Doanh thu "gã khổng lồ" Nike giảm xuống 12,2 tỷ USD do vấn nạn hàng tồn kho
BÀI LIÊN QUAN
Tìm hiểu công nghệ air max, công nghệ độc quyền của hãng giày đình đám NIKEGiày Louis Vuitton x Nike Air Force 1 của Virgil Abloh có đáng giá 350.000 USD?Cuộc chiến không hồi kết giữa Nike và Adidas: Mạnh tay chi tiền marketing có thắng được sự đột phá?Theo VnEconomy, công ty có trụ sở tại Beaverton, Oregon đã có lúc được hưởng lợi do giá sản phẩm tăng mạnh hơn trong thời kỳ đại dịch và khiến hàng dự trữ của họ giảm đi nhưng báo cáo lợi nhuận lại giảm đi trong quý tài chính thứ tư của hãng. Trong quý kết thúc vào ngày 31/5, Nike đã báo cáo lợi nhuận đạt tới 1,4 tỷ USD, giảm đi 5% so với cùng kỳ năm trước.
"Đây là thời điểm mà những thương hiệu mạnh trở nên mạnh mẽ hơn và điều đó chưa bao giờ rõ ràng hơn hiện nay", Giám đốc điều hành Nike John Donahue đã nói với nhiều nhà đầu tư vào hôm thứ Hai, 28/6.
Nike cho biết rằng: "Khi nhìn về tương lai, chúng tôi vẫn tự tin vào chiến lược dài hạn của mình". Nike cho biết doanh thu giảm 1% xuống 12,2 tỷ USD trong quý 4 do hàng tồn kho chất đống, doanh số bán hàng chậm lại ở Trung Quốc và sự gián đoạn chuỗi cung ứng đang diễn ra, đánh dấu lần đầu tiên doanh số hàng quý của công ty giảm sút đi từ quý đầu tiên của năm 2020.
Mức tăng ở châu Âu, châu Phi và Đông Âu đã bù đắp đi cho sự suy giảm doanh số bán hàng tại Trung Quốc đại lục, vốn đã giảm 19% trong quý 4 và Bắc Mỹ, nơi doanh số bán hàng giảm đi 5%. Chi phí gia tăng và nhu cầu không đồng đều đã tác động tới quý 4 của công ty.
Thu nhập ròng giảm 5% xuống mức 1,4 tỷ USD, trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp bị ảnh hưởng do chi phí vận chuyển hàng hoá cao hơn và hàng tồn kho dư thừa. Mặc dù doanh số bán hàng sụt giảm mạnh, Nike vẫn đánh bại kỳ vọng của nhiều nhà phân tích là 12,07 tỷ USD, với cổ phiếu tăng 1% trong giao dịch sau giờ làm việc.
Trong cả năm nay, doanh thu đã tăng 5%, lên mức 46,7 tỷ đô la. Nhìn chung, doanh số bán hàng trực tiếp của Nike đã tăng lên khi thương hiệu chuyển trọng tâm sang những ứng dụng, trang web và cửa hàng bán lẻ của riêng mình, bù đắp đi cho sự sụt giảm bán buôn. Doanh số bán hàng của Nike Direct tăng 14% vào năm 2022.
Matthew Friend, Giám đốc Tài chính của Nike cho biết rẳng công ty đang theo dõi hành vi của người tiêu dùng về "những tác động của lạm phát cao" và áp dụng "một cách tiếp cận vô cùng thận trọng" đối với Trung Quốc đại lục do những chính sách hạn chế Covid-19 của đất nước này.
Giám đốc Matthew Friend cũng dự báo rằng lực cản từ đồng USD mạnh ở thị trường nước ngoài, cũng như tác động liên tục từ chi phí vận chuyển hàng hoá cao và đầu tư vào chuỗi cung ứng.
Được biết, doanh số bán hàng tại Trung Quốc chậm lại bắt nguồn từ sự sụt giảm 8% của quý trước trong khu vực. Hàng tồn kho chậm trễ và liên tục đóng cửa cửa hàng - ngay cả khi những hạn chế của Covid đã bắt đầu được dỡ bỏ dần góp phần làm cho nhu cầu chậm hơn. Nike cho biết rằng họ sẽ xây dựng thêm những ứng dụng mới dành riêng cho thị trường Trung Quốc, bao gồm những dịch vụ bản địa hoá, để có thể thúc đẩy doanh số bán hàng.
Mặc dù vậy, triển vọng của Nike tại đất nước tỷ dân vẫn còn là một ẩn số ngay cả khi những lệnh cấm Covid-19 dần được dỡ bỏ đi tại một số thành phố lớn.
Nguyên do là vì hiện nay người dân Trung Quốc đã cắt giảm đi chi tiêu và có xu hướng ủng hộ những thương hiệu nội địa như Li Ning và Anta. Bên cạnh đó, nhiều nhà bán lẻ thời trang tại Trung Quốc cũng đang mắc kẹt với những núi hàng tồn kho. Trong đợt mở cửa gần đây, một lượng lớn hàng hoá đã được chuyển từ kho tới những kệ hàng.
Tỷ suất lợi nhuận gộp của Nike sẽ phải chịu áp lực cao trong năm nay do chi phí vận chuyển và sản phẩm tăng. Song song với việc chính sách giảm giá sâu để thanh lý được hàng tồn kho, sản phẩm theo mùa tới muộn (do nguồn cung khó khăn) cũng đã góp phần gây ra áp lực lên ngân sách của công ty này.
Trong cuối tháng 5, hàng tồn kho của công ty đã tăng 23% lên mức 8,4 tỷ USD. Được biết, nhiều sản phẩm vẫn đang trong quá trình vận chuyển khó khăn vì nguồn cung bị gián đoạn. Nike cũng đã dự báo doanh thu năm tài chính 2023 sẽ tăng trong phạm vi tỷ lệ phần trăm thấp trên cơ sở trung lập về tiền tệ.
Công ty cho biết rằng sẽ tập trung vào tương lai khi những thách thức toàn cầu vẫn còn tồn tại, ông Donahoe nói với những nhà đầu tư, thương hiệu đang nhắm tới "tương lai của thể thao và văn hoá" bằng việc tham gia vào metaverse.
Thương hiệu này đã phát hành được đôi giày thể thao kỹ thuật số đầu tiên của mình mang tên Rtfkt vào quý IV. Giám đốc điều hành Donahoe nói với Vogue Business vào tháng 5 rằng đây là nỗ lực nhằm thu hút đối tượng khách hàng thế hệ Alpha, trong việc kết hợp thế giới ảo và thực, đồng thời tham gia vào những nền tảng như Roblox.