Doanh nhân thả 1,58 triệu tấn đá xuống biển, thu về 7,7 triệu USD/năm: Có công mài sắt có ngày nên kim
BÀI LIÊN QUAN
Người đàn ông với cách làm giàu "nuôi cá không cần thay nước, trồng rau không cần bón phân", mỗi năm dắt túi 130 tỷ đồngCặp đôi triệu phú tuổi 20 tiết lộ bí quyết làm giàu "kỳ quặc" nhưng hiệu quả: Tiêu bao nhiêu tiền, đầu tư lại bấy nhiêuNhà đầu tư kỳ cựu chia sẻ kinh nghiệm làm giàu từ BĐS: Chỉ có phân lô bán nền mới nhanh có vốnTheo Nhịp sống kinh tế, những người dân quanh vùng biển này hộ nào cũng mưu sinh bằng nghề nuôi hải sản. Vào năm 2007, có một doanh nhân giàu có tại thành phố Tề Tề, Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long đã bỏ ra hơn 15 triệu USD tiền mặt để mua số lượng lớn đã để ném xuống vùng biển này. Cho đến thời điểm sau đó 5 năm, vị doanh nhân giàu có này mới đạt được mục tiêu "ngồi không đếm tiền". Được biết, mỗi lần trục vớt đá thì có thể bán được hàng chục triệu NDT. Cũng chính vì thế mà vùng biển này đã được mệnh danh là ngân hàng dưới đáy biển. Vậy, nguyên nhân khiến cho vị doanh nhân giàu có này là gì? Tại sao họ lại phải bỏ ra hơn 15 triệu USD để mua đá và đế chế kinh doanh đằng sau nó hoạt động như thế nào?
Người được mệnh danh là "phú nhị đại" phất lên từ lĩnh vực bất động sản
Doanh nhân giàu có này có tên là Lý Bá Lâm - ông là một phú nhị đại, lại là con một nên được gia đình cưng chiều từ nhỏ. Cha của Lý Bá Lâm là một doanh nhân có tiếng tại địa phương. Tuy nhiên thì ông lại không vì điều kiện sống sung túc mà dựa dẫm vào gia đình. Ngược lại thì anh mẹ đã giáo dục ông rất tốt. Được biết, sau khi Lý Bá lâm tốt nghiệp, mặc dù sau lưng là khối tài sản hơn 100 triệu USD của gia đình nhưng ông lại không lựa chọn ngồi tận hưởng mà đã chọn đến Tần Hoàng Đảo kinh doanh bất động sản cùng với bạn bè. Việc đầu tư đã rất thành công, chỉ trong thời gian 2 - 3 năm ông đã kiếm được khoản tiền 3 triệu USD.
Hành trình từ chàng trai thu gom rác trở thành tỷ phú của giám đốc điều hành YTO Express: Cú "lội ngược dòng" làm nên thành công khiến nhiều người ngưỡng mộ
Được biết, chàng trai này từ hai bàn tay trắng, ăn mặc rách rưới, chạy từng bữa ăn đã quyết tâm đổi đời và tạo dựng nên sự nghiệp riêng trở thành tỷ phú nhờ vào trí thông minh của mình.Chân dung người điều hành đế chế nước tương trị giá 160 tỷ NDT, một đêm tạo ra 34 tỷ phú: Trung thành là "liều thuốc" cho thành công
Ít ai biết được rằng ông chủ của một xí nghiệp nước tương nhỏ cho đến một công xưởng giàu có , tạo ra 3 tỷ phú từng bị mọi người chỉ trích vì quá trung thành với một dòng sản phẩm, quyết không đổi mới. Và sau khi đã thành công thì ai ai cũng nể phục.Lúc này, Lý Bá Lâm mới 27 tuổi, ở thời điểm đó bất động sản chính là hướng phát triển rất tốt. Lý Bá Lâm đã nghĩ sau khi kiếm được món hời đầu tiên thì sẽ tiếp tục đầu tư vào con đường này. Tuy nhiên, sau một lần nói chuyện với cha mình thì chặng đường khởi nghiệp của Lý Bá Lâm lại được rẽ sang một hướng khác.
Khi cha của ông là Lý Chí Cương còn trẻ, ông từ hai bàn tay trắng đã gây dựng nên khối tài sản hơn 100 triệu USD. Ông còn phải trải qua những áp lực công việc nên cơ thể đã yếu dần đi. Sau này khi Lý Chí Cương nghe theo lời tư vấn của bác sĩ đã chọn bỏ hết mọi gánh nặng trên vai đến Tần Hoàng Đảo sinh sống cùng với con trai của mình để bảo vệ sức khỏe.
Lựa chọn bỏ tất cả để nuôi trồng thủy sản.
Trong những ngày tháng ở đây, Lý Bá lâm mỗi ngày đều rất bận rộn với công việc kinh doanh của bản thân. Cha của anh ngày đầu tiên đã thuê thuyền ra biển đánh cá và đã bội thu, bắt được rất nhiều hải sản. Đến ngày thứ hai thì thuyền trưởng đã từ chối cho thuê thuyền, thậm chí Lý Chí Cường còn trả cao hơn nhưng thuyền trưởng không đồng ý. Khi hỏi ra mới biết, trước đây tại khu vực này là bãi đá ngầm nên rất nhiều cá, cua và hải sâm, chúng không cần người nuôi cũng có thể phát triển và sinh trưởng rất tốt. Sau khi trở về nhà, trong khi cùng với con trai trò chuyện thì ông đã đề cập đến vấn đề này. Lý Bá Lâm nghe cha nói rằng có thể nuôi hải sâm thì cực kỳ hứng thú. Chàng trai này từ lâu đã nghe nói ở vùng biển nào đó, có người nuôi hải sâm kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng anh lại không ngờ rằng ở Tần Hoàng Đảo cũng có chỗ nuôi hải sâm. Hai cha con đã bàn bạc kỹ lưỡng xong thì đã quyết định thuê bờ biển để nuôi hải sâm. Và sau khi đã lên kế hoạch chi tiết, bước đầu tiên phải làm chính là thuê biển, trùng hợp thay thì Quận Phúc Ninh đã bắt đầu cho thuê quyền sử dụng biển. Tỉnh Hà Bắc cũng chưa từng cho thuê biển như vậy bao giờ. Như người xưa vẫn thường nói rằng "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" - họ không ngờ lại có thể gặp được cơ hội hiếm có này. Còn Lý Bá Lâm lại cảm thấy đó thực sự là ông trời đã giúp đỡ mình.
Con đường đi đến thành công thực sự không hề dễ dàng
Vào năm 2006, Lý Bá Lâm đã mua quyền sử dụng khu vực biển này trong thời gian 30 năm với giá cao hơn 1 triệu USD. Vùng biển này cách bờ biển 9 hải lý, mức nước sâu trung bình là 15 mét. Đối với những người có kinh nghiệm nuôi hải sản thì vùng biển này khá xa và không phải là thuận lợi để có thể nuôi được hải sản. Trong khi mọi người vẫn đang còn đồn đoán thì Lý Bá Lâm đã bắt đầu vận chuyển số lượng lớn đá và thả xuống biển. Thì ra, ông đã quyết định nuôi loài hải sâm. Loại hải sản này cần dựa vào đá ngầm để sinh sống và phát triển mà vùng biển này lại không có đá ngầm. Chính vì thế, Lý Bá Lâm cần mua rất nhiều đá đổ xuống biển. Nếu như không có đá ngầm thì ông sẽ lấp đá để tạo ra môi trường phát triển tốt nhất cho hải sâm. Tại một vùng biển rộng lớn như thế, việc lấp đá là không hề dễ dàng, môi trường sống của những con hải sâm không chỉ cần đá mà quan trọng là khoảng trống giữa các tảng đá, người ta gọi đó là khối rỗng. Vì thế, khi ném đá xuống biển phải chất đá thành khối rỗng thì mới có thể đảm bảo được sản lượng của hải sâm. Và để tìm được cách thả khối lượng đá khổng lồ xuống biển đúng với yêu cầu thì Lý Bá Lâm đã phải từ bỏ sự nghiệp bất động sản của mình để tập trung nghiên cứu trong thời gian dài. Để tìm hiểu về cách thả đá, Lý Bá Lâm đã liên hệ với một xí nghiệp chăn nuôi ở Sơn Đông và tìm thấy được một chiếc tàu sắt được thiết kế đặc biệt chuyên dùng để thả đá. Theo đó, chỉ cần gạt công tắc ở tấm đáy tài là có thể nhanh chóng lật khoang chứa, thả đá xuống biển trong nháy mắt. Chính điều này đã làm tăng khả năng đá sẽ chồng lên nhau và tạo thành khối ở dưới đáy biển.
Lúc này, Lý Bá Lâm đã quyết định đóng một con tàu sắt đồng thời cũng liên hệ với kỹ sư của nhà máy Đèo Sơn Hải tại Hà Bắc để thiết kế thân tàu sắt theo yêu cầu mà anh đặt ra. Cuối cùng thì Lý Bá Lâm đã bỏ ra hơn 4 triệu USD để tạo ra hai chiếc máy thả đá chuyên nghiệp. Và khi máy đã sẵn sàng thì anh bắt đầu mua một lượng đá lớn, lúc đó một tấn đá sẽ có giá là 9 USD, bọn họ cũng tính toán đại khái số vốn cần cho việc thả đá là khoảng 15 triệu USD. Mặc dù số vốn ban đầu lớn nhưng nếu đúng như kế hoạch thì chỉ sau thời gian 5 năm, thậm chí là 1 năm cũng có thể hoàn được lại vốn.
Vào tháng 4/2008, công việc thả đá đã chính thức được bắt đầu, Lý Bá Lâm lúc này đã bố trí tàu thả gần 50 tấn đã xuống đáy biển. Ngay sau đó anh đã thu mua 10.000 con hải sâm giống và thuê hàng chục thợ lặn để đặt chúng nhưng một tai nạn đã xảy ra. Các thợ lặn lúc này báo dưới đáy biển không có đá và không có chỗ để đặt hải sâm giống. Khi mọi người đang lúng túng thì Lý Bá Lâm đã tập trung vào nghiên cứu và biết được rằng, dù con tàu sắt có thể thả đá một cách nhanh chóng nhưng không thể nào tránh khỏi được dòng chảy và gió sẽ làm cho những viên đá bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Sau khi tiêu tốn rất nhiều nhân lực thì Lý Bá Lâm mới xác định được vị trí của số đá thả xuống. Dự án này cũng đã tiêu tốn toàn bộ số tiền tiết kiệm của ông, ngoài ra thì ông cũng đã phải đi vay một khoảng không nhỏ để tiếp tục đầu tư.
Không chấp nhận đầu hàng trước số phận, Lý Bá Lâm đã quyết "chơi" đến cùng và kết quả không
Vào năm 2010, Lý Bá Lâm lúc này muốn xem những con hải sâm làm anh nuôi sinh trưởng như thế nào nên đã yêu cầu các thợ lặn mang theo máy ảnh để chụp và quay lại những thước phim dưới đáy biển. Điều đáng mừng chính là những con hải sâm của ông đang phát triển rất tốt tại các khe đá được hình thành bởi số đá trước đó đổ xuống. Sau khi xem được đoạn video, Lý Bá Lâm đã quyết định trục vớt hải sâm để kiểm tra chất lượng. Kết quả chỉ sau một ngày, có khoảng 400kg hải sâm đã được thu hoạch. Theo lời của các chuyên gia thẩm định cho biết, chất lượng của những con hải sâm là rất tuyệt vời. Bên cạnh đó, các đại lý cũng đánh giá cao hải sâm của Lý Bá lâm, lần thu hoạch đầu tiên được 50.000 con hải sâm, doanh thu mang lại là gần 1 triệu USD.
Vốn dĩ hải sâm có doanh thu tốt như vậy chủ yếu là do hải sâm không chỉ có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của con người mà còn có tác dụng làm đẹp da. Chỉ sau 5 năm nuôi, Lý Bá Lâm đã đầu tư 1,58 triệu tấn đã vào vùng biển này, sản lượng hải sâm thu về là 300.000 kg/năm, riêng doanh thu của hải dâm đã lên đến 7,8 triệu USD.
Bên cạnh đó, những viên đá do Lý Bá Lâm thả xuống còn cải thiện được môi trường sinh thái dưới đáy biển. Theo đó, sinh vật dưới đáy biển ngày càng nhiều, bên cạnh hải sâm còn có tôm cá và nhiều loại hải sản khác. Lý Bá Lâm đã trở thành một vua hải sâm thực thụ, số vốn mà anh bỏ ra cũng đã được hoàn lại. Giờ đây, vùng biển này đã thực sự trở thành ngân hàng dưới đáy biển. Nguyên nhân khiến cho Lý Bá Lâm có thể thành công không phải là ở kinh nghiệm nuôi hải sâm mà đó chính là tích lũy kinh nghiệm từ việc đầu tư bất động sản, niềm đam mê cũng như có cái nhìn độc đáo, sự kiên trì và bền bỉ. Vậy nên, trên con đường khởi nghiệp của mình bạn phải có được dũng khí để có thể đối mặt với khó khăn, chỉ cần đủ kiên trì thì bạn sẽ luôn tìm thấy được hy vọng.