meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh thu tăng nhưng vẫn lỗ, Shopee hiện tại đang làm ăn ra sao?

Thứ hai, 01/08/2022-23:08
Thời gian qua, cổ phiếu công ty mẹ của Shopee là Sea Group lao dốc mạnh. Hồi tháng 10 năm ngoái, vốn hóa của Sea Group là hơn 200 tỷ USD nhưng hiện tại chỉ còn 46,7 tỷ USD. Điều đáng nói, mảng kinh doanh chủ lực của Sea chính là thương mại điện tử, đến từ Shopee.

Giữa tháng 6 năm nay, một số nguồn tin đã tiết lộ rằng, Shopee đang tiến hành một đợt sa thải nhân sự với số lượng lớn chưa từng có. Được biết, đợt cắt giảm nhân sự lần này sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến nhân viên của Shopee Food và Shopee Pay tại một số thị trường. Theo như email của CEO Chris Feng, Shopee đã sa thải nhân viên thuộc bộ phận thanh toán, giao đồ ăn nhanh và đội ngũ tại Argentina, Chile và Mexico. Cụ thể, CNBC dẫn email của ông Feng cho biết: "Do tình trạng bấp bênh của nền kinh tế, chúng tôi tin rằng cần thận trọng khi đưa ra những điều chỉnh khó khăn nhưng cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tập trung vào các nguồn lực của chúng tôi".

Đáng chú ý, trước đó không lâu sàn thương mại điện tử thuộc Sea Group cũng đã tuyên bố chính thức rút lui khỏi thị trường Ấn Độ và Pháp chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động. Động thái cắt giảm nhân sự với số lượng lớn của Shopee trong bối cảnh cổ phiếu công ty mẹ của Shopee là Sea Group lao dốc mạnh. Hồi tháng 10 năm ngoái, vốn hóa của Sea Group là hơn 200 tỷ USD nhưng hiện tại chỉ còn 46,7 tỷ USD. Điều đáng nói, mảng kinh doanh chủ lực của Sea chính là thương mại điện tử, đến từ Shopee.


Đáng chú ý, trước đó không lâu sàn thương mại điện tử thuộc Sea Group cũng đã tuyên bố chính thức rút lui khỏi thị trường Ấn Độ và Pháp chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động
Đáng chú ý, trước đó không lâu sàn thương mại điện tử thuộc Sea Group cũng đã tuyên bố chính thức rút lui khỏi thị trường Ấn Độ và Pháp chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động

Vì thế, không ít người thắc mắc rằng, Shopee thực tế đang làm ăn ra sao, ở cả thị trường chung trên thế giới và thị trường Việt Nam?

Doanh thu tăng mạnh nhưng vẫn thua lỗ liên tiếp

Tháng 6/2015, Shopee chính thức xuất hiện tại thị trường Đông Nam Á. Một tháng sau đó, sàn thương mại điện tử này cũng ra mắt tại Đài Loan, Trung Quốc. Cuối năm 2019, Shopee tiến công cả thị trường Brazil, đến năm 2021 thì tổng tấn công sang hàng loạt thị trường mới tại khu vực Mỹ Latinh như Mexico, Chile và Colombia và một số nước châu  u như Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha. Cũng trong khoảng thời gian này, Shopee cũng xuất hiện tại Ấn Độ.

Dù "sinh sau đẻ muộn" so với các ứng dụng các nền tảng thương mại điện tử địa phương như Tokopedia và Bukalapak (Indonesia) hay Lazada – công ty được “chống lưng” bởi Alibaba, thế nhưng không gì có thể cản được việc Shopee từng bước chiếm dụng vị trí số 1 Đông Nam Á. Trong những năm đầu mới ra mắt, chiến lược của sàn thương mại điện tử này là chú trọng, đẩy mạnh những chương trình ưu đãi, bao gồm: Miễn phí vận chuyển, flash sale (bán hàng chớp nhoáng), tặng phiếu giảm giá cho cả người mua và người bán… Chính vì thế, Shopee nhanh chóng thu hút được nhiều người dùng. Đồng thời, ngay từ đầu Shopee đã tập trung vào chiến lược “mobile first” (ưu tiên hàng đầu cho thiết bị di động) nhờ nắm được nhu cầu sử dụng điện thoại di động ngày càng cao của người tiêu dùng.

Theo như báo cáo của iPrice về Top 10 nền tảng thương mại điện tử có lượt truy cập website cao nhất Đông Nam Á năm 2020, Shopee đã bỏ xa tất cả những cái tên còn lại. Năm 2021, doanh thu của Sea Group là gần 10 tỷ USD, so với năm trước đã cao gấp hơn 2 lần. Tuy nhiên, doanh thu của Shopee đã chiếm tới một nửa là 5,1 tỷ USD, so với năm 2020 đã tăng hơn 136%. 


Theo như báo cáo của iPrice về Top 10 nền tảng thương mại điện tử có lượt truy cập website cao nhất Đông Nam Á năm 2020, Shopee đã bỏ xa tất cả những cái tên còn lại
Theo như báo cáo của iPrice về Top 10 nền tảng thương mại điện tử có lượt truy cập website cao nhất Đông Nam Á năm 2020, Shopee đã bỏ xa tất cả những cái tên còn lại

Những năm gần đây, Sea Group liên tục thua lỗ dù doanh thu vẫn tăng mạnh qua từng năm. Cụ thể, tập đoàn này năm 2021 ghi nhận mức lỗ ròng hơn 2 tỷ USD, tăng so với mức 1,6 tỷ USD của năm 2020. Theo như báo cáo tài chính của Sea, khoản lỗ ròng năm trước là do tập đoàn đầu tư cho việc mở rộng các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là mảng thương mại điện tử và dịch vụ tài chính kỹ thuật số. Đến tháng 3 năm nay, Shopee cũng phải ngậm ngùi rời châu  u dù trước đó từng đặt khá nhiều tham vọng tại thị trường này. Cuối tháng, Sea lại tiếp tục đóng cửa mảng kinh doanh của Shopee tại Ấn Độ, chỉ sau vài tuần kể từ khi quốc gia tỷ dân cấm Free Fire - game di động phổ biến nhất của Sea, với lý do lo ngại về vấn đề bảo mật.

Trong năm nay, Sea Group kỳ vọng doanh số mảng thương mại điện tử sẽ tăng lên mức 8,9-9,1 tỷ USD, trong khi năm trước là 5,1 tỷ USD. Không lâu sau đó, Sea đã nhanh chóng hạ kỳ vọng xuống còn 8,5-9,1 tỷ USD. Quý đầu năm nay, doanh thu từ mảng thương mại điện tử của Sea là 1,5 tỷ USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, khoản lỗ từ hoạt động của Shopee đã tăng 77% so với cùng kỳ, lên 810,6 triệu USD.

Shopee tại Việt Nam làm ăn thế nào?

Ngày 8/8/2016, Shopee chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam sau một quá trình hoạt động thử nghiệm. Ban đầu, công ty áp dụng mô hình C2C Marketplace, tức là đảm nhiệm vị trí trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Sau đó, Shopee Việt Nam tiếp tục mở rộng sang mảng B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Thời điểm hiện tại, nền tảng này đã tiến hành tính phí đối với những người bán hàng.

Theo thống kê của iPrice trong quý IV/2021, Shopee với 89 triệu lượt truy cập web mỗi tháng tiếp tục là nền tảng thương mại điện tử dẫn đầu tại Việt Nam. Thậm chí, lượng truy cập của Tiki, Lazada và Sendo cộng lại chưa bằng một nửa lượng truy cập của Shopee. Thương hiệu này còn chiếm ưu thế trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube hay Instagram. Tuy nhiên, cũng giống như tình trạng của công ty mẹ là Sea, dù doanh thu tăng mạnh qua các năm nhưng Shopee Việt Nam vẫn chưa hề có lãi. 


Dù doanh thu tăng mạnh qua các năm nhưng Shopee Việt Nam vẫn chưa hề có lãi
Dù doanh thu tăng mạnh qua các năm nhưng Shopee Việt Nam vẫn chưa hề có lãi

Cụ thể, năm 2019 Shopee lỗ hơn 2.411 tỷ đồng, đến năm 2020 là gần 1.610 tỷ đồng và năm 2021 là 772 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2021, lỗ lũy kế của doanh nghiệp này đã lên tới 7.500 tỷ đồng. Tính đến hết năm trước, vốn chủ sở hữu của Shopee đã âm 2.235 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng của công ty cũng ngày càng gia tăng. Năm 2020, con số này của Shopee Việt Nam gấp 1,6 lần lợi nhuận gộp; năm 2019 thì gấp tận 5 lần. Điều này càng cho thấy, thương mại điện tử chính là cuộc đua “đốt tiền” không hồi hết.

Hầu hết các trang thương mại điện tử tại Việt Nam đều có chung tình trạng thua lỗ. ông Nguyễn Ngọc Điệp – nhà sáng lập trang thương mại điện tử Vật giá, hiện là CEO VNP Group chia sẻ với Forbes Việt Nam rằng, thị trường nước ta cần ít nhất 5 năm nữa để các nền tảng thương mại điện tử có thể kiếm ra tiền. Đó là khi thu nhập trung bình đầu người vượt ngưỡng 5.000 USD, thu nhập tăng lên cũng sẽ kéo theo giá trị thời gian tăng theo. Còn nếu thu nhập thấp, người dùng lúc nào cũng phải tính toán kỹ càng, dành thời gian để săn “sale” thì thị trường có bùng nổ đến mấy cũng không ăn thua. 

Theo như báo cáo e-Conomy SEA 2021 do Temasek (quỹ đầu tư của chính phủ Singapore), Google và công ty tư vấn quản lý Bain & Company công bố, năm 2021 thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 13 tỷ USD. Đến năm 2025, con số này ước tính tăng lên 39 tỷ USD. Đồng thời, Việt Nam cũng được dự đoán sẽ trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ hai Đông Nam Á chỉ sau Indonesia.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

6 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

6 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

6 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

6 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước