Doanh nghiệp vận tải hết lao đao vì chi phí, lại lo không có nguồn cung xăng dầu
Theo Nhịp sống doanh nghiệp, thực trạng cung ứng xăng dầu trên thị trường trong giai đoạn gần đây có phần hạn chế và kéo dài. Điều này gây nhiều quan ngại cho tình hình hoạt động của các doanh nghiệp.
Tốn thêm thời gian và chi phí
Đã có kinh nghiệm lái xe đường dài trên 10 năm, Anh Cao Thanh (sinh sống tại Hà Nội) chia sẻ, chưa bao giờ rơi vào tình trạng khó khăn để mua được xăng dầu như hiện nay.
“Khi vào các cây xăng để đổ dầu cho xe container trong khoảng tháng nay, tôi thường xuyên phải nghe câu trả lời là hết rồi, mất điện hoặc đang sửa chữa. Lúc có xăng dầu để bán, các cửa hàng cũng chỉ bán một lượng hạn chế chứ không đổ đầy bình như trước đây. Điều này đã gây ảnh hưởng tới công việc của tôi” - Anh Thanh tỏ vẻ bức xúc.
Cũng rơi vào cảnh tương tự, một doanh nghiệp vận tải tại Hà Nội đang sở hữu 20 xe contaniner chở hàng trên hai tuyến đường cố định là Hà Nội - Hải Phòng, Thanh Hóa - Nghệ An. Với tình trạng khan hiếm xăng dầu như hiện nay đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để có đủ nhiên liệu cho các phương tiện hoạt động bình thường thì doanh nghiệp này đã phải bỏ thêm khá nhiều tiền.
Dự kiến tăng chi phí nhập khẩu xăng dầu thêm 160 - 660 đồng
Từ ngày 11/11 chi phí nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng thêm khoảng 290 - 560 đồng/lít xăng và 160 - 669 đồng/lít dầu tùy loại.Tất cả cửa hàng bán lẻ xăng dầu của Petrolimex tại Hà Nội sẽ bán hàng 24/24 tới hết ngày 13/11
Ngày 8/11, đại diện Petrolimex thông báo về việc xuất hiện tình trạng người dân dồn về những cửa hàng xăng dầu của đơn vị này tại Hà Nội với số lượng tăng đột biến. Tại Hà Nội vào những ngày đầu tháng 11 tăng trung bình từ 35 - 40% so với tháng trước đó.2 "ông lớn" xăng dầu vẫn lãi đậm dù liên tục hụt nguồn cung
Mặc dù nhiều cửa hàng xăng dầu bán nhỏ giọt diễn ra ở nhiều tỉnh miền Nam và đang lan rộng cả phía Bắc bởi hụt nguồn cung nhưng từ đơn vị kinh doanh cho đến sản xuất xăng dầu đều ghi nhận lãi đậm.Cụ thể, như trước đây việc mua cả bồn chứa xăng dầu giúp tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp vì giá sẽ rẻ hơn giá nhà nước quy định, hơn nữa các phương tiện của doanh nghiệp cũng không cần di chuyển xa. Nhưng hiện nay thì doanh nghiệp khó có thể mua cả bồn như trước, trong trường hợp mua được thì cũng phải trả thêm chi phí.
“Cứ trước ngày điều chỉnh giá xăng dầu, để mua được một bồn dầu thì có khi xe phải chạy tới 8km để đổ đầy bồn, chi phí sẽ tăng lên khoảng 700 đồng mỗi lít. Như vậy, để chạy quãng đường 100km thì sẽ mất thêm 70.000 VNĐ. Đó là còn đi gần, nếu đi xa hơn thì chi phí thêm cũng cao hơn. Đây là chi phí ngầm, mình không được tính vào hợp đồng với khách hàng được” - Đại diện doanh nghiệp cho hay.
Khi không mua được bồn dầu thì các doanh nghiệp phải mua lẻ tại những trạm xăng khác với lượng rất hạn chế, chỉ được 100 lít một lần đổ. Nếu đi cung đường Hà Nội - Nghệ An khoảng cách 300km, tài xe sẽ phải vòng lại 3 lần mới mua đủ số xăng cần thiết.
“Có những thời điểm bán xăng bị tắc nghẽn cục bộ làm các tài xế phải chờ mua cả đêm. Điều này không những làm mất thời gian mà còn mất cả chi phí di chuyển cho cả người dân và doanh nghiệp” - Chủ doanh nghiệp chia sẻ.
Những chi phí không tên
Tuy nhiên, điều mà hiện nay doanh nghiệp lo lắng nhất không phải chi phí mà là nguồn cung xăng dầu đang thiếu hụt, các phương tiện không có nhiên liệu thì không chạy được, gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp.
“Doanh nghiệp của tôi chuyên chở nguyên liệu nhập khẩu cho các nhà máy sản xuất và chở hàng xuất khẩu đi. Nếu không mua được xăng thì hoạt động sẽ bị ngưng trệ. Không chỉ có thiệt hại về các loại chi phí như tiền lương lái xe, tiền bãi đỗ xe mà còn mất cả uy tín với khách hàng, đối tác. Đây là loại chi phí không thể tính được” - Chủ doanh nghiệp nói.
Nhìn nhận về những khó khăn của doanh nghiệp, Trưởng ban Logistics, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam - Ông Trần Đức Nghĩa cho hay, ngành vận tải là ngành có mức tiêu thụ xăng dầu lớn nhất, chưa bao giờ ngành phải chịu cảnh gián đoạn cung ứng như hiện nay, nhất là trong tuần vừa qua.
“Nếu như nguồn cung bị gián đoạn cũng có nghĩa là toàn bộ doanh thu quay về 0. Không chỉ làm ảnh hưởng tới doanh nghiệp của mình mà còn ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp khác. Bởi, thực tế là hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu vận chuyển. Tình hình hiện nay thật sự nghiêm trọng” - Ông Nghĩa nhìn nhận.
Khi được hỏi về các giải pháp cho doanh nghiệp, ông Nghĩa cho rằng, mọi thứ mà ngành vận tải hiện có thể làm là hy vọng vào việc nguồn cung xăng dầu trong nước sẽ sớm ổn định trong thời gian tới.
“Chúng tôi rất hy vọng vào Chính phủ và Bộ Công Thương sẽ nhanh chóng đưa ra giải pháp tháo gỡ để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Như vậy thì mới đảm bảo được nguồn cung nhiên liệu cho người dân và doanh nghiệp khác có thể yên tâm hoạt động bình thường” - Ông Trần Đức Nghĩa nhấn mạnh.
Vào ngày 7/11, Bộ Công Thương đã có văn bản “cầu cứu” gửi tới các Bộ Tài Chính, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công An, Ủy Ban nhân dân các tỉnh và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng góp sức để đảm bảo cho nguồn cung ứng xăng dầu trên thị trường nội địa được đầy đủ.
Trước đó, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước về việc chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét và đưa ra giải quyết cụ thể đối với từng doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong khi tiếp cận vốn bảo lãnh và thanh khoản.
Liên quan tới vấn đề chiết khấu và định mức lợi nhuận, vào chiều ngày 4/11, Bộ Tài Chính chính thức đưa ra dự kiến phương án điều chỉnh chi phí nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài vào Việt Nam để lấy ý kiến từ Bộ Công Thương. Ngay trong chiều ngày 4/11, Bộ Công Thương cũng đã có ý kiến đồng thuận. Nếu không có gì thay đổi thì tại kỳ điều hành ngày 11/11, các chi phí phát sinh sẽ được cập nhật kịp thời hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.