Du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam nhận được dấu hiệu khởi sắc trong năm 2023
Trong 2 năm đại dịch Covid - 19 gần như đã xóa hết những thành quả mà ngành du lịch Việt đã đạt được trong năm 2019. Vào thời gian trước dịch, ngành du lịch Việt Nam đã đón 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế; Phục vụ 85 triệu du khách trong nước; Tổng thu từ khách du lịch trong năm 2019 ước đạt 720.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, tính tới hết tháng 11 năm 2022, Việt Nam chỉ đón tiếp được 2,95 triệu lượt khách quốc tế (mục tiêu đặt ra là 5 triệu khách); 96,3 triệu lượt khách nội địa (vượt mức 85 triệu trong năm 2019). Cho tới nay, thị trường khách trong nước vẫn là động lực chính của ngành.
Điều gì làm nên sức bật của bất động sản du lịch năm 2023?
Những ngày cuối năm 2022, Trung Quốc đang thực hiện điều chỉnh chính sách “Zero Covid”, cân nhắc nới lỏng các yêu cầu kiểm soát sau thời gian dài thực hiện, đồng thời, nhiều hãng hàng không cũng đã thông báo khôi phục các đường bay giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đây được xem là một tín hiệu tích cực, giúp đẩy nhanh quá trình khôi phục của ngành nghỉ dưỡng Việt Nam.Nhanh chóng đón đầu xu hướng du lịch trong năm 2023
Bất chấp vấn đề kinh tế và địa chính trị còn phức tạp trên toàn thế giới, có tới 72% tổng số người dân toàn cầu vẫn có nhu cầu đi du lịch. Dự kiến trong năm 2023, ngành du lịch sẽ có sự bùng nổ mới.Du lịch Việt Nam: Thách thức và cơ hội trong năm 2023
Càng nhiều xu hướng mới xuất hiện trên thị trường du lịch càng đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có những cơ hội to lớn. Việt Nam đang được đánh giá có nhiều giá trị văn hóa bản địa và những trải nghiệm độc đáo hàng đầu.Với việc thiếu vắng du khách Trung Quốc, thị trường Hàn Quốc đã thay thế và đang có lượng khách du lịch tới Việt Nam nhiều nhất. Trong 11 tháng đầu năm, thị trường này ghi nhận khoảng 764.000 lượt khách, chiếm tới 26% tổng lượt khách quốc tế. Song, thị trường khách Ấn Độ ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng với 109.000 lượt khách tính từ tháng 1 tới tháng 11/2022. Tính riêng tháng 11 đã có 27.000 lượt khách Ấn Độ, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chuyên gia cho rằng, việc ngành du lịch không hoàn thành mục tiêu đón khách quốc tế. Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới điều này là chính sách visa chưa được thay đổi phù hợp thực tế, thiếu vắng các sản phẩm du lịch chất lượng và sự sẵn sàng chưa tốt sau 2 năm đại dịch.
Tại một buổi Hội thảo mới đây, ông Chris Farwell chia sẻ, chính sách visa là nguyên nhân chính dẫn tới việc khách quốc tế không mặn mà trở lại Việt Nam. Du khách phàn nàn rằng việc xin thực du lịch tại các Đại sứ quán của Việt Nam khá khó và có mức phí cao, từ 200 - 500 USD đối với các visa xin cấp vào thời hạn cuối, còn lệ phí cấp thị thực chỉ 25 USD.
Hiện tại, Việt Nam đang miễn visa cho 24 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thời hạn thường là 15 ngày; Một số nước khu vực Đông Nam Á là 30 ngày. Trong khi đó, Thái Lan đã miễn visa cho 65 quốc gia, thời gian là 90 ngày. Nhiều quốc gia tại Đông Nam Á cũng bắt đầu thực hiện chương trình “Thị thực vàng” với khoảng thời gian lưu trú là 20 năm, cùng các quyền lợi nhằm hút khách quốc tế.
Liên quan tới những sản phẩm du lịch chất lượng cao có thể thu hút du khách, theo Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương, các tập đoàn quản lý khách sạn trong khu vực và quốc tế đang chú trọng hơn tới việc tăng cường sự hiện diện và mở rộng danh mục thương hiệu của mình tại Việt Nam.
Cùng với những thị trường du lịch trọng điểm như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc, các nhà điều hành quốc tế và khu vực hiện đang quan tâm nhiều hơn tới những điểm đến có tiềm năng và đang phát triển như Hồ Tràm, Phú Yên, Quy Nhơn.
Tính tới thời điểm này, Việt Nam đang có gần 132 khách sạn và khu nghỉ dưỡng mang thương hiệu những tập đoàn điều hành đang hoạt động. Dự kiến trong 3 năm tới, thị trường sẽ có thêm khoảng 80 khách sạn và khu nghỉ dưỡng đi vào vận hành thuộc chuỗi nhà điều hành.
Năm 2023, xuất hiện một vài dự án nổi bật sẽ được đưa vào khai thác như JW Marriott Cam Ranh, Hyatt Regency Nha Trang, Angsana & Dhawa Hồ Tràm, La Festa Phú Quốc Curio Collection by Hilton, Voco Ma Belle Hotel Đà Nẵng.
Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương - Ông Mauro Gasparotti cho biết, mức độ khôi phục lại hoạt động kinh doanh của những khu nghỉ dưỡng tại Việt Nam không đều nhau. Những dự án trước đây vốn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn khách nước ngoài, nay lại gặp khó khăn để có thể trở lại mức trước đại dịch. Với các điểm đến truyền thống như Nha Trang - Cam Ranh, Đà Nẵng hiện nay chỉ mới đạt được 50% mức công suất của năm 2019.
Những khách sạn lớn tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ghi nhận mức độ phục hồi tốt hơn nhờ vào khách du lịch công vụ, khách lưu trú dài hạn và đoàn khách MICE. Tuy nhiên, giá phòng bình quân tại hai thị trường này thấp hơn 15 - 20% so với năm 2019.
Trong đó, quá trình khôi phục của những khách sạn thuộc phân khúc hạng sang, cao cấp có nhiều khả quan hơn. Đáng chú ý là phân khúc hạng sang (luxury) ít chịu tác động hơn so với những phân khúc khác trong thời kỳ dịch bệnh và cũng cho thấy tốc độ phục hồi giá phòng tốt hơn bình quân trên thị trường.
Trưởng bộ phận Tư vấn của Savills Hotels APAC - Bà Uyên Nguyễn cho thêm, việc hợp tác với Nhà điều hành khách sạn chuyên nghiệp giúp mang tới giá trị cho dự án ngay từ giai đoạn hoạch định lúc đầu.
Thông qua đó, dự án tiếp cận với hệ thống phân phối, mạng lưới marketing trên toàn cầu cùng các tư vấn chuyên môn đến từ các nhà điều hành, từ đó tăng thêm tính cạnh tranh trên thị trường, cũng như tiếp cận được tệp khách hàng rộng lớn.
“Để tiềm năng trên thị trường được khai thác hiệu quả, hướng tới hành trình phát triển bền vững, chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ về xu hướng trên thị trường để có thể phát triển mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu thế hệ du khách mới” - Bà Uyên Nguyễn nói.
Dự báo về ngành du lịch trong năm 2023, ông Mauco nhận định: “Chúng tôi đang rất lạc quan về tiềm năng của thị trường và mong đợi một năm mới có nhiều tín hiệu khởi sắc cho ngành nghỉ dưỡng, nhất là có thêm những chuyển biến tích cực hơn sau quý I/2023”.