ĐHĐCĐ Gilimex (GIL) thường niên 2022: Tập trung vào phát triển KCN Phú Bài, lợi nhuận kế hoạch năm 2022 giảm 24%
BÀI LIÊN QUAN
ĐHĐCĐ năm 2022 của Quốc Cường Gia Lai (QCG): Thông qua kế hoạch 1.200 tỷ doanh thu, phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 10%ĐHĐCĐ thường niên 2022 của Địa Ốc First Real: Kế hoạch doanh thu thuần 450 tỷ đồng, tăng trưởng 229,1% so với năm trướcĐHĐCĐ Dầu Tường An (TAC) năm 2022 sau khi hủy niêm yết: Thông qua kế hoạch kinh doanh của năm, phát hành gần 17 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữuMới đây vào ngày 26/6 vừa qua, CTCP Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thanh – Gilimex (mã CK: GIL) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Lợi nhuận kế hoạch 2022 giảm 24%, chia cổ tức năm 2021 cả bằng tiền mặt và cổ phiếu
Trong đại hội này, các cổ đông đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022. Cụ thể, doanh thu năm nay của Gilimex mục tiêu đạt 4.000 tỷ đồng, so với thực hiện năm 2021 đã giảm 3,6%. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất dự kiến đạt 250 tỷ đồng, so với thực hiện năm trước đã giảm 24,2%.
Ngoài ra, tỷ lệ trả cổ tức trong năm nay của Gilimex dự kiến dao động trong khoảng từ 15 cho tới 30%. Trong quý đầu năm nay, doanh thu của công ty là 1.417 tỷ đồng cùng với 107 tỷ đồng lợi nhuận ròng, lần lượt hoàn thành 35% kế hoạch doanh thu và 43% kế hoạch lợi nhuận đề ra của cả năm.
Đáng chú ý, tại đại hội cổ đông năm nay cũng đã thông qua kế hoạch phát hành tối đa 100 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ không chuyển đổi. Đồng thời, Gilimex cũng sẽ phát hành 1 triệu cổ phiếu thưởng ESOP. Được biết, những cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.
Khi chia sẻ về lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay, ban lãnh đạo của công ty cho biết, trong quý 2 ước tính sẽ có kết quả tương tự như quý I/2022. Đối với quý 3 và quý 4, công ty cũng sẽ cố gắng duy trì lợi nhuận ổn định. Điều đáng nói, thời điểm hiện tại là thời điểm mà Gilimex đang đàm phán đơn hàng với tất cả các khách hàng. Chính vì thế, kết quả kinh doanh trong quý 3 và quý 4 năm nay là điều mà công ty chưa thể đoán trước được.
Đặc biệt, tại đại hội vừa qua, bên cạnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 và phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ không chuyển đổi, các cổ đông cũng đã tiến hành thảo luận cũng như thông qua kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2021 với nhiều nội dung đáng chú ý.
Năm 2021, doanh thu của Gilimex đạt 4.150 tỷ đồng, so với năm 2020 đã tăng 20%, đồng thời vượt 38,34% so với kế hoạch năm đã đề ra. Lợi nhuận ròng của công ty trong năm qua là 330 tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước và vượt kế hoạch lên tới 83,5%. Có thể thấy, doanh thu và lợi nhuận của Gilimex trong năm 2021 đều vượt kế hoạch đề ra và tăng trưởng mạnh so với năm cũ.
Với kết quả ấn tượng đã đạt được năm 2021, đại hội đã thông qua kế hoạch chia cổ tức năm 2021 của Gilimex với tỷ lệ 25%. Trong đó, tỷ lệ 10% cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt còn 15% cổ tức sẽ được trả bằng cổ phiếu.
Ngành may vẫn là ngành "xương sống" của công ty
Cũng tại đại hội, ban lãnh đạo Gilimex khẳng định rằng, mảng dệt may vẫn là ngành xương sống của công ty. Chính vì thế, công ty vẫn sẽ tiếp tục duy trì, phát triển và chú trọng ngành may, đồng thời mở rộng thêm các ngành khác tùy theo tình hình cũng như nhu cầu trong tương lai.
Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cũng cho biết, về mảng dệt may thì xu thế năm nay và cả năm sau, nhu cầu tiêu dùng trên thế giới đang có xu hướng giảm mạnh do lạm phát cao. Chính vì thế, công ty sẽ cố gắng duy trì kết quả ở mức độ như thời điểm hiện tại, hoặc thậm chí là cao hơn. Ngoài ra, Gilimex cũng hạn chế đầu tư mở rộng và tập trung đầu tư chiều sâu.
Trong năm 2022, công ty cũng sẽ phát triển thêm công suất đối với các nhà máy Bình Thạnh, Thạnh Mỹ và cả các nhà máy vệ tinh. Ngoài ra, Gilimex trong năm nay cũng tập trung vào việc phát triển chiều sâu, tiến hành đầu tư các nguyên phụ liệu như nhựa, vải không dệt ... Trong năm nay, công ty vẫn tiếp tục duy trì tỷ trọng tự sản xuất và thuê ngoài với tỷ lệ 60/40. Được biết, tổng mức đầu tư cho mảng dệt may năm nay của Gilimex là 200 tỷ đồng.
Đối với những nguyên vật liệu ảnh hưởng từ Trung Quốc, dù tình hình nguồn cung ứng vẫn đang bị đóng cửa, thế nhưng điều này vẫn không ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Ngoài ra, trong năm nay, khách hàng chính của Gilimex vẫn là “ông lớn” Amazon khi chiếm tỷ trọng lên tới hơn 85%. Thời điểm hiện tại, công ty vẫn đang đàm phán hợp đồng nửa cuối năm nay đối với Amazon. Bên cạnh đó, công ty cũng kỳ vọng có thể điều chỉnh giá bán đối với những loại hợp đồng này trong bối cảnh giá nguyên vật liệu đang có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Đáng chú ý, biên lợi nhuận sau thuế của Gilimex được kỳ vọng vẫn được giữ ổn định tầm 7%-8%.
Tập trung phát triển quỹ đất khu công nghiệp
Trong năm nay, Gilimex vẫn nắm bắt xu hướng dịch chuyển Khu công nghiệp từ Trung Quốc sang Việt Nam. Cụ thể, năm 2022 công ty sẽ dành thêm khoảng 1.200 tỷ đồng để phục vụ cho việc đầu tư các Khu công nghiệp mới. Mục tiêu của Gilimex là cố gắng hoàn thành 3 Khu công nghiệp tại Bắc - Trung - Nam. Đáng chú ý, công ty đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư Khu công nghiệp Phú Bài; và hiện tại, Gilimex đã thực hiện xong thủ tục giấy phép ở Khu công nghiệp này.
Trong tương lai gần, công ty vẫn tiếp tục chú trọng, tập trung vào việc phát triển Khu công nghiệp Phú Bài ở Huế. Được biết, tổng diện tích của Khu công nghiệp này lên tới hơn 400ha. Thời điểm hiện tại, Gilimex đã có sẵn khoảng 200ha đất sạch, sẵn sàng cho thuê và kỳ vọng sẽ phát sinh doanh thu từ Khu công nghiệp vào quý 4 năm nay.
Đồng thời, Gilimex cũng đã có văn bản ký cam kết với một số khách hàng để mua lại 20 ha – 30 ha đất. Giá cho thuê dự kiến là khoảng 50 USD/m2/chu kỳ thuê, so với mức giá hiện tại 80 USD - 90 USD ở các khu vực lân cận thì khá phải chăng.
Thông thường, 30% diện tích thuê ban đầu sẽ được hưởng ưu đãi về giá cả. Chính vì thế, giá cho thuê đối với những diện tích sau của Khu công nghiệp Phú Bài sẽ tăng giá. Dự kiến, cứ sau 5 năm thì giá thuê đất sẽ được điều chỉnh 1 lần. Hiện tại, giá vốn đang rơi vào khoảng 30 USD/m2. Ban lãnh đạo công ty cho biết, Thừa Thiên Huế chính là 1 trong 4 tỉnh thành trong thời gian sắp tới sẽ được hưởng quy chế đặc thù. Điểm này chính là một thuận lợi, giúp cho Khu công nghiệp Phú Bài thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư.
Đối với kế hoạch phát triển các Khu công nghiệp mới, trong thời gian vừa qua công ty đã đi đến rất nhiều nơi và nhiều tỉnh thành để có thể tìm, phát triển cũng như đặt vấn đề với những tỉnh này, mục đích là làm các Khu công nghiệp. Thời điểm hiện tại, theo như quy hoạch của Chính phủ từ nay đến 2025, hầu như 90% đất của Khu công nghiệp đều đã có dự án. Do đó, chắc chắn Gilimex phải cạnh tranh rất lớn để có thể đề xuất làm Khu công nghiệp.
Đối với kế hoạch nội bộ, công ty dự kiến cũng sẽ xin phép thêm 7 Khu công nghiệp nữa. Tuy nhiên, khả năng cao Gilimex chỉ lấy được một nửa trong số lượng xin phép. Được biết, công ty vẫn đang tiến hành trình hồ sơ để phát triển Khu công nghiệp Vĩnh Long với diện tích lên tới 400 ha và đang chờ kết quả.
Thoái toàn bộ 25,91% vốn tại CTCP Dệt May Gia Định
Được biết, Gilimex dự kiến chuyển nhượng 25,91% vốn điều lệ tại CTCP Dệt May Gia Định, đồng thời ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT thực hiện việc chuyển nhượng.
Tính tới ngày 31/3/2022, GIL đang sở hữu 25,91% vốn điều lệ tại Dệt May Gia Định. Tính tới ngày 31/12/2021, CTCP Dệt May Gia Định có 3 cổ đông lớn, bao gồm Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP. HCM (sở hữu 49% vốn điều lệ); GIL (sở hữu 25,91% vốn điều lệ); CTCP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim (sở hữu 14,24% vốn điều lệ), còn lại 10,85% thuộc về nhóm cổ đông khác.