meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dòng tiền có xu hướng trở lại nhóm cổ phiếu “vua” sau thời gian dài im hơi lặng tiếng

Thứ hai, 05/06/2023-15:06
Sau thời gian dài im hơi, lặng tiếng, dòng tiền đang có xu hướng quay trở lại nhóm cổ phiếu ngân hàng, điều này được kỳ vọng sẽ là điểm khởi đầu cho một con sóng ngành thực sự.

Theo Nhịp sống thị trường, thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch cuối tuần vừa qua bất ngờ chứng kiến giao dịch bùng nổ của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trên sàn chứng khoán, sắc xanh bao phủ toàn bộ cổ phiếu “vua”, thậm chí nhiều cái tên còn trăng rất mạnh đến kịch trần. Giao dịch trên nhóm ngân hàng cũng đặc biệt sôi động với tổng giá trị đạt gần 5.000 tỷ đồng, chiếm ¼ thanh khoản sàn chứng khoán.

Trong phiên giao dịch ngày 2/6 vừa qua, hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều hút tiền rất mạnh. Khối lượng khớp lệnh của nhiều cổ phiếu còn tăng đột biến so với mức bình quân một tháng trở lại đây, có thể kể đến các mã như SHB, VPB, MBB, VIB, TPB, CTG,... Điều này cho thấy dòng tiền đang có xu hướng trở lại nhóm cổ phiếu “vua” sau một thời gian dài im hơi, lặng tiếng.


 
 

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng gần như không tạo được một con sóng ngành nào thực sự đáng kể. Ngoài một số trường hợp cá biệt, cổ phiếu nhóm này phần lớn đầu đứng ngoài cuộc vui trong các nhịp hồi của thị trường trong thời gian gần đây. Do đó, phiên giao dịch bùng nổ cuối tuần qua được giới đầu tư kỳ vọng sẽ là điểm khởi đầu cho một con sóng ngân hàng, trở thành trụ cột hoàn hảo có thể thay thế cho nhóm bất động sản, chứng khoán đang có dấu hiệu hụt hơi.

Kịch bản này không phải không có cơ sở, bởi các cổ phiếu ngân hàng đa phần đều chưa tăng được nhiều từ đầu năm và mức định giá hiện vẫn còn khá thấp. P/B của nhóm cổ phiếu này chủ yếu nằm trong khoảng 1 - 1,5 lần, ngoại trừ một vài mã cá biệt, điển hình như VCB. Dù vậy, vẫn cần nhấn mạnh rằng VCB là một cổ phiếu đầu ngành có lợi thế vượt trội.


 
 

“Gió đông” bắt đầu xuất hiện để bùng nổ

Trên thực tế, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã duy trì một mặt bằng giá tương đối thấp trong khoảng thời gian khá dài. Do đó, việc chất lượng tài sản (chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng) trong thời gian qua có dấu hiệu đi xuống đã khiến định giá của các ngân hàng chưa thực sự hấp dẫn. Bên cạnh đó, với đặc thù sở hữu lượng cổ phiếu lưu hành và freefloat khổng lồ, nhóm cổ phiếu ngân hàng trong giai đoạn trước còn thiếu “gió đông” là yếu tố dòng tiền để có thể bùng nổ.

Tuy nhiên, tình hình này đến nay đã thay đổi khi tiền vào thị trường chứng khoán thời gian gần đây liên tục được cải thiện. Thanh khoản khớp lệnh bình quân trên HoSE đã tăng 2 tháng liên tiếp từ mức rất thấp hồi tháng 3 lên trên mức 10.600 tỷ đồng/phiên vào tháng 5 vừa qua. Thậm chí, xu hướng này tiếp tục được duy trì và còn bùng nổ hơn khi bước sang tháng 6. Mức khớp lệnh trên dưới 15.000 tỷ/phiên chỉ riêng trên sàn HoSE đã bắt đầu xuất hiện trở lại.

Bên cạnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành 3 lần liên tiếp kể từ đầu năm là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy dòng tiền trở lại với thị trường chứng khoán. Lãi suất tiết kiệm ghi nhận xu hướng giảm đã khiến chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn một cách tương đối. Hơn thế, lượng tiền gửi lãi suất vào cuối năm ngoái sắp đáo hạn được kỳ vọng sẽ hỗ trợ dòng tiền chuyển sang chứng khoán dù con số này có thể không quá lớn.


 
 

Mặc dù lãi suất vay có độ trễ nhất định, nhưng cũng khó tránh khỏi xu hướng giảm trong thời gian tới. Điều này góp phần giảm bớt áp lực chi phí và củng cố nhận định về việc lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết có thể sớm tạo đáy. Mặt khác, lãi margin cũng khó đi ngược xu hướng giảm, từ đó kích thích nhu cầu sử dụng đòn bẩy tài chính của nhà đầu tư. Những yếu tố trên có thể sẽ tiếp tục hỗ trợ dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán cũng như cổ phiếu ngân hàng trong thời gian tới.

Cơ hội nhiều nhưng cũng không ít thách thức

Dù vẫn còn quá sớm để có thể khẳng định về một xu hướng nhưng không thể phủ nhận những tín hiệu tích cực hơn đã dần xuất hiện ở nhóm ngân hàng sau giai đoạn đầu năm đầy khó khăn.

SSI Research cho biết, tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của các ngân hàng trong quý 2 có thể tiếp tục giảm, nhưng có thể hình thành đáy trong nửa đầu năm 2023. Ảnh hưởng của việc tăng lãi suất huy động trong quý 4/2022 đã được phản ánh đầy đủ trong quý đầu năm 2023 và chỉ phản ánh một phần trong quý 2. 

Trái ngược với chính sách tiền tệ của các quốc gia khác trên thế giới, các ngân hàng tại Việt Nam có thể xem xét giảm thêm lãi suất cho vay để kích cầu tín dụng trong quý 2 năm nay. Bộ phận phân tích của SSI giả định NIM năm 2023 sẽ giảm 15 điểm cơ bản so với cùng kỳ xuống mức 3,82%, nhưng cao hơn mức 3,8% của quý 1.


 
 

Tuy nhiên, việc hạ lãi suất này có thể giúp nhu cầu tín dụng phục hồi hay không vẫn là một dấu hỏi. Đặc biệt trong bối cảnh tổng cầu quốc tế và nội địa điều đang rất yếu do tình hình kinh tế không thuận lợi. Trong thời gian tới, nếu nhu cầu tín dụng chưa thể phục hồi, SSI Research dự báo lãi suất huy động sẽ tiếp tục giảm thêm từ 0,5 - 1% từ nay đến cuối năm.

Ngoài ra, công ty chứng khoán này cũng cho rằng nợ xấu có thể đạt đỉnh trong nửa đầu năm 2023, tuy nhiên gánh nặng trích lập dự phòng vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao trong các quý tới của năm. Nguyên nhân bởi các ngân hàng sẽ cân nhắc thận trọng khả năng trả nợ của khách hàng trước khi quyết định cơ cấu lại các khoản vay đó.

Trong khi đó, Chứng khoán VNDirect lại kỳ vọng áp lực trích lập dự phòng và rủi ro nợ xấu của một số ngân hàng như MBB, TCB, VPB,... sẽ được giảm bớt trong thời gian tới, khi dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản được cải thiện phần nào nhờ các chính sách hỗ trợ được ban hàng cũng như một số dự án được tháo gỡ pháp lý.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Hà Nội thêm một cầu vượt sông Hồng chuẩn bị khởi công

"Ông lớn" Hà Lan và Ấn Độ chạy đua đầu tư vào dự án cảng biển lớn nhất miền Trung

Tin mới cập nhật

Bất động sản có lợi suất đầu tư cao nhất giai đoạn vừa qua, thời gian tới liệu còn tiềm năng?

1 ngày trước

Châu Âu ấp ủ xây dựng các trung tâm dữ liệu mới trên quỹ đạo

1 ngày trước

Cải tạo chung cư cũ: Ưu tiên phương án người dân tự thoả thuận với doanh nghiệp

1 ngày trước

Cổ đông cá nhân chính thức không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ tại ngân hàng

1 ngày trước

Nhức nhối doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, có những khoản chây ỳ tới 30 năm

1 ngày trước