Doanh nghiệp bán lẻ lội ngược dòng hậu Covid-19
BÀI LIÊN QUAN
FPT Retail và Thế giới di động với "cuộc đua" bất tận: Người làm trùm bán lẻ di động, người lại bứt tốc như vũ bão ở mảng nhà thuốcCác nhà bán lẻ thi nhau thành lập quỹ đầu tư mạo hiểmSếp VinShop: Công nghệ hiện đại hóa bán lẻ truyền thống giúp hoàn thiện "giấc mơ" của các chủ tiệmDoanh nghiệp bán lẻ mạnh thêm nhờ chuyển đổi số
Theo như số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung trong 10 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 4.643,6 nghìn tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 20,2%.
Liên quan đến vấn đề này, khảo sát từ doanh nghiệp Bán lẻ của Vietnam Report cũng cho thấy, thời điểm hiện tại có đến 53,8% số doanh nghiệp bán lẻ đã đạt được hiệu quả kinh doanh bằng hoặc vượt mức trước đại dịch. Chưa kể, kết quả của cuộc khảo sát này cũng cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp phục hồi kinh doanh vận hành những chuỗi bán lẻ hàng lâu bền đã cao hơn hẳn khi so sánh với chuỗi cửa hàng tiêu dùng nhanh.
Đáng chú ý, trong sự phục hồi mạnh mẽ của các doanh nghiệp đã ghi nhận dấu ấn mạnh mẽ của chuyển đổi số. Theo đó, những doanh nghiệp có tốc độ chuyển đổi số nhanh và toàn diện, những doanh nghiệp này sẽ hồi phục càng mạnh mẽ.
Mới đây, tham gia chương trình Tin Dùng Việt Nam 2022, đại diện của nhiều nhà bán lẻ tại Việt Nam cũng đều có chung một quan điểm đó là: Những tổn thất trong đại dịch cùng với khả năng xử lý một cách linh hoạt khi xảy ra rủi ro đã khiến cho những doanh nghiệp chú trọng hơn vào việc số hóa cơ cấu hoạt động. Dễ dàng thấy được rằng, chuyển đổi số là công cụ vô cùng hiệu quả, giúp các thương hiệu nắm bắt được trải nghiệm khách hàng một cách dễ dàng hơn trên nền tảng số, từ đó tối ưu việc vận hành và quản lý vận hành. Đồng thời, những thương hiệu này cũng quản lý đội ngũ nhân viên tốt hơn, từ đó nâng cao năng suất lao động cho các doanh nghiệp cũng như tăng khả năng cạnh tranh, giúp cho các khách hàng có được trải nghiệm xuyên suốt hơn, mượt mà hơn.
Điều đáng nói, đây là xu hướng chung được nhiều nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam hướng đến. Bà Phạm Thùy Linh, Giám đốc đối ngoại và đầu tư của tập đoàn Central Retail Việt Nam chia sẻ, trong thời gian qua tập đoàn này đã nhanh chóng thay đổi kênh bán hàng sao cho phù hợp với thói quen của người tiêu dùng. Đồng thời, tập đoàn này cũng tăng cường kênh bán hàng trực tuyến, đa kênh trên nền tảng số phổ biến hiện nay ngoài kênh bán hàng trực tiếp của doanh nghiệp này.
Trong một diễn biến khác, tại hệ thống siêu thị Aeon, khách hàng chỉ cần ứng dụng thanh toán có mã QR là có thể thanh toán được các dịch vụ và sản phẩm một cách dễ dàng, nhanh chóng mà không cần dùng đến tiền mặt. Được biết, đây là thành quả của việc nỗ lực thúc đẩy phát triển của các ứng dụng di động và thanh toán không dùng tiền mặt bằng ví điện tử và quầy thanh toán tự động. Trong khi đó, hệ thống MM Mega Market Việt Nam đã và đang hướng đến việc cá nhân hóa trải nghiệm cho B2B (khách hàng doanh nghiệp) bằng ứng dụng riêng…
Bứt phá hơn trong tương lai
Trước đây, khá nhiều doanh nghiệp trong ngành bán lẻ đã nghĩ đến những xu thế phát triển ở trên. Tuy nhiên, họ lại triển khai vô cùng chậm chạp hoặc triển khai chưa được đồng bộ. Mãi đến khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đã trở thành một cú kích lớn giúp cho sự thay đổi này diễn ra nhanh hơn, toàn diện hơn. Điều đáng nói, cũng chính sự thay đổi này giúp cho các doanh nghiệp bán lẻ gia tăng tệp khách hàng mới, đó là những bạn trẻ hiện đại, năng động, yêu thích sự tiện nghi cũng như trải nghiệm.
Thời điểm hiện tại, thị trường bán lẻ Việt Nam đang ở trong một giai đoạn vô cùng sôi động. Chính vì thế, Tiến sĩ khoa học Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) nhận định: “Trong khi mô hình bán hàng truyền thống vẫn đang đáp ứng được phần lớn nhu cầu tiêu dùng của tại Việt Nam, doanh nghiệp bán lẻ ngày càng phát triển đã tạo thêm thế chân kiềng mới thông qua việc phát triển các nền tảng đa phương tiện, đa hình thức cộng với các kênh mua sắm online hoặc sàn thương mại điện tử”.
Đồng thời, Tiến sĩ Phan Xuân Dũng cũng gọi đây là cách nhìn xa trông rộng đã được các doanh nghiệp chuẩn bị vô cùng kỹ càng, luôn trong trạng thái “có sẵn” trong nền kinh tế chuyển đổi số đang chuyển biến vô cùng nhanh chóng. Khi phân tích về vấn đề này, TS. Dũng cũng cho rằng, thực hiện chuyển đổi số không phải là đánh mất đi mô hình cũ mà là biết tận dụng sự thay đổi để ngành bán lẻ có thể hòa nhập đúng cách cũng như chiếm lĩnh được thị trường trong tương lai sắp tới.
Không đơn thuần là sự thay đổi về mặt tư duy, cơn sóng chuyển đổi số thời điểm hiện tại cũng khiến mục tiêu của nhiều nhà bán lẻ trở thành việc tìm kiếm một công cụ nào đó có thể xử lý tốt cùng một lúc các vấn đề của mô hình bán lẻ truyền thống; khai thác tối đa cơ hội trong việc bán hàng trực tuyến đa kênh để có thể tháo gỡ khó khăn trong quá trình phục hồi kinh tế; thậm chí có thể tìm kiếm được ở trong đó cơ hội để phát triển cũng như bứt tốc.
Thời điểm hiện tại, cuộc cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ không chỉ đến từ những chương trình khuyến mại, giảm giá vô cùng hấp dẫn, nó còn được thể hiện thông qua việc tối ưu cũng như mở rộng chuỗi giá trị tới khách hàng. Đáng chú ý, chiến lược này được chia làm 3 giai đoạn chính, bao gồm: thu thập dữ liệu sản phẩm, khách hàng và địa điểm thông qua cách số hoá việc giao dịch với khách hàng (tư vấn trực tuyến, bán hàng trên mạng, thanh toán trực tuyến, lưu trữ dữ liệu khách hàng…); tối ưu hoá các khâu dựa trên dữ liệu khách hàng (tối ưu hoá quy trình xử lý đơn hàng và vận chuyển giao nhận…); thiết kế lại mô hình kinh doanh (mở rộng các dịch vụ mới, tạo nên một hệ sinh thái) với mục tiêu cuối cùng là đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
Đáng chú ý, điển hình cho mô hình ở trên chính là hệ thống phân phối với xuất phát điểm là việc kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, ví dụ như Winmart, Aeon, Lotte… hoặc có thể kể đến những quy mô nhỏ hơn có chuỗi cửa hàng tiện ích như Circle K đều hướng đến việc xây dựng một hệ sinh thái riêng. Đáng chú ý, Winmart có khả năng đáp ứng lên đến 80% chi tiêu tiêu dùng, từ nhu yếu phẩm, F&B cho đến dịch vụ tài chính, viễn thông và chăm sóc sức khỏe; đồng thời đang tiến tới giải trí trên nền tảng số. Trong khi đó, Aeon tích hợp trở thành tổ hợp mua sắm và vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống cùng với những trải nghiệm số hàng đầu được giới trẻ rất ưa chuộng.