meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dịch COVID-19 đã đẩy nền kinh tế Trung Quốc rơi vào khủng hoảng, người dân thiếu niềm tin vào Chính Phủ

Thứ tư, 22/06/2022-09:06
Đợt phong tỏa kéo dài hàng tháng trời do dịch bệnh đã khiến người dân phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp và lạm phát kéo dài. Người tiêu dùng dần mất niềm tin vào Chính Phủ.

Trong khi người dân Mỹ phải đối mặt với lạm phát kéo dài thì người dân tại Trung Quốc cũng "thảm" không kém khi phải sống dưới các hạn chế chống dịch quá nghiêm ngặt của chính phủ.

Quay trở về hai năm trước, Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 tuy nhiên nền kinh tế nước này lại phục hồi nhanh chóng và gần như không để lại nhiều chấn thương về kinh tế. Chỉ có một số khu vực nhỏ bị ảnh hưởng và sau 3 tháng cuộc sống lại quay trở lại bình thường.

Với lần bùng phát dịch này, mặc dù đã phong tỏa toàn Thượng Hải suốt gần 3 tháng, thế nhưng Chính phủ Trung Quốc vẫn phải đau đầu nghĩ cách kiểm soát biến chủng Omicron. Gần đây, Trung Quốc lại phải tái áp đặt các hạn chế trong việc di chuyển giữa Bắc Kinh và Thượng Hải.


Dịch bệnh làm ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế của Trung Quốc
Dịch bệnh làm ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế của Trung Quốc

Trong khi người dân Mỹ phải đối mặt với lạm phát kéo dài thì người dân tại Trung Quốc cũng "thảm" không kém khi phải sống dưới các hạn chế chống dịch quá nghiêm ngặt của chính phủ.

Quay trở về hai năm trước, Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 tuy nhiên nền kinh tế nước này lại phục hồi nhanh chóng và gần như không để lại nhiều chấn thương về kinh tế. Chỉ có một số khu vực nhỏ bị ảnh hưởng và sau 3 tháng cuộc sống lại quay trở lại bình thường.

Với lần bùng phát dịch này, mặc dù đã phong tỏa toàn Thượng Hải suốt gần 3 tháng, thế nhưng Chính phủ Trung Quốc vẫn phải đau đầu nghĩ cách kiểm soát biến chủng Omicron. Gần đây, Trung Quốc lại phải tái áp đặt các hạn chế trong việc di chuyển giữa Bắc Kinh và Thượng Hải.  

Một số nguồn tin cho biết, tại Bắc Kinh cũng đã phải đóng cửa 20% chuỗi nhà hàng. Các doanh nghiệp phải sa thải nhân viên vì không ký thêm được hợp đồng. Công nhân làm việc tại Bắc Kinh - dù chưa bị phong tỏa nhưng đã ở trong trạng thái thất nghiệp. Người dân tại thành phố này từ nhiều tuần qua cũng đã chuẩn bị tâm lý sẽ trở thành một Thượng Hải tiếp theo.


Các doanh nghiệp phải sa thải nhân viên vì không ký thêm được hợp đồng
Các doanh nghiệp phải sa thải nhân viên vì không ký thêm được hợp đồng

Các số liệu thống kê gần đây của Tổng Cục Thống Kê Trung Quốc cho thấy, chỉ số bán lẻ tại tháng 4/2022 đã giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số thất nghiệp tăng mạnh, cao gần bằng so với đỉnh điểm COVID-19 ở Vũ Hán hồi tháng 2/2020. 

Sản xuất công nghiệp tụt giảm mạnh. Lĩnh vực địa ốc bị khủng hoảng nghiêm trọng. Lần lượt các tập đoàn bất động sản của Trung Quốc rơi vào cảnh nợ nần. Các hợp đồng mua bán nhà giảm 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một sự tổn thất vô cùng nghiêm trọng bởi địa ốc vốn được coi là một trong những ngành có tỷ lệ tăng trưởng tốt nhất tại Trung Quốc.

Hiện tại, Chính phủ nước này vẫn quyết tâm thực hiện chính sách Zero COVID. Tại các thành phố lớn gần đây, người dân bắt buộc phải có kết quả xét nghiệm PCR âm tính thì mới được lên tàu điện ngầm hay vào các cửa hàng tiện lợi.

Mọi người phải xếp hàng dài để chờ được xét nghiệm. Các doanh nghiệp nhỏ được phép hoạt động nhưng họ đã lựa chọn đóng cửa. Đa phần vì họ không muốn bị truy cứu trách nhiệm nếu lỡ để dịch bệnh bùng phát tại địa phương.

Mặc dù vậy, Chính phủ nước này vẫn quyết tâm thực hiện chính sách Zero COVID. Tại các thành phố lớn gần đây, người dân bắt buộc phải có kết quả xét nghiệm PCR âm tính thì mới được lên tàu điện ngầm hay vào các cửa hàng tiện lợi.

Mọi người phải xếp hàng dài để chờ được xét nghiệm. Các doanh nghiệp nhỏ được phép hoạt động nhưng họ đã lựa chọn đóng cửa. Đa phần vì họ không muốn bị truy cứu trách nhiệm nếu lỡ để dịch bệnh bùng phát tại địa phương.


Chính phủ Trung Quốc vẫn quyết tâm thực hiện chính sách Zero COVID dù điều này sẽ đẩy nền kinh tế đến bờ vực khủng hoảng
Chính phủ Trung Quốc vẫn quyết tâm thực hiện chính sách Zero COVID dù điều này sẽ đẩy nền kinh tế đến bờ vực khủng hoảng

Khi chính sách kiểm soát COVID-19 tác động đủ lâu lên nền kinh tế của Trung Quốc, thị trường việc làm sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo. Trong những tháng gần đây, việc sa thải nhân viên đã trở thành từ khóa tìm kiếm thịnh hành trên Baidu. Hồi tháng 5, tỷ lệ thất nghiệp tại các thành phố lớn đã tăng lên đến mức 6,9%, cao nhất kể từ khi Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc bắt đầu khảo sát vào năm 2013.

Giới trẻ cực kỳ lo ngại khi tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động trong độ tuổi từ 16-24 tăng cao lên đến 8,4%. Đối với những sinh viên mới tốt nghiệp đã nhận được lời mời làm việc, lương khởi điểm trung bình là 6507 NDT/tháng, thấp hơn 12% so với năm ngoái.

Trong khi đó các chính sách hỗ trợ cho người thất nghiệp được Chính phủ Trung Quốc đưa ra vẫn chưa thỏa đáng. Hoàn toàn không đề cập đến việc phát tiền trực tiếp cho người dân. Bất chấp lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình về "thịnh vượng chung", phúc lợi ở Trung Quốc vẫn chưa thực sự làm hài lòng người dân.

Theo tờ Bloomberg cho biết, hồi đầu năm 2020, khi dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc. Thời điểm này đã có đến 70 triệu người dân tại quốc gia này rơi vào tình cảnh mất việc làm. Trong khi đó chỉ có khoảng 2 triệu người dân nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp - một con số cực kỳ nhỏ so với tổng số người dân đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ngay cả những voucher mua sắm mà các chính quyền địa phương phân bổ - thường là để hỗ trợ cho ngành mua sắm các thiết bị điện tử và ô tô địa phương cũng chỉ có giá trị rất nhỏ.

Với tất cả những gì Chính phủ Trung Quốc đã thể hiện cho thấy triển vọng việc làm nghèo nàn và mạng lưới an sinh xã hội không được chắc chắn, người dân xứ Trung hẳn không thể nào lạc quan về tương lai. Cho đến khi Trung Quốc thoát khỏi các lệnh phong tỏa, nỗi đau kinh tế của người dân nơi đây sẽ hình thành sẹo, khiến họ phải thắt chặt chi tiêu và ngại rủi ro hơn trước.

Vậy, liệu rằng nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu này có đang đứng trước bờ vực thẳm hay không? Các chuyên gia cho rằng, thực tế thế giới vẫn cần Trung Quốc bởi đây được xem là công xưởng của thế giới.  Hơn nữa, bản thân người dân Trung Quốc vừa chịu khó, vừa giỏi xoay xở, có đầu óc kinh doanh với nhiều sáng kiến. Đó sẽ là một con át chủ bài giúp Trung Quốc vượt qua được thử thách kinh tế lần này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

18 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

18 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

18 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

18 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước