Doanh nghiệp xây nhà ở xã hội “khó chồng khó” vì lợi nhuận thấp
BÀI LIÊN QUAN
Môi giới bất động sản "bất chấp ra quân" dù thị trường chưa có dấu hiệu ấm lênGiải pháp nào để "phá băng" thị trường, gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản khi họ “cạn tiền”?Giảm sâu tới 30%, nhà đầu tư vẫn e ngại bất động sản chưa tới “đáy”Bán cũng không được, mua cũng không xong
Theo Báo Lao động, ông Nguyễn Hoàng Nam, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần G-Home đã có những chia sẻ về khó khăn còn tồn đọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhà ở xã hội tới tay người dân. Được biết, đơn vị này đã gắn bó với phân khúc nhà ở xã hội trong nhiều năm liền.
Ông Nam chia sẻ rằng hiện nay quy định đòi hỏi phải dành tỉ lệ ít nhất 20% diện tích để cho thuê trong các dự án về nhà ở xã hội. Sau 5 năm, chủ đầu tư được phép bán phần diện tích này. Tuy nhiên, với nhu cầu sở hữu của người dân cao hơn nhiều so với nhu cầu thuê nên tình trạng trên chỉ gây ra sự lãng phí. Kết quả là các chủ đầu tư muốn bán nhưng không được bán, trong khi người có đủ điều kiện muốn mua song cũng không được mua. Mặt khác, cả hai bên cùng nhìn cảnh trống trơn của những căn nhà này vì không có ai thuê.
Ngoài ra, quy định đối với người được mua nhà ở xã hội còn có một bất cập là “chưa được mua, thuê hay thuê mua nhà ở xã hội”. Theo đó, xuất hiện tình trạng có nhiều người đã lỡ thuê nhà ở xã hội, nay không thuê nữa nhưng vẫn không sở hữu được căn nhà mong muốn mặc dù đáp ứng đủ các điều kiện khác.
Bất động sản Hòa Lạc đang có sự chuyển hướng mạnh
Đất nền Hòa Lạc đã sôi động ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023 nhờ vào những thông tin quy hoạch, hạ tầng. Tuy nhiên, thực tế là các nhà đầu tư đang kẹt vốn tại đây từ những cơn sốt trước đó buộc phải tìm hướng đi khác vì thị trường ngày càng mất thanh khoản.Nguy cơ tiếp tục mất cân đối cung cầu bất động sản quý I/2023
Các chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản ngay trong tháng đầu năm 2023 vẫn tồn tại những thách thức khó khăn cho cả các chủ đầu tư và khách hàng. Thực tế, thị trường đang trong trạng thái “Quan sát, điều chỉnh, chờ cơ hội”.Chủ tịch HoREA: Năm 2023 là bản lề, mang tính sống còn của doanh nghiệp bất động sản
Đó chính là một trong những nhận định của ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), ở tọa đàm với chủ đề “Nghị quyết 01 - đột phá hỗ trợ doanh nghiệp” diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.Ông Nam cho hay có hơn 90% số người mua nhà ở xã hội có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, hiện nay mức lãi suất là 5%/ năm. Thế nhưng, khách hàng muốn vay vốn vẫn phải làm hồ sơ lại từ đầu và đối mặt với việc xác minh tốn thời gian và phức tạp mặc dù đã đủ điều kiện và được phê duyệt hồ sơ bởi Sở Xây dựng tại các địa phương. Hơn nữa, một số trường hợp do có người trong sổ hộ khẩu chung có mức thu nhập phải đóng thuế nên bị ngân hàng từ chối cho vay.
Ngoài ra, theo tiết lộ từ các đơn vị xây dựng nhà ở cho người có thu nhập trung bình thấp, một dự án nhà ở xã hội chỉ đem về lợi nhuận khoảng 10-15%, thấp hơn nhiều so với nhà ở thương mại, tuy nhiên lại tiêu tốn tới 4-5 năm.
Làm nhà ở xã hội khó hơn nhiều so với làm nhà ở thương mại
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), nhà ở xã hội vẫn đang gặp nhiều vướng mắc liên quan đến chính sách chẳng hạn như, dự án nhà ở xã hội cho thuê chưa được giảm 70% thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp tư nhân chưa được vay ưu đãi nhà ở xã hội với lãi suất 4,8%, và thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Ngoài ra, so với thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại, quy trình thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội của doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều vấn đề hơn.
Theo Chủ tịch HoREA kiến nghị, Luật nhà ở cần được sửa theo hướng quy định quy hoạch khu vực riêng nhằm phát triển nhà ở xã hội và nhà ở giá phù hợp với khả năng chi trả của đối tượng thu nhập trung bình, thấp ở đô thị với đầy đủ dịch vụ, tiện ích và kết nối giao thông thuận tiện.
Bên cạnh đó, để phát triển nhà ở giá phù hợp thu nhập của người có thu nhập trung bình, thấp tại đô thị, cần bổ sung chính sách ưu đãi, ở đó, mức ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuế, tín dụng bằng khoảng ½ mức ưu đãi dành cho nhà ở xã hội.
Ông Châu cho biết, HoREA kiến nghị lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bố trí vốn ưu đãi nhà ở xã hội trong kế hoạch dùng vốn ngân sách nhà nước trung hạn giai đoạn 2021-2025 nhằm có nguồn vốn để triển khai chính sách nhà ở xã hội. HoREA kiến nghị Chính phủ thực hiện chỉ đạo thúc đẩy gói 15.000 tỉ đồng.