Doanh nghiệp Việt khó gia nhập được chuỗi giá trị toàn cầu vì mục tiêu và kế hoạch mơ hồ
BÀI LIÊN QUAN
Kết quả kinh doanh ảm đạm, nhiều doanh nghiệp ngành thép "hụt hơi"Giá cước vận tải "đổi chiều" giảm mạnh, doanh nghiệp logistics vẫn gặp khóDoanh nghiệp proptech cần xây dựng một hệ sinh thái đủ lớnBởi vậy, theo nhận định từ các chuyên gia của nghiên cứu, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn khó có thể tận dụng cơ hội để gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu vì thiếu sự chủ động, và chưa sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Mơ hồ cả về mục tiêu lẫn chiến lược
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã thực hiện nghiên cứu về "Năng lực động của các doanh nghiệp Việt Nam: Hiện trạng, vị trí trong chuỗi giá trị và hàm ý cho hợp tác đa phương”. Nghiên cứu cho thấy có nhiều vấn đề đáng lo ngại.
Cụ thể, nghiên cứu cho biết có tới 53,3% trong tổng 500 công ty xuất nhập khẩu thuộc lĩnh vực chế biến chế tạo tham gia khảo sát không đề ra mục tiêu gì khi gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu. Như vậy, điều đó có ý nghĩa là những doanh nghiệp chưa có sự định hướng rõ ràng và chưa xác định được bước đi của mình. Ngoài ra, mục tiêu của doanh nghiệp đưa ra chưa đi vào thực thi, mà chỉ dừng lại mức ý tưởng và mong muốn đạt được.
Doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đầu tư ra thị trường nước ngoài
Theo thống kê, làn sóng của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian gần đây đã liên tục đầu tư ra nước ngoài vào các thị trường mới như châu u, Mỹ, Úc, Trung Quốc cũng đã phần nào chứng minh được sức đề kháng mạnh mẽ về nguồn vốn cũng như nội lực của doanh nghiệp sau dịch bệnh COVID-19, khả năng cạnh tranh quốc tế cũng ngày càng được nâng cao hơn.Sức ảnh hưởng từ cuộc chiến gà rán Hàn Quốc lan sang cả doanh nghiệp Việt
Do nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Hàn Quốc có giá đắt hơn nên nhiều doanh nghiệp Việt buộc phải tăng giá bán.Giá ure nội địa tăng cao, doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi
Giá ure việt Nam có thể cao hơn giá ure tại Trung Quốc và Ấn Độ. Nhờ mức giá cao hơn nên các doanh nghiệp phân bón nội địa vẫn hưởng lợi tới hết năm nay.Số doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch thực hiện trong giai đoạn dài hạn chỉ đạt mức 10,2%, xây dựng chiến lược và định hướng tổng thể trong dài hạn đạt 15,3%. Bên cạnh đó, có tới 64,7% doanh nghiệp chưa hề chuẩn bị gì khi gia nhập vào chuỗi cung ứng giá trị của toàn cầu.
Đặc biệt, khảo sát nghiên cứu còn cho thấy những doanh nghiệp Việt Nam hiện đang hướng đến phần “ngọn” hơn là khắc phục những vấn đề ở phần “gốc” mang tính dài hạn. Đơn cử như làm chủ công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng kết nối mạng lưới hay đẩy mạnh đáp ứng quy chuẩn và quản trị rủi ro…
Nhóm nghiên cứu đưa ra đánh giá rằng trong bối cảnh thế giới mở cửa lớn và hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, các doanh nghiệp như hiện nay tỏ ra thiếu chủ động và thiếu sự chuẩn bị kỹ càng. Do đó, việc tận dụng những cơ hội để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu được nhận định là rất khó khăn.
Ông Phạm Thanh Tùng, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã phát biểu ở Hội thảo “Cải thiện vị thế ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Vai trò của nâng cao năng lực và đổi mới sáng tạo” rằng hầu hết doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đều cho biết không có điểm mạnh về việc ứng phó với sự thay đổi của môi trường, tầm nhìn chiến lược sản xuất, hệ thống quản lý hay khả năng tìm hiểu và nghiên cứu, phát triển sản phẩm.
Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp khi được hỏi mong muốn sẽ có những giải pháp hỗ trợ gì thì chỉ muốn được hỗ trợ về vốn, thủ tục hành chính và thuế… mà không phải là những giải pháp có thể khắc phục những điểm yếu mà họ đã thừa nhận. Đó là một thách thức lớn trong quá trình triển khai, thiết kế, những chính sách về phát triển công nghiệp do sự khác biệt đó.
Gặp khó khăn trước những lựa chọn
Tại châu Á, Việt Nam là một trong những công xưởng sản xuất lớn. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội để gia nhập chuỗi giá trị. Thế nhưng, lại có rất ít doanh nghiệp tham gia vào chuỗi này, trong khi những cái tên tham gia lại chưa có định hướng đi lâu dài và còn có những điểm yếu về công nghệ và năng lực. Do đó, khả năng hội nhập nền kinh tế thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam là đáng lo ngại.
Mặt khác, vẫn còn nhiều hạn chế trong những chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước. Tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tiếp cận được những ưu đãi và hỗ trợ từ những chương trình của Nhà nước vẫn còn duy trì ở mức khá thấp. Trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát, chỉ có 17% tiếp cận được một trong những chương trình nói trên, điều này cho thấy độ bao phủ của những chính sách còn khá hạn chế, chưa hề mở rộng.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Việt Nam đang ở trước ngã rẽ với những lựa chọn: đa dạng hóa và vươn lên trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu để gia nhập vào công đoạn đem đến giá trị gia tăng lớn hơn, hoặc duy trì xuất khẩu dựa vào gia công và lắp ráp với mức giá trị gia tăng thấp. Thế nhưng, Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại khi đứng trước ngã rẽ này.
Theo khuyến nghị của nhóm nghiên cứu từ VCCI, các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp đồng bộ trong việc xây dựng, thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để họ gia nhập vào chuỗi giá trị của toàn cầu. Triển khai kịp thời và đầy đủ những giải pháp về cải thiện nâng cao năng lực hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu.
Bên cạnh đó, cũng cần đánh giá kỹ những ảnh hưởng của các chính sách đã ban hành, qua đó xác định và điều chỉnh nội dung, đề xuất những chương trình cải cách chiến lược trong tương lai. Không những thế, các cơ quan chức năng cũng cần xây dựng nền tảng giúp doanh nghiệp gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu về nguồn nhân lực, năng lực quản trị và khoa học công nghệ. Đồng thời xây dựng mục tiêu, kế hoạch, chiến lược cụ thể, thực hiện, chia các nguồn lực hợp lý cũng như tận dụng hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế hiệp hội doanh nghiệp và các đối tác…
Theo đề xuất của một số ý kiến, Chính phủ cũng nên cân nhắc thành lập Ban chỉ đạo cấp Nhà nước về vấn đề phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, với sự góp mặt tham gia của một số Bộ, ngành và địa phương cũng như các đại diện của doanh nghiệp. Qua đó, có thể thống nhất trong việc chỉ đạo đưa ra những giải pháp khắc phục khó khăn, khúc mắc và góp phần đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ phát triển.