meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

ĐHĐCĐ bất thường VMG Media: Kế hoạch doanh thu hơn 1.300 tỷ đồng, lọt top 3 doanh nghiệp dịch vụ viễn thông hàng đầu năm 2027

Thứ sáu, 30/06/2023-17:06
Với việc đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2023, ban lãnh đạo VMG cho biết, ngoài những lợi thế về thương hiệu trong ngành viễn thông, công ty còn đối diện với nhiều thách thức do nhu cầu thị trường đang giảm dần nhưng những dịch vụ mới chưa đủ để bù đắp sự sụt giảm của các dịch vụ truyền thống.

Nhịp Sống Thị Trường thông tin, CTCP Truyền thông VMG (mã chứng khoán: ABC) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 vào sáng 29/6/2023. Đại hội này có sự tham dự của 35 cổ đông cùng với người được ủy quyền, đại diện cho 16,7 triệu cổ phần, con số này tương đương 84,79% tổng số cổ phần của công ty.

Phấn đấu lọt top 3 lĩnh vực dịch vụ viễn thông năm 2027 

Với việc đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2023, ban lãnh đạo VMG cho biết, ngoài những lợi thế về thương hiệu trong ngành viễn thông, công ty còn đối diện với nhiều thách thức do nhu cầu thị trường đang giảm dần nhưng những dịch vụ mới chưa đủ để bù đắp sự sụt giảm của các dịch vụ truyền thống. Bên cạnh đó, chính sách chiết khấu cũng như bán hàng của công ty vẫn chưa đủ hấp dẫn để thu hút khách hàng quay trở lại.


CTCP Truyền thông VMG (mã chứng khoán: ABC) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 vào sáng 29/6/2023
CTCP Truyền thông VMG (mã chứng khoán: ABC) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 vào sáng 29/6/2023

Dựa trên cơ sở này, ban lãnh đạo của VMG đã đề ra kế hoạch kinh doanh của năm 2023 khá ấn tượng. Cụ thể, doanh thu tăng nhẹ lên mức 1.317 tỷ đồng. Nguồn thu chính dự kiến sẽ đến từ dịch vụ SMS Brandname với khoảng 546 tỷ đồng, ước tính 494 tỷ đồng doanh thu đến từ dịch vụ Airtime/Topup/Thẻ cào, Dịch vụ Data Package là khoảng 130 tỷ đồng,… Trong năm nay, lợi nhuận trước thuế của công ty dự kiến đạt 35 tỷ đồng, so với thực hiện năm trước đã giảm 48%. Tỷ lệ cổ tức cho năm 2023 dự kiến là 15%.

Theo ban lãnh đạo VMG, năm 2023 công ty đã dừng dịch vụ phân tích và xử lý dữ liệu cũng như dịch vụ chấm điểm tín dụng thuộc bộ phận Datatech (được biết trong năm 2022, doanh thu của mảng này là 130 tỷ đồng). Dù công ty này đã lên kế hoạch phát triển mảng dịch vụ khác nhằm bù đắp doanh thu, tuy nhiên việc dừng lại mảng kinh doanh cũng sẽ tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của công ty.

Đối với định hướng kinh doanh cho giai đoạn 2023 - 2027, VMG đã có nhiều lợi thế sẵn có từ ngành viễn thông Việt Nam. Do đó, ban lãnh đạo công ty cho biết, VMG sẽ đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền thông số cũng như các giải pháp dịch vụ viễn thông di động.

Cụ thể, liên quan đến vấn đề này ban lãnh đạo VMG cho biết: “VMG phấn đấu đến năm 2027 sẽ trở thành đơn vị đứng top 3 trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông và truyền thông số tại Việt Nam. Cũng trong năm này, VMG mục tiêu đạt top 5 nhà cung cấp giải pháp dịch vụ trên các nền tảng AI, Big Data trong lĩnh vực viễn thông giá trị gia tăng”.

Ngoài ra, đối với kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn 2023 - 2027, VMG cũng có kế hoạch duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu ở mức 12-15%, duy trì tăng trưởng lợi nhuận trung bình ở mức 10% qua các năm. 


Mục tiêu doanh thu 2023 tăng nhẹ lên mức 1.317 tỷ đồng, dự kiến sẽ đến từ dịch vụ SMS Brandname với khoảng 546 tỷ đồng, ước tính 494 tỷ đồng doanh thu đến từ dịch vụ Airtime/Topup/Thẻ cào, Dịch vụ Data Package là khoảng 130 tỷ đồng,…
Mục tiêu doanh thu 2023 tăng nhẹ lên mức 1.317 tỷ đồng, dự kiến sẽ đến từ dịch vụ SMS Brandname với khoảng 546 tỷ đồng, ước tính 494 tỷ đồng doanh thu đến từ dịch vụ Airtime/Topup/Thẻ cào, Dịch vụ Data Package là khoảng 130 tỷ đồng,…

Để có thể thực hiện các kế hoạch trọng điểm này, VMG dự kiến sẽ phát triển một số xu hướng công nghệ cũng như kinh doanh mới, bao gồm trí tuệ nhân tạo, dịch vụ cmt dựa trên nền tảng Big Data và điện toán đám mây, nền tảng các hệ thống IoT. Đặc biệt, công ty cũng chú trọng vào dịch vụ viễn thông CMT gắn với nhiều lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, bảo hiểm, ngân hàng số, tài chính số và mạng di động ảo cũng như dịch vụ kinh doanh bản quyền.

Đối với phương án phân phối lợi nhuận của năm 2022, VMG dự kiến sẽ chia cổ tức cho các cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%, tương ứng với 1.500 đồng cho mỗi cổ phiếu. Thời gian dự kiến thực hiện là trong quý 3 năm nay.

Đáng chú ý, tại đại hội lần này VMG cũng đã thông qua việc chuyển giao dịch cổ phiếu ABC từ UPCoM sang Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) hoặc là Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE). Ngoài ra, đại hội cũng đã thống nhất việc bầu bổ sung bà Trương Thị Minh Thọ vào Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023 – 2027, thay thế cho ông Lê Thanh Phong đã có đơn từ nhiệm trước đó. Được biết, bà Thọ được đề cử bởi nhóm cổ đông sở hữu 39,16% cổ phần của VMG Media. 

Vẫn chú trọng vào các mảng kinh doanh truyền thống 

Trong phần thảo luận tại đại hội, cổ đông đại diện cho cổ phần của VNPT cho biết, nếu như lấy mức nền năm 2022 để làm căn cứ tính toán cho giai đoạn sắp tới thì kế hoạch lợi nhuận năm 2023 - 2027 của công ty có phần khiêm tốn.


Trong năm nay, lợi nhuận trước thuế của công ty dự kiến đạt 35 tỷ đồng, so với thực hiện năm trước đã giảm 48%; tỷ lệ cổ tức cho năm 2023 dự kiến là 15%
Trong năm nay, lợi nhuận trước thuế của công ty dự kiến đạt 35 tỷ đồng, so với thực hiện năm trước đã giảm 48%; tỷ lệ cổ tức cho năm 2023 dự kiến là 15%

Liên quan đến vấn đề này, Tổng giám đốc công ty là ông Lương Minh Tuấn nhận định, lợi nhuận VMG trong năm 2022 đột biến là do hoàn nhập dự phòng vụ kiện. Bên cạnh đó, dịch vụ Datatech - mảng mang lại lợi nhuận lớn năm 2022 của VMG cũng đã giải thể; điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty. Vì thế, ông Tuấn khẳng định công ty trong năm nay sẽ cố gắng hoàn thành mức lợi nhuận trước thuế là 35 tỷ đồng, khó có thể đạt mức cao hơn.

Ngoài ra, cũng theo đại diện VMG, bước chuyển giao sẽ diễn ra trong giai đoạn 5 năm tới nên sẽ cần phải căn cứ trên cả quá trình hoạt động để xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách phù hợp nhất, không chỉ đơn thuần so sánh năm nay với năm liền trước.

Đối với khoản đầu tư trái phiếu 117,8 tỷ đồng, vị lãnh đạo VMG cho biết, đây là một khoản đầu tư dài hạn, chủ yếu là đầu tư để lấy lãi và dùng làm tài sản đảm bảo nhằm huy động vốn để phục vụ cho mục đích kinh doanh. Chưa kể, VMG cũng đang có hơn 150 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tính đến hết quý 1/2023. Theo ban lãnh đạo công ty, việc kinh doanh hiệu quả thì cần phải bảo toàn vốn, đây chính là lý do vì sao VMG sử dụng tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm dù cho hiệu quả không cao. Ngoài ra, những khoản tiền gửi này còn có thể sử dụng để làm tài sản đảm bảo cho mục đích vay vốn. 

Theo lý giải của ông Tuấn, hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là mua từ nhà mạng, sau đó bán cho các đại lý nhỏ lẻ. Công ty một khi giao dịch sẽ phải thanh toán tiền ngay lập tức cho các nhà cung cấp, sau đó thu nợ từ khách hàng. Vì thế, VMG luôn phải duy trì được nguồn vốn lớn.

Theo ông Tuấn, nếu như tính theo doanh thu hàng năm là 1.500 tỷ đồng, vòng quay vốn trong mỗi quý cũng sẽ dao động trong khoảng từ 300 đến 400 tỷ đồng. Với nhu cầu vốn lưu động như thế, khoản tiền gửi ngắn hạn của công ty sẽ chỉ phục vụ cho hoạt động kinh doanh chứ không thể nào làm được việc gì khác. Đồng thời, ông Tuấn cũng chia sẻ, cho đến thời điểm hiện tại VMG vẫn chưa có chiến lược đầu tư khác ngoài những mảng kinh doanh truyền thống. Nếu như phát triển những mảng kinh doanh mới, VMG cũng chỉ xoay quanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký mà thôi. 

Trong đại hội vừa qua, nhiều cổ đông cũng tỏ ra thắc mắc đối với khả năng sử dụng vốn nhằm tạo ra lợi nhuận vốn trong quá trình mua trái phiếu và đầu tư ngắn hạn không thể mang lại lợi nhuận cao. Thay vào đó, các cổ đông đề xuất công ty nên giảm tiền mặt để trả thêm cổ tức cho các cổ đông.

Đáng chú ý, Giám đốc VMG cũng thừa nhận, công ty trong thời gian qua đang bị lạm dụng vốn, quản lý tiền tệ cũng chưa được hiệu quả. Thế nhưng, đối với đề xuất trả cổ tức bằng tiền thêm cho các cổ đông, điều này khó có thể thực hiện. Nguyên nhân bởi, tỷ lệ cổ tức năm 2023 của công ty là 15% bằng tiền mặt đã là mức khá cao, cao gấp đôi so với tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Chưa kể, công ty rất muốn trả thêm cổ tức cho cổ đông, nhưng vẫn cần cân nhắc về khoản lợi nhuận.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

2 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

2 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

2 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

2 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

2 giờ trước