Những thông tin cơ bản về điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất
Luật Đất đai Việt Nam được Quốc hội ban hành vào năm 1993. Đây cũng là khoảng thời gian nhà nước đưa ra các quy định về việc thế chấp quyền sử dụng đất. Thế nhưng cách tiến hành quyền này được thực hiện như thế nào? Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất quy định ra sao? Theo dõi bài viết dưới đây và cập nhật thông tin liên quan đến Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bộ luật Dân sự cần thiết
Có thể bạn quan tâm:
Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất theo luật hiện hành
Trải qua nhiều lần sửa đổi và cải tiến, những quy định về việc thế chấp quyền sử dụng đất được phân thành các yếu tố như sau:
Nhóm đất được thế chấp
Dựa trên Khoản 1 Điều 179 trong bộ Luật Đất đai năm 2013, những hộ gia đình hoặc cá nhân sử dụng quyền thế chấp khi đủ khả năng đáp ứng tiêu chí bao gồm: Giấy chứng nhận hợp pháp, đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, còn thời hạn sử dụng đất. Trong đó, cá nhân hoặc hộ gia đình có thể đến ngân hàng thế chấp các nhóm đất như sau:
- Thứ nhất, nhóm đất nông nghiệp được Nhà nước cấp cho trong hạn mức quy định.
- Thứ hai, nhóm đất được Nhà nước giao và thu các khoản chi phí bù đắp việc sử dụng.
- Thứ ba, nhóm đất được cho thuê và đã thanh toán chi phí và thời gian đầy đủ.
- Thứ tư, nhóm đất được Nhà nước Việt Nam công nhận quyền sử dụng hợp pháp.
- Thứ năm, nhất đất của chủ sở hữu thuộc một trong các loại đất nhận chuyển đổi, đất nhận chuyển nhượng, đất thừa kế hoặc đất tặng cho.
Thời gian tiến hành thế chấp quyền sử dụng đất
Để thực hiện các thủ tục trong điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất, cá nhân hoặc hộ gia đình cần xác định thời điểm khi:
- Thứ nhất, đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền.
- Thứ hai, nếu người sử dụng có nhu cầu chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp cần thực hiện khi đã nhận được quyết định giao đất hoặc cho thuê đất.
- Thứ ba, khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền, người sử dụng đất có quyền thế chấp việc sử dụng đất từ thừa kế.
- Thứ tư, cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng đất cần đảm bảo việc hoàn thành các nghĩa vụ tài chính mới đủ điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất.
Quy định thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất
Tại Việt Nam, hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng được cấp phép hợp pháp. Pháp luật cũng có một số quy định mở rộng đối với một số tổ chức kinh tế khác. Cụ thể, người sử dụng cần áp dụng theo Điều 188 trong Luật Đất đai năm 2013 như sau:
- Thông qua kiểm tra toàn bộ các giấy tờ chứng nhận quyền hợp pháp xác định tính pháp lý của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Kiểm tra đầy đủ các yếu tố kèm theo như thời hạn sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính có liên quan đến quyền sử dụng đất.
- Đảm bảo thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất với nhóm đất không xảy ra tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên nhằm đảm bảo hoạt động thi hành án của nhà nước.
- Khảo sát vấn đề về thực địa, kiểm tra thông số đo đạc đất đai và tiến hành quy trình định giá tài sản hợp lý.
- Cung cấp Giấy chứng nhận hoặc các loại giấy tờ hợp pháp theo quy định (sử dụng bản gốc).
- Khi thế chấp quyền sử dụng đất cần tiến hành đăng ký thế chấp tại các Văn phòng đăng ký đất đai được cấp thẩm quyền hợp pháp.
Thỏa thuận, cam kết để đưa ra bản Hợp đồng đáp ứng đủ điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất giữa hai đơn vị. Cụ thể là đơn vị ngân hàng và người có quyền sử dụng đất. Lưu ý, hợp đồng thế chấp cần được công chứng tại đơn vị được nhà nước cấp phép hành nghề công chứng.
Những trường hợp không thể thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất
Người sử dụng đất cần nghiên cứu những trường hợp không được vay thế chấp sổ đỏ cũng như không đủ điều kiện thế chấp. Bao gồm:
- Không đáp ứng đủ các mục theo Khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 (đã được trình bày ở trên).
- Không cung cấp được văn bản chứng nhận sự đồng ý chuyển giao đất trong trường hợp tài sản là thừa kế.
-
- Không tìm được người đại diện chung thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất trong trường hợp đất thuộc quyền sở hữu của nhiều người sử dụng (nhóm người sử dụng).
- Không được thế chấp loại tài sản không đảm bảo, tức là đất có chỉ có quyền sử dụng trong tương lai. Hoặc đất ở các cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư, đất đai tại cảng hàng không, sân bay cũng không được quyền thế chấp, chuyển đổi, chuyển nhượng.
Có thể bạn quan tâm:
Trên đây là tất cả thông tin về điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất mà mỗi người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở nên biết. Hy vọng chia sẻ có thể giúp các bạn cập nhật và tích lũy thêm nhiều kiến thức hữu ích về chủ đề này.