Chọn lựa cơ hội đầu tư mùa đại hội, nhóm cổ phiếu nào "sáng cửa"?
BÀI LIÊN QUAN
Nhiều công ty chứng khoán đặt kế hoạch tăng trưởng bằng lần trong năm 2023Chuyên gia chứng khoán: Trong nguy có cơ, doanh nghiệp đã có tích lũy nguồn lực để tìm kiếm cơ hội đầu tưPhản ứng thị trường chứng khoán ra sao sau đợt tăng lãi suất của Fed?Theo Nhịp sống thị trường, mùa đại hội cổ đông năm 2023 đã chính thức bắt đầu. Đây cũng là thời điểm kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết dần được hé lộ, theo đó nhà đầu tư đang theo dõi rất sát sao để kịp thời đưa ra những quyết định đầu tư.
Trong chia sẻ mới đây, ông Hoàng Công Tuấn – Kinh tế trưởng Chứng khoán MBS cho biết, nếu nhà đầu tư có khả năng quan sát, tổng hợp thì sẽ chọn lọc được nhiều cơ hội từ mùa đại hội cổ đông này. Bởi thông qua đại hội sẽ nắm được nhiều thông tin liên quan đến chiến lược phát triển cũng như triển vọng của các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Đối với đại diện ngành thép là Hòa Phát, vị chuyên gia nhìn ra một vài điểm sáng sau cuộc họp cổ đông. Mặc dù kế hoạch kinh doanh năm 2023 của doanh nghiệp đầu ngành thép này khá khiêm tốn, song con số này cũng khá hợp lý khi đặt trong bối cảnh ngành thép hiện tại.
Tuy nhiên, một vài điểm sáng vẫn xuất hiện như: (1) Mặc dù thời gian qua Hòa Phát đã trải qua giai đoạn khó khăn, nhưng vị thế của công ty vẫn được giữ vững ở vị trí hàng đầu. (2) Hòa Phát vẫn kiên định với mục tiêu đầu tư dự án Dung Quất giai đoạn 2.
Mặc dù chi phí đầu tư trong giai đoạn từ 2023 - 2024 và đầu năm 2025 khá lớn với khoáng 75 nghìn tỷ, song nguồn tài chính đầu tư cũng được đảm bảo. Với dự báo mức vốn vay khoảng 50% và nguồn vốn tự có khoảng 50%, chuyên gia đánh giá yếu tố này là khả thi. Bên cạnh đó, giá thép đã tăng trở lại và duy trì ổn định, trong khi đó, giá than cốc có xu hướng giảm cũng là một trong những điểm sáng đối với Hòa Phát.
Dù vậy, chuyên gia vẫn nhấn mạnh, những nhà đầu tư xác định đầu tư vào Hòa Phát nên có tầm nhìn dài hạn bởi trong ngắn hạn vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức.
Với ngành bán lẻ, ông Hoàng Công Tuấn đánh giá đây là ngành rất "nhạy" với các diễn biến của kinh tế vĩ mô. Khi tăng trưởng kinh tế chập lại, nhu cầu co hẹp thì đương nhiên chi tiêu cũng thắt chặt, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ. Các "ông lớn" của ngành này như Digiworld hay MWG đều đặt kế hoạch kinh doanh giảm mạnh so với mức nền cao của năm trước đó.
Dự báo trong ngắn hạn, ngành bán lẻ vẫn tiếp tục đối diện với nhiều thách thức, nhưng sau giai đoạn tăng trưởng "nóng" việc tái cơ cấu là cần thiết cho các doanh nghiệp ngành này. Nếu quá trình tái cơ cấu thành công, đây sẽ là đáy lợi nhuận và mở ra cơ hội lớn trong 3 năm tiếp theo cho các doanh nghiệp bán lẻ.
Đối với ngành ngân hàng, trước những động thái giảm lãi suất, các nhà băng có năng lực mở rộng tín dụng, có bảng cân đối kế toán lành mạnh và còn room để phát triển tệp khách hàng thì vẫn có điều kiện tăng trưởng tín dụng. Những ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tốt cũng như có sự thận trọng nhất định trong chiến lược và bảng cân đối lành mạnh sẽ là cơ hội tốt cho nhà đầu tư "gạn đục khơi trong". Khó có thể nhìn thấy ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng từ 30 - 40%, bởi 20% đã là rất cao.
Đối với ngành chứng khoán, chuyên gia đến từ MBS cho biết các công ty chứng khoán đặt kế hoạch kinh doanh hết sức thận trọng. Điều này không quá khó hiểu, bởi khi thanh khoản thị trường giảm mạnh khiến hoạt động môi giới và hoạt động cho vay margin suy giảm đánh kể.
Tuy nhiên, chuyên gia nhấn mạnh rằng cổ phiếu ngành chứng khoán có độ "nhạy" rất cao với thị trường nên lợi nhuận sẽ cùng chiều với thị trường. Con đường đi lên của thị trường được cho là sẽ còn khá gập ghềnh nên kỳ vọng vào con sóng lớn cho nhóm cổ phiếu chứng khoán là rất khó. Do đó, nhà đầu tư nên dùng chiến thuật "đánh ngắn" với nhóm cổ phiếu này, cứ có lãi là chốt lời sau đó canh nhịp điều chỉnh mua lại.
Nhà đầu tư nên hành động ra sao trong giai đoạn này?
Ngân hàng Nhà nước đang phát đi thông điệp khá rõ ràng về việc đảo chiều chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng hơn, đây là yếu tố hỗ trợ tích cực cho triển vọng nền kinh tế và cả với xu hướng thị trường chứng khoán những quý tới.
Thống kê cho thấy, thị trường chứng khoán thường có diễn biến tích cực trong giai đoạn chính sách nới lỏng. Tuy nhiên, hiệu ứng này sẽ khó phản ứng mạnh trong 1 tuần hay 1 tháng mà cần thời gian bằng quý, bằng năm bởi chính sách cần có thời gian để thẩm thấu vào nền kinh tế.
Ông Đinh Quang Hinh, chuyên gia phân tích VNDirect khuyến nghị nhà đầu tư có thể xem xét cá phiêu điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Nhà đầu tư ngắn hạn vẫn nên thận trọng và dừng lại quan sát diễn biến thị trường, duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức độ vừa phải và duy trì trạng thái tiền mặt để mua vào trong các nhịp điều chỉnh cũng như hạn chế sử dụng margin.
Chứng khoán Tân Việt (TVSI) nhận định việc VN-Index đóng cửa ở mức cao nhất cho thấy tín hiệu rất tích cực. Tuy nhiên, chỉ số có vùng "gap" tăng giá trước đó chưa lấp đầy và nhiều khả năng sẽ sớm có nhịp kiểm tra lấp lại "gap" này.
TVSI dự báo hỗ trợ mạnh của chỉ số sẽ là vùng cân bằng quanh ngưỡng 1.053-1.055 điểm và kháng cự hướng đến gần nhất là hai đỉnh hồi tháng 2 tại mốc 1.080 và 1.140 điểm.
Trong khi đó, chứng khoán MB tin rằng thị trường chứng khoán trong tháng 4 sẽ thẩm thấu các thông tin vĩ mô và mùa báo cáo kinh doanh đầu năm. Theo đó, VN-Index có cơ hội thử thách vùng cản 1.070-1.073 điểm.
Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư chỉ nên giữ tỷ trọng cổ phiếu trong mức an toàn từ 20-40% tài khoản, cân nhắc giải ngân ở các nhóm cổ phiếu có xu hướng hồi phục và hút dòng tiền như chứng khoán, bất động sản, bất động sản khu công nghiệp.