meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chủ tịch Thực phẩm Sao Ta: Cứu cánh từ thị trường Nhật Bản khi bán hàng ở EU hoà vốn, ở Mỹ không thể cạnh tranh

Thứ ba, 13/09/2022-14:09
Có thể thấy, ở thị trường EU, cước tàu tăng giá lên trên trời còn chi phí đầu vào sản xuất ghi nhận đều tăng cao trong khi tiêu thụ giảm bởi vì suy thoái kinh tế nên Sao Ta bán hàng gần như hòa vốn. Trong khi đó, việc bán hàng ở Mỹ cũng chẳng thể nào cạnh tranh được bởi vì chi phí cao và đối thủ bán hàng với giá quá rẻ.

Bán hàng ở thị trường EU hòa vốn còn tại Mỹ không thể cạnh tranh được 

Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC) mới đây đã công bố doanh số tiêu thụ chung trong 8 tháng đầu năm đạt mức 161,9 triệu USD (tương đương khoảng 3.805 tỷ đồng), so với cùng kỳ năm ngoái tăng gần 22% và tương ứng với 70,4% kế hoạch của cả năm. 

Như thế, tính riêng trong tháng 8, doanh số tiêu thụ của Sao Ta đạt mức 21,9 triệu USD, so với tháng 8 năm ngoái tăng gần gấp đôi. Kết quả của tháng 8 cũng chính là thành quả cao thứ ba kể từ đầu năm 2022 đến hiện tại của doanh nghiệp này và chỉ xếp sau tháng 1 và tháng 5. Dù vậy thì việc tiêu thụ tôm đang có xu hướng chững lại sau đợt tăng trưởng nóng trong 6 tháng đầu năm 2022. Và trong 8 tháng đầu năm 2022, sản lượng tôm thành phẩm chế biến của Sao Ta đạt mức 14.563 tấn, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 5,4%. Còn đối với tôm thành phẩm tiêu thụ ghi nhận 13.253 tấn, tăng 13,4%. Mặc dù vậy, nếu như tính riêng trong tháng 8 thì sản lượng tôm chế biến chỉ đạt mức 1.674 tấn, so với tháng 7 giảm 21%.


Chủ tịch HĐQT của Sao Ta - ông Hồ Quốc Lực
Chủ tịch HĐQT của Sao Ta - ông Hồ Quốc Lực

Có thể thấy, hoạt động tiêu thụ tại các thị trường lớn của Sao Ta và đặc biệt là EU, Nhật, Mỹ cũng đang gặp khó khăn lớn bởi vì lạm phát tăng cao và đồng tiền ngoại tệ mất giá trong khi chi phí bán hàng là quá lớn. 

Chủ tịch HĐQT của Sao Ta - ông Hồ Quốc Lực cho biết, tỷ giá đồng Yên/VNĐ giảm 16% trong khi đó đồng EUR/VND cũng giảm đến 12%. Chính vì thế mà việc bán hàng sang các thị trường này đều ghi nhận sự bất lợi bởi vì tiền mất giá. 

Ông Lực cho hay: “Riêng ở thị trường EU, cước tàu tăng lên giá “trên trời”, chi phí đầu vào sản xuất thì đều tăng cao trong khi tiêu thụ giảm vì suy thoái kinh tế nên chúng tôi bán hàng gần như hoà vốn”. 

Bên cạnh đó, vị này cũng nói thêm về tình hình kinh tế tại Châu Âu khó khăn trong khi đó tôm chế biến lại là mặt hàng cao cấp và có giá bán cao nên sức tiêu thụ ảnh hưởng lớn. 

Ông Lực nhấn mạnh, dù sao thì hợp đồng bán hàng cũng đã ký và khách hàng Châu Âu trước nay vẫn giữ cam kết khá tốt và chỉ có điều là giao hàng hơi chậm. Hiện tại thì công ty vẫn đang cố gắng duy trì tại thị trường này bằng cách nhắm đến hệ thống phân phối cao cấp để có thể đánh vào đối tượng khách hàng có mức thu nhập cao bởi sản phẩm sản xuất sang thị trường này có giá trị gia tăng cao ví dụ như tôm luộc, tôm bao bột”. 

Còn đối với thị trường Mỹ thì đồng tỷ giá USD/VND cũng tăng 2%.  Về lý thuyết thì xuất khẩu sang thị trường này có lợi thế nhưng trên thực tế lại hoàn toàn ngược lại bởi giá tàu cao cấp gấp nhiều lần so với thời điểm trước dịch bệnh. Trong khi đó thì các đối thủ lớn như Ecuador và Ấn Độ vừa có lợi thế về cước tàu vì ở vị trí gần lại vừa có tôm giá rẻ. 

Ông Lực cho hay, từ năm ngoái đến hiện tại, Ecuador cũng liên tục tăng lượng nuôi tôm khiến cho giá bán sang thị trường Mỹ càng giảm thêm. Tôm Việt Nam không thể cạnh tranh ở phân khúc tôm thô hoặc chế biến chất lượng cao.

Mới đây, trang Undercurrent News đã dẫn số liệu của cơ quan thủy hải sản Ecuador (CNA) cho thấy, lượng tôm xuất khẩu trong tháng 7 ghi nhận 103.305 tấn trong tháng 7, so với tháng 6 tăng 8% và là tháng thứ 3 liên tiếp đổ xô các kỷ lục cũ. 

Cũng theo đó, Ecuador vẫn tiếp tục tăng cường xuất khẩu sang Mỹ - đây chính là thị trường tiêu thụ lớn thứ hai của quốc gia này. Lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ so với cùng kỳ năm 2021 lên 19.000 tấn. Trong năm 2021, sản lượng tôm của nước này vượt 1 triệu tấn và được dự báo đến năm 2025 sẽ tăng lên đến 2,5 triệu tấn. Con số này cũng đã gần bằng nhu cầu nhập khẩu tôm trên thế giới hiện tại là 2,8 triệu tấn. 


Doanh số của Sao Ta trong 8 tháng đầu năm 2022
Doanh số của Sao Ta trong 8 tháng đầu năm 2022

Thị trường Nhật Bản là cứu cánh tốt nhất của Sao Ta

Hiện nay với việc tiêu thụ tôm ở các thị trường lớn gặp khó khăn thì Nhật Bản chính là thị trường cứu cánh đối với Sao Ta. Bởi vì cả tôm của  Ecuador và Ấn Độ không có lợi thế bởi thị trường này ưa chuộng tiêu thụ những sản phẩm chế biến sâu và rất tỉ mỉ. 

Ông Lực nói rằng, dù cho giá tỷ Yên/VNĐ giảm 16% nhưng tính ra việc bán hàng tại Nhật Bản có lợi thế hơn bởi giá cước tàu rẻ chỉ ở mức 4.000 - 5.000 USD/container. Điều này cũng đã bù đắp được phần nào việc đồng Yên Nhật má giá. Bên cạnh đó, Sao Ta cũng có lợi thế về sản phẩm chế biến tỉ mỉ. Chính vì thế mà Nhật Bản đã chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất trong số các thị trường của Sao Ta trong 2 năm nay. 

Mặc dù vậy thì Nhật Bản cũng không nằm ngoài xu hướng suy giảm tiêu thụ do kinh tế khó khăn. Chính vì thế mà Sao Ta đang phải giảm giá bán khoảng 2& để có thể duy trì được thị trường này. 

Ông Lực nói thêm: “Chúng tôi có cơ sở để giảm giá bán vì năm nay nuôi tôm được mùa, nhờ đó giá thành sản xuất cũng bớt đi một chút”. 

Thành viên HĐQT của Sao Ta - ông Nguyễn Văn Khải chia sẻ tại buổi gặp mặt các nhà đầu tư diễn ra vào đầu tháng 9 như sau, các hoạt động nuôi tôm vẫn đang có lời bởi doanh nghiệp đã hợp tác với C.P Việt Nam trong mảng giống đồng thời làm chủ về quy trình và công nghệ nuôi. Đó cũng là lý do vì sao mà các doanh nghiệp liên tục mở rộng vùng nuôi từ 300ha lên 500ha. 

Ông Khải nói rằng: “Với riêng Sao Ta, cả mảng nuôi tôm cũng như chế biến đều hiệu quả và mảng này không phải gồng gánh cho mảng kia Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng mảng nuôi cho Sao Ta cơ hội bán hàng và lợi thế cạnh tranh”. 


Sản lượng tôm chế biến của Sao Ta trong 8 tháng đầu năm 2022
Sản lượng tôm chế biến của Sao Ta trong 8 tháng đầu năm 2022

Có thể thấy, hoạt động thả tôm nuôi vụ hai Sao Ta đã hoàn tất khoảng 380 ao. Hiện, giá tôm thương phẩm lại khá cao bởi vì sức cung vừa phải. Theo Sao Ta, tình hình hình này sẽ hỗ trợ làm giảm chi phí giá thành sản phẩm tôm tiêu thụ, hiệu quả hoạt động quý IV sẽ tốt lên. 

Hiện nay, Sao Ta cũng đang hoàn tất việc chuyển giao tài sản ở cơ sở nuôi 203ha vừa chuyển nhượng vốn và kiểm soát hoạt động. Song song với đó, Sao Ta cũng sẽ tiến hành quy hoạch hệ thống ao nuôi và tiến hành thi công những hạng mục thực tế cho phép để hoàn tất việc tổ chức sản xuất trước tháng 5/2023 và sẽ tiến hành thả nuôi vụ đầu tiên, khả năng sẽ thả nuôi trên toàn bộ trại với khoảng 240 ao nuôi mới hoàn toàn. 

Còn về lĩnh vực xây dựng, công ty cũng đang nỗ lực trong việc hoàn tất nhà máy mới. Và việc xây dựng có chút chậm trễ là do bên cung ứng thiết bị và máy móc nước ngoài chậm hơn trong khâu vận chuyển. Mặc dù vậy thì việc này không gây áp lực bởi vì hiện nay sản lượng nguyên liệu chỉ ở mức vừa phải.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Tin mới cập nhật

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

17 giờ trước

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

17 giờ trước

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

23 giờ trước

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

23 giờ trước

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

23 giờ trước