Quy trình giải quyết đơn khiếu nại tranh chấp đất đai
Đơn khiếu nại tranh chấp đất đai - một trong những vấn đề phổ biến nhưng cũng không kém phần phức tạp hiện nay. Một số những nội dung cơ bản sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc khiếu nại.
Có thể bạn quan tâm:
Đơn khiếu nại là gì?
Đơn khiếu nại tức là một tờ giấy mà trên đó người khiếu nại cần phải viết để gửi khiếu nại lên Tòa án hoặc một số những đơn vị cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề trước khi xét xử hoặc xử lý bất kỳ một vấn đề nào đó. Đơn khiếu nại thường sẽ thể hiện được ý muốn của người khiếu nại và đồng thời cũng trình bày những nội dung ở bên trong một cách đầy đủ và thật khoa học.
Ngoài ra, những người có thẩm quyền giải quyết và xem xét sẽ dựa vào đơn khiếu nại để có thể xác định được liệu trường hợp này có đủ cơ sở để có thể luận tội cho người bị khiếu nại hay không.
Tranh chấp là gì? Tranh chấp liên quan đến đất đai là một trong những vấn đề phức tạp nhất ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra cũng tương đối phổ biến. Để có thể giải quyết được những vấn đề khiếu nại liên quan đến tranh chấp đất đai thì cần phải xác định được dạng tranh chấp đất đai của đơn khiếu nại được gửi lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Đơn khiếu nại tranh chấp đất đai với nội dung chính là giải quyết các vấn đề có liên quan đến đất đai giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại.
Một số quy định về giải quyết đơn khiếu nại tranh chấp đất đai
Đơn tranh chấp đất đai sẽ có hiệu lực đối với người sử dụng đất và một số những người có quyền lợi cùng với những nghĩa vụ có liên quan đến quyền sử dụng đất. Họ có quyền gửi đơn khiếu nại hoặc khởi kiện về việc quyết định hành chính hoặc những hành vi hành chính liên quan đến quản lý đất đai.
Trình tự và thủ tục giải quyết đơn tranh chấp đất đai sẽ được thực hiện dựa trên những quy định của pháp luật về hình thức tranh chấp và khiếu nại. Trình tự và các thủ tục cần thiết để giải quyết khiếu nại sẽ thực hiện dựa trên những quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề tố tụng hành chính.
Tranh chấp đất đai trong việc ăn ở là những vấn đề về tranh chấp dân sự, ngoài ra còn có một số những đơn khiếu nại tranh chấp đất đai có liên quan như: tranh chấp thừa kế đất đai hay tranh chấp đất kinh tế (liên quan đến các vấn đề kinh doanh mua bán).
Nội dung cần có trong đơn khiếu nại tranh chấp đất đai
Trong đơn khiếu nại về vấn đề tranh chấp đất đai cần phải ghi rõ và đầy đủ những thông tin sau đây:
- Ngày tháng năm làm đơn khiếu nại về tranh chấp đất đai
- Tên của đơn khiếu nại
- Tên của người có thẩm quyền hoặc những đơn vị và cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề
- Thông tin cơ bản của người khiếu nại
- Đối tượng bị khiếu nại. Đối với những quyết định hành chính thì cần ghi rõ cơ quan đã ra quyết định và thời gian ra quyết định.
- Ghi rõ ràng, ngắn gọn nội dung của vụ việc xảy ra.
- Cam kết của người làm đơn khiếu nại.
- Một số những tài liệu và chứng cứ có đi kèm theo liên quan đến vấn đề tranh chấp.
Trên đây đều là những thông tin và nội dung cơ bản mà bạn cần phải có và ghi rõ đầy đủ trong đơn khiếu nại về tranh chấp đất đai.
Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai lần 1
Đầu tiên, người khiếu nại phải nộp đơn lên phía ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Người có thẩm quyền sẽ chịu trách nhiệm thụ lý giải quyết đồng thời thông báo thụ lý vụ việc trong khoảng thời gian là 10 ngày.
Ủy ban nhân dân có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh hoặc bàn giao lại cho những người có trách nhiệm về việc xác minh đơn khiếu nại. Trong quá trình giải quyết vấn đề khiếu nại, người giải quyết vấn đề lần đầu sẽ tổ chức đối thoại. Kết quả của cuộc đối thoại sẽ được sử dụng như một căn cứ để giải quyết cho vấn đề khiếu nại sau này.
Đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Trong thời gian là 3 ngày làm việc, tính từ ngày có quyết định giải quyết vấn đề khiếu nại thì những người giải quyết khiếu nại lần đầu sẽ có trách nhiệm gửi quyết định về việc giải quyết khiếu nại cho những đối tượng sau:
- Người khiếu nại
- Những người có quyền hoặc những nghĩa vụ liên quan
- Các cơ quan, các tổ chức, cá nhân đã chuyển đơn khiếu nại đến các cơ quan thanh tra nhà nước có cùng cấp tương ứng.
Trong những trường hợp, nếu người khiếu nại không đồng ý đối với những quyết định giải quyết vấn đề khiếu nại lần đầu thì có thể gửi đơn khiếu nại tiếp tục vào lần 2 và lần 3. Hoặc họ cũng có thể tiến hành khởi kiện lên Tòa án dựa theo trình tự tố tụng được ban hành.
Có thể bạn quan tâm:
Những vấn đề cơ bản có liên quan đến đơn khiếu nại tranh chấp đất đai đều đã được đề cập ở trên. Tuy nhiên, để có được những hiểu biết cụ thể hơn bạn nên liên hệ đến các vị luật sư hoặc những người có kiến thức chuyên môn về vấn đề tranh chấp đất đai để được tư vấn rõ ràng hơn.