Đơn khiếu nại là gì? Những thông tin cơ bản cần biết khi viết đơn khiếu nại
BÀI LIÊN QUAN
Quy trình giải quyết đơn khiếu nại tranh chấp đất đaiThu hồi và đền bù đất và các vấn đề khiếu nạiGiám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đaiKhái niệm đơn khiếu nại là gì?
Khiếu nại là một trong những quyền của công dân được pháp luật bảo hộ. Khiếu nại yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước khi đã có căn cứ chứng minh những quyết định đó vi phạm pháp luật và vi phạm quyền, lợi ích cá nhân.
Đơn khiếu nại thể hiện mong muốn của người khiếu nại và trình bày nội dung một cách đầy đủ, khoa học, ngoài ra còn có thể xác định xem đơn khiếu nại có đủ cơ sở để buộc tội người bị khiếu hại hay không.
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
Quyền của người khiếu nại
- Người viết đơn có quyền tự mình khiếu nại; nếu người khiếu nại chưa đủ tuổi hay mắc bệnh tật thì có thể ủy quyền cho người đại diện theo pháp luật khiếu nại.
- Quyền nhờ luật sư tư vấn và giúp viết đơn khiếu nại
- Tham gia đối thoại trực tiếp hoặc ủy quyền tham gia đối thoại theo quy định của Luật ủy quyền dân sự.
- Thực hiện các quyền dân sự như đọc, sao chép, chụp ảnh tài liệu, thu thập chứng cứ, lời khai của người làm chứng để làm cơ sở viết đơn khiếu nại, giải quyết khiếu nại, theo yêu cầu.
- Yêu cầu những người đang sử dụng các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại trong thời hạn 07 ngày.
- Được yêu cầu người khiếu nại sử dụng các biện pháp kịp thời để ngăn chặn hậu quả ảnh hưởng đến quyền lợi.
- Nhận quyết định liên quan đến việc thụ lý, giải quyết khiếu nại và có quyền rút đơn khiếu nại.
Nghĩa vụ của người khiếu nại
- Tiến hành đúng các hoạt động khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết.
- Cung cấp cho người giải quyết khiếu nại thông tin, tài liệu chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời khai của mình.
- Chấp hành các quy định của Tòa án và cơ quan có thẩm quyền.
Các nguyên tắc khi khiếu nại
Nguyên tắc: Khách quan - Dân chủ - Công khai - Kịp thời
Các thành phần tham gia khiếu nại: Chủ thể, đối tượng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại
Hai hình thức áp dụng khi khiếu nại
Khiếu nại bằng đơn:
- Cần viết rõ ràng, đầy đủ, cụ thể các thông tin trình bày chi tiết sự việc, lý do, hành vi vi phạm,… để người đọc hiểu rõ nội dung.
Khiếu nại trực tiếp
- Gặp trực tiếp tại Cơ quan giải quyết khiếu nại để khiếu nại. Đơn vị có thẩm quyền cần yêu cầu người khiếu nại ghi rõ và làm theo những nội dung được chỉ định.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Người có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại có quyền áp dụng các biện pháp giải quyết lần đầu với cơ quan ra quyết định hoặc cơ quan trực tiếp bị khiếu nại.
- Nếu các bên giải quyết khiếu nại lần đầu không đồng ý với quyết định của cơ quan vừa giải quyết thì có quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền cấp trên hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân.
Các nội dung khi viết đơn khiếu nại
Cách thức nộp đơn
Nộp đơn qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Nội dung đơn khiếu nại
Yêu cầu người viết đơn trình bày một cách rõ ràng, cụ thể các thông tin như:
- Ngày, tháng, năm viết đơn
- Tên đơn vị cơ quan tổ chức nhận đơn;
- Họ, tên đầy đủ và địa chỉ của người viết đơn khiếu nại
- Họ tên địa chỉ người bị khiếu nại
- Họ và tên của cơ quan, đơn vị xét xử và có quyền và nghĩa vụ giải quyết đơn khiếu nại
- Kể tóm tắt vụ việc khiếu nại
- Quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm
- Yêu cầu và các cam kết của người viết đơn khiếu nại
Trong đó, Trình bày nội dung đơn đầy đủ và yêu cầu của người khiếu nại. Ngoài ra, cần có những chứng cứ kết hợp với các tư liệu, văn bản liên quan để lấy làm chứng cứ chứng minh việc khiếu nại của người viết đơn là hoàn toàn chính xác và được chấp thuận. Cuối đơn khiếu nại là phần ký và ghi rõ họ tên của người khiếu nại.
Thời hạn giải quyết đơn khiếu nại
Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, đơn vị được yêu cầu có thẩm quyền giải quyết phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết thời gian và nội dung được chấp nhận.
Đối với những vụ việc phức tạp hơn có thể giải quyết trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đơn giải quyết. Nếu vụ án phức tạp thì không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa, thời gian giải quyết không quá 70 ngày.
Trình tự nộp đơn
- Xác định thủ tục cần thiết khi khiếu nại; đối tượng khiếu nại
- Xác định đúng cơ quan giải quyết vụ việc.
- Viết đơn khiếu nại và hồ sơ khiếu nại theo mẫu và theo yêu cầu
- Nộp đơn khiếu nại
- Hoàn tất những thủ tục khiếu nại và gửi cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
- Chờ đơn khiếu nại được xử lý và áp dụng thực hiện.
Những trường hợp không được thụ lý giải quyết đơn khiếu nại
- Những quyết định hành vi hành chính thực hiện trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước khi giải quyết nhiệm vụ hoặc công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính theo hình thức mệnh lệnh từ cấp trên; quyết định chứa đựng các quy phạm pháp luật được áp dụng theo trình tự và thủ tục ban hành; quyết định thuộc phạm vi nhà nước trong việc bảo mật về an ninh quân sự quốc phòng và đất nước.
- Không được giải quyết những trường hợp bị khiếu nại mà không làm ảnh hưởng hay không liên quan trực tiếp đến quyền lợi, của cá nhân người khiếu nại;
- Những đối tượng bị mất năng lực dân sự, năng lực hành vi và không có người bảo hộ hay người đại diện hợp pháp;
- Người đại diện cho cá nhân, đơn vị đứng đầu thực hiện khiếu nại không có đủ năng lực hay tư cách
- Trường hợp không ký tên đầy đủ hay chữ ký và những yêu cầu như điểm chỉ dấu vân tay của người viết đơn khiếu nại thì cũng không đủ thẩm quyền để xử lý.
- Trong thời hạn nhất định, người khiếu nại không có lý do chính đáng cũng không được áp dụng.
- Những đơn khiếu nại lần hai;
- Sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục đưa đơn khiếu nại
- Những sự kiện, vụ việc đã được khiếu nại hoặc được Tòa án thụ lý, ngoại trừ những quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án
Những trường hợp vi phạm
+ Vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật về khiếu nại sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Những trường hợp cần phải thực hiện các biện pháp bồi thường theo quy định của pháp luật, nhất là khi cố ý khiếu nại sai sự thật, lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người không liên quan bằng các biện pháp cưỡng bức, xúi giục, ... tụ tập đông người gây rối; kích động, biểu tình đông người, truyền bá tư tưởng, quan điểm sai trái về Nhà nước. Nếu xúc phạm tổ chức phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và quy định của nhà nước
+ Xử lý mọi vi phạm theo pháp luật và các quy định của nhà nước.
Lời kết
Chúng ta cần hiểu và nắm rõ được đơn khiếu nại là gì? để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Đồng thời trước khi muốn khiếu nại một ai đó cần tìm hiểu các kiến thức để viết đơn theo đúng trình tự và yêu cầu.