Hệ lụy đợt sa thải nhân sự ồ ạt của Shopee: ShopeeFood bị tụt lại phía sau, chuyên gia cảnh báo khó đạt tăng trưởng doanh thu trong vài năm tới
BÀI LIÊN QUAN
Apple đối mặt với vụ kiện “cố tình” làm chậm iPhone, nguy cơ thiệt hại gần 1 tỷ USDFPT duy trì đà tăng trưởng trong 5 tháng đầu năm, doanh thu đạt 7.006 tỷ đồngDoanh thu tháng 5 của Dệt may Thành Công chủ yếu đến từ sản phẩm may, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trướcTheo Vietnambiz, mới đây, Shopee cho biết rằng đang thực hiện "điều chỉnh" định biên nhân sự. Động thái này ảnh hưởng tới đội ngũ của Shopee ở Đông Nam Á, châu Âu và Mỹ Latinh, nguồn tin thân cận với vấn đề với với Tech in Asia.
Trong một thông điệp gửi tới nhân sự, CEO Shopee - ông Chris Feng nói rằng, thay đổi nhân sự của Shopee sẽ ảnh hưởng tới một số nhân sự làm việc tại ShopeeFood và ShopeePay tại khu vực Đông Nam Á, bên cạnh đó là một số nhân sự mảng thương mại điện tử ở Mexico, Chile và Argentina.
Điều gì đang thực sự diễn ra đằng sau quyết định của Sea?
ShopeePay và ShopeeFood: Hoạt động thiếu hiệu quả?
Khi ShopeePay cho ra mắt lần đầu ở Indonesia vào năm 2020, ví điện tử này đã âm thầm tích lũy thị phần cho đến khi đe dọa được cả vị trí của Ovo và GoPay để trở thành ví điện tử dẫn đầu cho tới cuối năm 2020 với tỷ trọng 32% giá trị xử lý giao dịch. Điều này cũng diễn ra ở Malaysia, nơi ShopeePay nằm trong số 4 ví điện tử dẫn đầu thị phần, theo Tech in Asia.
Dù vậy, đợt cắt giảm nhân sự không đại biểu phản ánh cho hiệu quả hoạt động của ShopeePay. Thay vào đó, ShopeeFood dường như đang có nhiều vấn đề hơn.
Theo báo cáo của Momentum Works, ShopeeFood đang tụt lại phía sau so với các đối thủ cạnh tranh như GrabFood hay GoFood ở Indonesia với chỉ 8% thị phần trong năm 2021. Ở Malaysia và Thái Lan, ShopeeFood chỉ có trên dưới khoảng 3% thị phần.
Việt Nam là điểm sáng hiếm hoi của ShopeeFood. Thực tế, hành trình của ShopeeFood đã bắt đầu tại Việt Nam từ năm 2017 khi Sea thâu tóm một công ty địa phương có tên là Foody.
ShopeeFood được nhìn nhận là một dự án thành công và hiệu quả tại Việt Nam đến mức Shopee muốn nhân rộng thành công này sang các thị trường khác. Momentum Works ước tính rằng, ShopeeFood đang nắm khoảng 41% thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam, cùng xếp vị trí dẫn đầu với GrabFood.
Mặc dù thành công ở Việt Nam nhưng ShopeeFood vẫn cắt giảm nhân sự tại thị trường này, trong khi đó cho tới thời điểm hiện tại, ShopeeFood lại không giảm nhân sự tại Indonesia, theo Tech in Asia.
Mặc dù vậy, ShopeeFood cắt giảm nhân sự cũng có thể chỉ đơn thuần là một động thái cắt giảm chi phí, tối ưu hiệu quả hoạt động. Một nguồn tin cho rằng Shopee đang tự động hóa một số quy trình khi các nhà bán hàng đăng ký ShopeePay và ShopeeFood. Bằng cách này, ShopeeFood có thể muốn cắt giảm nhân sự để tăng hiệu quả.
Hồi chuông cảnh báo?
Cho đến thời điểm hiện tại, nhân sự ở mảng thương mại điện tử lõi của Shopee dường như không bị ảnh hưởng. Cần lưu ý rằng Chris Feng, CEO Shopee không phải là người trực tiếp lãnh đạo ShopeePay và ShopeeFood.
Dù thế, ông Jianggan Li, CEO Momentum Works vẫn lưu ý rằng, Shopee còn tồn tại nhiều điểm thiếu hiệu quả sau giai đoạn tập trung vào tăng quy mô.
"Shopee chiến thắng đối thủ không phải vì nó có sản phẩm tốt hơn mà vì nó có đường hướng lãnh đạo nhất quán và rõ ràng. Đồng thời, Shopee là một tổ chức khuyến khích giao tiếp, quyết định nhanh và thực thi tốt", ông Jianggan Li nói.
Đợt sa thải nhân sự sẽ không làm Sea mất đi danh hiệu công ty công nghệ có tầm ảnh hưởng nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, nó mang đến tác động tiêu cực tầm cỡ toàn ngành. Đồng thời, ông Li cho rằng, đợt sa thải mang đến "các dấu hiệu tiêu cực đối với truyền thông và các nhân viên hiện tại/tương lai của Shopee nếu không được xử lý khéo léo".
Bên cạnh đợt sa thải, liệu còn mối lo lắng nào lớn hơn cho Shopee?
Garena, "chú bò tiền mặt" (cash now) cho các mảng kinh doanh khác của Sea, đang trải qua giai đoạn tăng trưởng chậm lại. Kết quả kinh doanh quý IV năm 2021 cho thấy có sụt giảm về doanh thu và lượng người dùng trả phí mặc dù Garena vẫn đang có lãi.
Tiền mặt và tương đương tiền mặt của Sea giảm từ 11,8 tỷ USD trong tháng 9 năm 2021 xuống còn 7,7 tỷ USD vào tháng 3 năm 2022.
Trong một báo cáo, nhà phân tích Oshadhi Kumarasiri nhận định rằng, Shopee có một mô hình kinh doanh "có lỗ hổng cơ bản". Xu hướng lãi gộp trên mỗi đơn hàng giảm có thể cho thấy Shopee đang quay trở lại mức lỗ gộp như trước khi đại dịch bùng phát. Nhà phân tích này cũng cho rằng Sea sẽ khó đạt được mức tăng trưởng doanh thu trong vài năm tới.
Thế nhưng, Shopee cũng có một số điểm sáng. Ví dụ, Brazil, thị trường có tiềm năng tăng trưởng lớn mà Shopee đang đầu tư mạnh và không bị ảnh hưởng bởi đợt sa thải nhân sự, khác với một số thị trường Mỹ Latinh khác.
Trong khi đó, Sea Money, mảng dịch vụ tài chính của Sea cho thấy, tiềm năng tăng trưởng và biên lợi nhuận tích cực. Mặc dù EBITDA (thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao) của Sea Money vẫn âm nhưng chiến lược ngân hàng số tại nhiều thị trường của Sea có thể sẽ sớm thay đổi điều này.