Doanh thu tháng 9 của Sao Ta giảm sút do áp lực lạm phát đè nặng
BÀI LIÊN QUAN
Chủ tịch Thực phẩm Sao Ta: Cứu cánh từ thị trường Nhật Bản khi bán hàng ở EU hoà vốn, ở Mỹ không thể cạnh tranhViệt Nam có tỷ lệ nuôi tôm thành công thấp: Nhiều doanh nghiệp gặp khó nhưng Sao Ta vẫn khẳng định có lờiDoanh thu 8 tháng đầu năm của Sao Ta là 162 triệu USDMới đây, CTCP Thực phẩm Sao Ta (Mã chứng khoán: FMC) đã công bố doanh số tiêu thụ chung trong 9 tháng đầu năm là 181,7 triệu USD (tương đương khoảng 4.253 tỷ đồng). So với cùng kỳ năm trước, con số này đã ghi nhận mức tăng 17,5%, đồng thời hoàn thành được 79% kế hoạch năm đề ra.
Cụ thể, sau 9 tháng đầu năm, tôm thành phẩm chế biến bằng 98,5% so với cùng kỳ năm trước và đạt 16.068 tấn. Trong khi đó, tôm thành phẩm tiêu thụ so với cùng kỳ năm trước đã tăng 7,8% và đạt 14.543 tấn. Nông sản thành phẩm tăng 96% so với cùng kỳ và đạt 1.642 tấn; nông sản tiêu thụ là 1.450 tấn, ghi nhận mức tăng 17,5% so cùng kỳ năm trước.
Như vậy, chỉ tính riêng trong tháng 9 năm doanh, doanh số tiêu thụ của Sao Ta là 19,8 triệu USD, so với tháng 8 đã thấp hơn 2,1 triệu USD. Thế nhưng, Sao Ta cho biết công ty vẫn có lãi tốt nhờ sử dụng tôm tự nuôi cho chế biến và có giá thành rẻ. Theo như dự báo của Sao Ta, sức tiêu thụ từ nay cho đến cuối năm sẽ không cao do ảnh hưởng của lạm phát trên toàn cầu. Chính vì thế, doanh số tiêu thụ sẽ không tăng mạnh trong khoảng thời gian này, thế nhưng Sao Ta vẫn có thể đảm bảo hoàn thành được kế hoạch năm, về chỉ tiêu doanh số và cả lợi nhuận.
Đối với vấn đề nuôi tôm, Sao Ta cho biết công ty đang tiến hành thu tỉa cũng như thu hoạch phục vụ chế biến. Tôm chế biến dù không bằng mùa thuận nhưng vẫn tốt hơn so với mặt bằng chung và có lãi. Hiện tại, Sao Ta đang tiến hành khu mới với diện tích 203 ha và có thể thả nuôi trong quý 2 năm tới. Còn về xây dựng, doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực hoàn tất nhà máy mới. Tuy nhiên, tiến độ bị chậm vì bên cung cấp thiết bị, máy móc nước ngoài giao chậm do thiếu vật tư sản xuất trong khi khâu vận chuyển bị chậm trễ. Tuy nhiên, Sao Ta khẳng định, việc này không gây áp lực với doanh nghiệp bởi sản lượng nguyên liệu hiện tại chỉ ở mức vừa phải.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), việc xuất khẩu tôm trong tháng 9 là gần 350 triệu USD, tăng 13% và là mức tăng thấp nhất trong số các sản phẩm chính. Cũng theo VASEP, việc thiếu tôm nguyên liệu trong khi nhu cầu ở những thị trường đang chững lại vì lạm phát đã khiến xuất khẩu tôm giảm khi so với tháng trước.
Bán hàng ở EU hoà vốn trong khi ở Mỹ không thể cạnh tranh
Sao Ta công bố doanh số tiêu thụ chung trong 8 tháng đầu năm là 161,9 triệu USD, tương đương khoảng 3.805 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng gần 22% và tương ứng với 70,4% kế hoạch của cả năm. Như vậy, chỉ tính riêng trong tháng 8 năm nay, doanh số tiêu thụ của Sao Ta là 21,9 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước đã cao gần gấp đôi. Điều đáng nói, kết quả của tháng 8 cũng chính là thành quả cao thứ ba kể từ đầu năm cho đến nay của Sao Ta, chỉ xếp sau tháng 1 và tháng 5.
Tuy nhiên, sau đợt tăng trưởng nóng của nửa đầu năm nay, việc tiêu thụ tôm đang có xu hướng chững lại. Trong 8 tháng đầu năm, Sao Ta ghi nhận 14.563 tấn sản lượng tôm thành phẩm chế biến, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 5,4%. Trong khi đó, sản lượng tôm thành phẩm tiêu thụ đã tăng 13,4% so với cùng kỳ, đạt 13.253 tấn. Nếu chỉ tính riêng trong tháng 8, sản lượng tôm chế biến đã giảm 21% so với tháng 7 và đạt 1.674 tấn.
Đáng chú ý, hoạt động tiêu thụ ở những thị trường lớn của Sao Ta, đặc biệt là EU, Mỹ và Nhật đang gặp khó khăn vì tình trạng lạm phát tăng cao, đồng ngoại tệ mất giá trong khi chi phí bán hàng ngày càng cao. Liên quan đến vấn đề này, ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT của Sao Ta cho biết, tỷ giá đồng Yên/VND đã giảm 16% trong khi đồng EUR/VND cũng đã giảm tới 12%. Vì thế, việc bán hàng sang những thị trường này đều gặp bất lợi vì đồng tiền mất giá.
Trong khi đó, tình hình kinh tế tại EU đang khó khăn, trong khi tôm chế biến lại là mặt hàng cao cấp, giá bán cao nên sức tiêu thụ đã bị ảnh hưởng khá nhiều. Còn đối với thị trường Mỹ, đồng tỷ giá USD/VND đã tăng 2%. Xét về lý thuyết, việc xuất khẩu sang thị trường này dù có lợi thế nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại do cước tàu đã tăng cao gấp nhiều lần so với thời điểm trước khi dịch bệnh xảy ra. Trong khi đó, những đối thủ lớn như Ấn Độ và Ecuador lại có nhiều lợi thế hơn, cước tàu ở vị trí gần hơn lại vừa có tôm giá rẻ.
Cụ thể, ông Lực cho biết: “Từ năm ngoái cho đến năm năm nay, Ecuador đã liên tục tăng sản lượng nuôi tôm, điều này khiến cho giá bán sang Mỹ ngày càng giảm. Tôm Việt Nam không thể nào cạnh tranh tại phân khúc tôm thô hoặc chế biến với mức độ trung bình, giá rẻ mà chủ yếu tấn công thị trường tôm chế biến chất lượng cao”.
Mới đây, trang Undercurrent News cũng đã dẫn số liệu của cơ quan thủy hải sản Ecuador (CNA) cho thấy, lượng tôm xuất khẩu trong tháng 7 là 103.305 tấn, so với tháng 6 đã tăng 8%, đồng thời là tháng thứ 3 liên tiếp nước này đã phá vỡ được những kỷ lục cũ. Được biết, Ecuador vẫn tiếp tục tăng cường xuất khẩu sang Mỹ bởi đây là thị trường tiêu thụ lớn thứ hai của nước này. So với cùng kỳ năm trước, lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ đã tăng tới 19% lên mức 19.000 tấn.
Năm 2021, sản lượng tôm của nước này đã vượt 1 triệu tấn, dự báo sẽ tăng lên đến 2,5 triệu tấn trong năm 2025. Con số này gần như ngang ngửa với con số 2,8 triệu tấn - nhu cầu nhập khẩu tôm của toàn thế giới thời điểm hiện tại.