meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nhân Cao Hữu Hiếu: Hành trình hơn 2 thập kỷ gắn bó, từ chuyên viên trở thành Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex)

Thứ hai, 04/07/2022-09:07
Doanh nhân Cao Hữu Hiếu đã có hơn 20 năm gắn bó với Vinatex, từ vị trí chuyên viên nho nhỏ đến phó trưởng ban, giám đốc điều hành. Từ ngày 1/1/2020, ông Hiếu đảm nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc và hiện tại, ông đang là Tổng giám đốc Vinatex.

Sáng 4/10/2021 tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex - Mã: VGT) đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Cao Hữu Hiếu, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn giữ chức vụ Tổng Giám đốc Vinatex nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Cũng trong buổi công bố này, Chủ tịch HĐQT Vinatex đã gửi lời chúc mừng tới tân Tổng Giám đốc Cao Hữu Hiếu. Đồng thời, với việc đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm cho đồng chí Tổng giám đốc trong việc điều hành Tập đoàn, ông Lê Tiến Trường đã nêu rõ những khó khăn và thách thức đối với tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2021 khi dịch bệnh Covid-19 tiếp tục bùng phát và diễn biến phức tạp. Chính vì thế, nhiệm vụ trọng tâm để Cơ quan điều hành và cá nhân đồng chí Tổng giám đốc trong thời gian tới là tập trung xây dựng kế hoạch, kịch bản cho hoạt động sản xuất năm 2022 nói riêng và những năm tiếp theo nói chung.

Đặc biệt, Chủ tịch Lê Tiến Trường nhấn mạnh: “Tôi đề nghị đồng chí Tổng giám đốc bắt tay ngay vào công việc điều hành, thấm nhuần và phát huy thật tốt truyền thống đoàn kết, tương trợ, trên dưới một lòng của Vinatex. Với phương châm: “Chủ động- sáng tạo/Khoa học- nhân văn/Minh bạch- Công khai/Quyết liệt- Cầu thị”.

Từ chuyên viên trở thành Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Được biết, ông Cao Hữu Hiếu đã có hơn 20 năm gắn bó cùng với Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Vị doanh nhân này gia nhập Vinatex với vị trí chuyên viên nho nhỏ. Tuy nhiên, với tài năng và sự nỗ lực không ngừng, ông Cao Hữu Hiếu đã trải qua nhiều vị trí chủ chốt, từ phó trưởng ban đến giám đốc điều hành, Phó tổng giám đốc và hiện tại là Tổng giám đốc Vinatex. 


Với tài năng và sự nỗ lực không ngừng, ông Cao Hữu Hiếu đã trải qua nhiều vị trí chủ chốt, từ phó trưởng ban đến giám đốc điều hành, Phó tổng giám đốc và hiện tại là Tổng giám đốc Vinatex
Với tài năng và sự nỗ lực không ngừng, ông Cao Hữu Hiếu đã trải qua nhiều vị trí chủ chốt, từ phó trưởng ban đến giám đốc điều hành, Phó tổng giám đốc và hiện tại là Tổng giám đốc Vinatex

Trong buổi đảm nhiệm cương vị mới, ông Cao Hữu Hiếu đã gửi tới thông điệp tới Cơ quan điều hành, các Ban chức năng, đội ngũ cán bộ nhân viên và người lao động của Tập đoàn, đó là không ngừng nỗ lực, phấn đấu vì sự phát triển chung của Vinatex. “Vì sự phát triển của Tập đoàn, tôi thực sự mong muốn đội ngũ lãnh đạo, CBNV, đặc biệt là các bạn trẻ hãy nỗ lực không ngừng, lấy công việc, lấy Tập đoàn Dệt May Việt Nam làm niềm tin để phấn đấu. Chắc chắc các bạn cũng sẽ có cơ hội như cá nhân tôi ngày hôm nay trong tương lai gần. Với quan điểm của Cơ quan điều hành, chúng tôi sẽ ưu tiên và dành rất nhiều cơ hội cho các bạn, đặc biệt là các bạn trẻ, có đam mê và tâm huyết vì một Vinatex phát triển lớn mạnh, phồn thịnh trong tương lai”, ông Cao Hữu Hiếu nhấn mạnh.

Đồng thời, ông Cao Hữu Hiếu cũng đã có những chỉ đạo đầu tiên với cán bộ nhân viên của 2 văn phòng Tập đoàn tại Hà Nội và TP.HCM. Theo Tổng giám đốc Vinatex, năm 2022 là một năm khó dự đoán của tình hình kinh tế khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến khá phức tạp. Chính vì thế, công tác dự báo cũng như hướng dẫn các đơn vị trong việc xây dựng kế hoạch, kịch bản năm 2022 sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đối với các Ban chức năng của Tập đoàn.

Bên cạnh đó, năm 2022 cũng chính là thời điểm tập trung để thực hiện công tác chuyển đổi số. Trước mắt, Tập đoàn sẽ ưu tiên thực hiện tại khối văn phòng ở các Ban Đầu tư và Phát triển, Ban Tài chính Kế toán, Ban Quản lý Nguồn nhân lực. Do đó, Tổng giám đốc Cao Hữu Hiếu đề nghị lãnh đạo và chuyên viên các Ban cần phải thật sự cởi mở, sáng tạo trong công việc, đoàn kết cùng nhau xây dựng, định dạng lại chức năng nhiệm vụ của các Ban, để từng bước chuyển đổi, hướng tới sự thành công trong chuyển đổi số của toàn Tập đoàn.


Ông Cao Hữu Hiếu đã có hơn 20 năm gắn bó cùng với Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Ông Cao Hữu Hiếu đã có hơn 20 năm gắn bó cùng với Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Vinatex dưới sự dẫn dắt của Tổng giám đốc Cao Hữu Hiếu

Theo Thanh Niên, dưới sự dẫn dắt của Tổng giám đốc Cao Hữu Hiếu, năm 2021 tưởng chừng là năm “tuyệt vọng” với tập đoàn nhưng cuối cùng, Vinatex đã thắng lớn một cách vang dội.

Chia sẻ trong buổi gặp mặt báo chí ngày 23/12/2021, ông Cao Hữu Hiếu đã chia sẻ những câu chuyện xung quanh kết quả kinh doanh của tập đoàn năm 2021. Theo ông Hiếu, năm 2021 vừa qua là một năm chưa từng có trong lịch sử của tập đoàn. Nhiều doanh nghiệp chủ lực như May Viettien có thời điểm 34.000 trong số 36.000 nhân viên phải nghỉ việc do các tỉnh phía nam giãn cách xã hội.

Thời điểm đó, nhiều người đã gần như tuyệt vọng. May mắn thay, sau đó Chính phủ đã nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch. Chỉ trong tháng đầu tiên, 90% người lao động tại các công ty thuộc Tập đoàn đã trở lại làm việc trong khi ở các doanh nghiệp khác chỉ là 50-60%. Đến cuối năm, gần như 100% lao động trong Tập đoàn đã làm việc bình thường trở lại.

Theo như báo cáo về kết quả kinh doanh, năm 2021, doanh thu hợp nhất cả năm của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ước đạt hơn 16.400 tỷ đồng, so với năm trước bằng 110,7%. Lợi nhuận hợp nhất ước đạt 1.200 tỷ đồng, bằng 202% so với năm ngoái, thậm chí còn cao hơn tới 70% so với năm trước đại dịch 2019. Đây là mức lợi nhuận “ngoạn mục” và nằm ngoài dự báo của Vinatex.


Dưới sự dẫn dắt của Tổng giám đốc Cao Hữu Hiếu, năm 2021 tưởng chừng là năm “tuyệt vọng” với tập đoàn nhưng cuối cùng, Vinatex đã thắng lớn một cách vang dội
Dưới sự dẫn dắt của Tổng giám đốc Cao Hữu Hiếu, năm 2021 tưởng chừng là năm “tuyệt vọng” với tập đoàn nhưng cuối cùng, Vinatex đã thắng lớn một cách vang dội

Kết quả của một năm bội thu bất chấp dịch bệnh phức tạp, ông Cao Hữu Hiếu cho biết, đó là nhờ việc chuyển đổi cơ cấu đối với tỷ trọng ngành sợi ngày càng cao. Năm 2021, tỷ trọng của sợi đã chiếm gần 55% doanh thu, lợi nhuận cũng chiếm đến 50%. Bên cạnh đó, Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn biết tận dụng tốt cơ hội từ các đối thủ.

Cụ thể, Tổng giám đốc Cao Hữu Hiếu cho biết: “Nửa đầu năm, chúng ta đã tận dụng thị trường rất tốt, trong khi các đối thủ chính của chúng ta là Ấn Độ, Bangladesh đang chìm trong đại dịch. Nhờ đó chúng ta đã vượt lên để đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu dệt may, chỉ sau Trung Quốc”.

Còn một nguyên nhân khác khiến Vinatex năm 2021 thành công vang dội như thế là do tập đoàn đã hoàn thiện cũng như khép kín được chuỗi cung ứng trong bối cảnh đứt gãy cung ứng toàn cầu thông qua việc quy hoạch sản xuất công nghiệp cân bằng tương đối giữa các lĩnh vực.

Mục tiêu năm 2022 của Vinatex

Theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2022 của Vinatex, doanh thu thuần của tập đoàn trong quý đầu năm nay đã tăng 45% so với cùng kỳ và đạt mức gần 4.900 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng vọt từ 37 tỷ đồng ở cùng kỳ năm ngoái lên 83 tỷ đồng. Sự gia tăng này chủ yếu đến từ lãi tiền gửi, tiền cho vay cũng như cổ tức được chia và lãi chênh lệch tỷ giá. Sau khi khấu trừ các khoản chi phí và thuế, lãi ròng của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là gần 200 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.


Theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2022 của Vinatex, doanh thu thuần của tập đoàn trong quý đầu năm nay đã tăng 45% so với cùng kỳ. Ảnh minh họa
Theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2022 của Vinatex, doanh thu thuần của tập đoàn trong quý đầu năm nay đã tăng 45% so với cùng kỳ. Ảnh minh họa

Theo Vinatex, tập đoàn luôn tận dụng những lợi thế của thị trường từ cuối năm 2021. Vì thế, hầu hết các đơn vị sợi đều đã có các đơn hàng với giá bán tốt. Những đơn vị này còn đưa ra những quyết sách phù hợp sau khi dự báo được sự gia tăng của giá bông, từ đó dự trữ được một lượng bông lớn với giá thành rẻ, giúp lợi nhuận tăng cao. 

Đến đầu năm 2022, các đơn vị may trong tập đoàn cũng mang đến hàng loạt kết quả tích cực khi dịch bệnh đã được kiểm soát, nguồn lao động đã ổn định trở lại cộng thêm đơn hàng gia tăng giúp công việc sản xuất thêm hiệu quả. Tính đến ngày 31/03/2022, giá trị hàng tồn kho của Vinatex là gần 2.981 tỷ đồng, so với hồi đầu năm đã giảm 11%. Trong khi đó, giá gốc nguyên liệu và vật liệu là gần 1.240 tỷ đồng (giảm 17%), chiếm 42% tổng giá trị hàng tồn kho. Tuy nhiên, hàng mua đang đi trên đường  lại giảm 67%, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm 11%.

Hiện tại, quy mô tổng tài sản của Vinatex là gần 20.144 tỷ đồng, giảm hơn 200 tỷ đồng. Nợ phải trả của tập đoàn cũng giảm hơn 186 tỷ đồng, xuống còn 10.927 tỷ đồng. Năm 2022, tập đoàn đặt kế hoạch đạt doanh thu 17.750 tỷ đồng và lợi nhuận 900 tỷ đồng. 

Theo Tổng giám đốc Cao Hữu Hiếu, thị trường quý 2 năm nay và những tháng cuối năm sẽ có nhiều tình huống bất định. Nếu xung đột Nga – Ukraine vẫn còn căng thẳng, lạm phát, chi phí logistics vẫn còn leo thang, thị trường sẽ có nhiều diễn biến khó lường. Chính vì thế, lãnh đạo Vinatex yêu cầu các Phó Tổng giám đốc phụ trách các ngành cùng với các ban chức năng nhanh chóng tham mưu, bám sát thị trường, linh hoạt thích ứng để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh trong quý 2 và cả năm 2022.


Đến đầu năm 2022, các đơn vị may trong tập đoàn cũng mang đến hàng loạt kết quả tích cực khi dịch bệnh đã được kiểm soát, nguồn lao động đã ổn định trở lại. Ảnh minh họa
Đến đầu năm 2022, các đơn vị may trong tập đoàn cũng mang đến hàng loạt kết quả tích cực khi dịch bệnh đã được kiểm soát, nguồn lao động đã ổn định trở lại. Ảnh minh họa

Tập đoàn Dệt May Việt Nam là một Tập đoàn kinh tế nhà nước, tổ hợp các công ty đa sở hữu gồm có công ty mẹ là Tập đoàn Dệt May Việt Nam cùng với các đơn vị nghiên cứu đào tạo và gần 120 công ty con. Trong đó, công ty liên kết là các công ty cổ phần, kinh doanh đa lĩnh vực từ sản xuất – kinh doanh hàng dệt may đến hoạt động thương mại dịch vụ; có hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ; hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư vào lĩnh vực hỗ trợ ngành sản xuất chính dệt may… 

Tập đoàn Dệt May chính thức được thành lập vào cuối năm 2005. Thế nhưng thực tế, ý đồ thành lập một tập đoàn kinh doanh mạnh mẽ trong ngành công nghiệp dệt và may mặc đã hình thành từ đầu thập niên 1990, khi Tổng công ty Dệt May Việt Nam được thành lập như một tổng công ty 91.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Địa phương có thể điều chỉnh giá khởi điểm đấu giá đất nếu thấy không phù hợp

2 ngày trước

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

2 ngày trước

Nới rộng đối tượng mua NOXH miễn đáp ứng đủ điều kiện

2 ngày trước

Dự án 275 Nguyễn Trãi: Hoàng Huy khẳng định đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính

2 ngày trước

Bảng giá đất điều chỉnh ở TP. HCM dự kiến cao nhất 687 triệu đồng

2 ngày trước