meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nhân Dương Công Minh: Từ “linh hồn” của Him Lam đến “ghế nóng” Chủ tịch Sacombank

Thứ năm, 05/05/2022-10:05
Trước khi trở thành Chủ tịch của Sacombank, tên tuổi của ông Dương Công Minh từng gắn liền với Công ty cổ phần Him Lam (HIMLAM) và LienVietPostBank.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức hồi tháng 7/2017, ông Dương Công Minh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Him Lam đã trúng cử vào HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB) và được bầu làm Chủ tịch ngân hàng này.

Không bao lâu sau, Sacombank đã có thông báo về việc thay đổi thông tin về Chủ tịch Dương Công Minh. Theo đó, ông Minh chính thức từ chức Chủ tịch HĐQT tại 4 công ty gồm Him Lam, Dụng cụ Thể thao Bảo Long, Phát triển Xín Mần, Chứng khoán Liên Việt và chỉ giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT duy nhất tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Việc ông Dương Công Minh rút khỏi ghế Chủ tịch HĐQT của các công ty khác để có thể đáp ứng được Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng. Cụ thể, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch, thành viên HĐQT hoặc Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.


Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức hồi tháng 7/2017, ông Dương Công Minh đã trúng cử vào HĐQT Ngân hàng Sacombank và được bầu làm Chủ tịch ngân hàng này
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức hồi tháng 7/2017, ông Dương Công Minh đã trúng cử vào HĐQT Ngân hàng Sacombank và được bầu làm Chủ tịch ngân hàng này

Những điều ít người biết về Chủ tịch Dương Công Minh - nhà lãnh đạo tài năng của Sacombank

Ông Dương Công Minh sinh ngày 10/05/1961 tại Quế Võ, Bắc Ninh. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Kinh tế của Đại học Kinh tế Quốc dân (1984). Từ ngày 30/6/2017, ông Dương Công Minh được bổ nhiệm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Sacombank. 

Quá trình công tác của ông Dương Công Minh:

Từ năm 1979 đến năm 1984: Ông Dương Công Minh là sinh viên chuyên ngành Vật giá, Đại học Kinh tế Kế hoạch – nay là Đại học Kinh tế Quốc dân;

Từ năm 1985 đến năm 1988: Ông Minh là Sĩ quan thuộc Công ty Xuất nhập khẩu, Bộ Quốc phòng;

Từ năm 1989 đến năm 1994: Doanh nhân 6x là cán bộ Công ty Xuất nhập khẩu Cà phê, Liên hiệp các xí nghiệp cà phê, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm;


Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Kinh tế của Đại học Kinh tế Quốc dân (1984)
Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Kinh tế của Đại học Kinh tế Quốc dân (1984)

Từ năm 1994 đến năm 1997: Ông Minh là Giám đốc - Xí nghiệp Xây dựng, Công ty Thanh Bình, Bộ Quốc phòng;

Từ năm 1997 đến tháng 6/2017: Ông Minh lả Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam;

Từ năm 2008 đến tháng 6/2017: Ông Minh là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt;

Từ năm 2006 đến tháng 6/2017: Ông đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT CTCP Dụng cụ Thể Thao Bảo Long;

Từ năm 2010 đến tháng 6/2017: Ông Minh là Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Xín Mần;

Từ ngày 30/6/2017 đến nay: Ông Dương Công Minh được bổ nhiệm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Sacombank. 

Nhà sáng lập, Chủ tịch Him Lam và LienVietPostBank

Năm 1994, ông Minh tiếp tục khởi nghiệp với việc thành lập Công ty Him Lam. Đây là một trong những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên kinh doanh bất động sản tại TP.HCM. Với những người đã cộng tác cùng Chủ tịch Him Lam đã lâu, may mắn không phải là thứ duy nhất tạo nên thành công của Dương Công Minh. Nó còn xuất phát từ một tầm nhìn chiến lược của vị doanh nhân này, thể hiện ngay từ cách đặt tên.

Trước đây, những người sáng lập Him Lam không thể ngờ sẽ có một ngày cái tên này vươn ra tầm thế giới. Họ chọn Kim Lam bởi đây là địa danh gắn với chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.  Bên cạnh đó, đây còn là một cái tên không dấu, dễ đọc, sau này công ty đầu tư các dự án ở nước ngoài hay các dự án dành cho người nước ngoài thì cũng dễ đọc hơn. 

Theo Chủ tịch Dương Công Minh, mong muốn ban đầu của Him Lam là tạo ra những khu đô thị, tiểu thành phố như Vingroup. Dần dần, công ty trở thành một "ông lớn" trong lĩnh vực địa ốc với hơn 30 đơn vị thành viên và công ty liên kết hoạt động trên nhiều lĩnh vực tập trung tại Hà Nội, TP.HCM cùng một số địa phương khác.


Năm 1994, ông Minh tiếp tục khởi nghiệp với việc thành lập Công ty Him Lam
Năm 1994, ông Minh tiếp tục khởi nghiệp với việc thành lập Công ty Him Lam

Dù đi lên từ bất động sản nhưng tham vọng của Him Lam không dừng lại ở lĩnh vực này. Với định hướng trở thành một doanh nghiệp kinh tế đa ngành, Him Lam quyết định lấn sân sang mảng tài chính bằng việc tham gia thành lập Ngân hàng TMCP Liên Việt (LietVietBank) năm 2008. Trước khi gia nhập ngân hàng Sacombank, ông Dương Công Minh đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT ngân hàng Liên Việt giai đoạn 2008-2017.

Được thành lập với vốn điều lệ 3.300 tỷ đồng ban đầu, đến năm 2011 LienVietBank được Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam tham gia góp vốn bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện và cả tiền mặt và nâng vốn lên hơn 6.000 tỷ đồng. Cũng từ đây, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank).

LienVietPostBank là mô hình ngân hàng - bưu điện đầu tiên được thành lập ở Việt Nam, thừa hưởng hơn 10.000 điểm giao dịch ở khắp các tỉnh thành trên khắp cả nước của đối tác VPSC. Tại LienVietPostBank, Him Lam là cổ đông sáng lập, đồng thời là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu xấp xỉ 15%. Tuy nhiên, đến đầu tháng 6/2017, ông Dương Công Minh quyết định từ nhiệm chức danh Chủ tịch, Thành viên HĐQT LienVietPostBank để tham gia tái cơ cấu Sacombank. 

Ngày 23/6/2017, Công ty Him Lam đã thoái thành công toàn bộ 96,77 triệu cổ phiếu LVP tại LienVietPostBank. Theo đó, Him Lam không còn nắm giữ cổ phiếu nào tại LPB và cũng không còn là cổ đông lớn nữa. Với việc thoái vốn thành công khỏi LienVietPostBank, ông Minh tránh được tình trạng sở hữu chéo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời mở rộng đường để tham gia quá trình tái cơ cấu của Sacombank.

Năm 2021 của Sacombank dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Dương Công Minh

Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Dương Công Minh, tính đến cuối năm 2021 tổng tài sản của Sacombank đạt hơn 521.000 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, huy động vốn của ngân hàng cũng tăng 4% lên trên 464.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm mạnh còn 1,47%, số dự phòng tăng gần 24% lên hơn 16.130 tỷ đồng.

Năm 2021, lợi nhuận trước thuế của Sacombank là 4.400 tỷ đồng, tăng 31,8% so với năm trước. Đặc biệt, các chỉ số sinh lời của ngân hàng tiếp tục được cải thiện. Cụ thể, ROA bình quân 0,67% và ROE 10,79%; lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng 30,6% lên mức 1.630 đồng. Tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng đạt hơn 34.600 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các tỷ lệ bảo đảm an toàn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Cũng trong năm này, tình hình xử lý và thu hồi nợ xấu của Sacombank đạt nhiều kết quả tích cực. Ngân hàng đã thu hồi cũng như xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng đạt 14.087 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng đã thu hồi 11.759 tỷ đồng các khoản thuộc đề án, vượt chỉ tiêu cổ đông giao là 10.000 tỷ đồng. Kể từ khi thực hiện đề án, mức thu hồi lũy kế của Sacombank đạt 58.306 tỷ đồng, tương đương 67,9% so với kế hoạch tổng thể đến năm 2025, vượt 7,9% so với tiến độ. Đáng chú ý, ngân hàng đã trích lập 8.260 tỷ đồng dự phòng rủi ro, nâng tổng số dự phòng lũy ​​kế lên 20.287 tỷ đồng. Ngân hàng cũng hoàn tất việc thanh lý hơn 81,5 triệu cổ phiếu quỹ, mang về khoản thặng dư 1.684 tỷ đồng. 


Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Dương Công Minh, tính đến cuối năm 2021 tổng tài sản của Sacombank đạt hơn 521.000 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ
Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Dương Công Minh, tính đến cuối năm 2021 tổng tài sản của Sacombank đạt hơn 521.000 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ

Vượt qua những khó khăn do tác động của dịch bệnh, Sacombank năm 2021 đã tập trung phát huy tối đa các nguồn lực về nguồn vốn cũng như con người, công nghệ và mạng lưới, mang tới hiệu quả tối đa trong kinh doanh và quản trị điều hành. Sacombank vẫn tiếp tục phát triển ổn định, bền vững nhờ áp dụng các giải pháp linh hoạt cùng mô hình kinh doanh hiện đại, nâng cao chuẩn mực hoạt động phù hợp với thông lệ quốc tế, gia tăng lợi thế cạnh tranh và giá trị thương hiệu.

Sang đến năm 2022, Sacombank đặt mục tiêu sẽ tăng tổng tài sản lên trên 573.000 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2021. Bên cạnh đó, ngân hàng còn đề ra mục tiêu huy động vốn tăng 10%, dư nợ tín dụng tăng 12% và lợi nhuận trước thuế tăng 20% lên mức 5,280 tỷ đồng, duy trì kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Với những thành tích ấn tượng, ngày 25/11/2021 vừa qua, tại lễ công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500) năm 2021 do Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo điện tử Vietnamnet tổ chức, Sacombank là đã xuất sắc lọt Top 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam. Nhờ kết quả hoạt động kinh doanh nổi bật cùng tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận tốt, đây là năm thứ 5 liên tiếp Sacombank lọt BXH này.

Mới đây nhất, vào ngày 23/04/2022, trong khuôn khổ Lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2022, Sacombank tiếp tục được xướng danh với công nghệ Tap to Phone - Công nghệ thanh toán thẻ không tiếp xúc qua thiết bị di động. Cụ thể, Tap to Phone được bình chọn là Sản Phẩm Xuất Sắc của ngành phần mềm trong lĩnh vực Ngân hàng số.

Trước đó, Sacombank cũng vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cả trong và ngoài nước như: Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2021 - Top 10 ngành Ngân hàng và Dịch vụ tài chính, Top 10 Ngân hàng TMCP Việt Nam uy tín năm 2021, Top 25 Thương hiệu tài chính dẫn đầu Việt Nam năm 2021, Top 50 Công ty đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2021, Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất năm 2021, Ngân hàng cung cấp giao dịch tài chính tốt nhất Việt Nam năm 2021, Ngân hàng tốt nhất dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam năm 2021, Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân tốt nhất năm 2021, Ngân hàng có công nghệ và vận hành tốt nhất Việt Nam năm 2021…

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

4 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

4 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

4 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

4 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước