều 259 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Theo HoREA, việc bổ sung quy định trên là thực sự cần thiết và cần phải giao trách nhiệm cho các địa phương thực hiện chặt chẽ công tác định giá đất thật chuẩn xác để thu đúng, đủ, kịp thời tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách Nhà nước, dứt khoát không được để thất thu ngân sách nhà nước và thất thoát tài sản công là nguồn lực đất đai.
Ngoài ra, Hiệp hội còn đề nghị bổ sung người sử dụng đất là cá nhân nước ngoài trong thời gian được sở hữu nhà ở theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở.
Cũng theo Hiệp hội, tại điểm c khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 quy định "1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: (…) c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam" cho nên rất cần thiết bổ sung người sử dụng đất là "cá nhân nước ngoài trong thời gian được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở" để đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất của các quy định pháp luật.
Chính vì thế, HoREA đề nghị bổ sung thêm khoản 8 Điều 4 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với nội dung chi tiết là "8. Cá nhân nước ngoài trong thời gian được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở".