Đế chế Facebook đối diện với hiện thực sắp thoái trào
BÀI LIÊN QUAN
Facebook sẽ đăng ký, kê khai và nộp thuế nhà thầu nước ngoài ở Việt NamMark Zuckerberg "lún sâu" vào metaverse khiến nhiều nhân tài rời bỏ FacebookFacebook “vẫn ở yên đó” sau 2 năm: Doanh thu giảm, lấn sân sang thương mại điện tử thì bất thànhTheo Doanh Nghiệp Niêm Yết, tờ The Time mới đây đã đưa tin rằng công ty mẹ Facebook Meta Platforms, cùng Sama, đối tác lớn nhất tại châu Phi hiện đang phải đối mặt với nhiều cáo buộc liên quan đến tình trạng lao động cưỡng bức, gây ra nhiều tổn hại công đoàn tại chi nhánh Kenya.
Lá đơn đã được đệ trình bởi Daniel Motaung, một cựu nhân viên Sama, với lập luận rằng trang mạng lớn nhất hành tinh đã nhiều lần vi phạm hiến pháp Kenya. Được biết, vụ kiện này đã theo sau chuỗi câu chuyện The Time xuất bản hồi tháng 2 với tựa đề: "Insider Facebook's African Sweatshop", trong đó Motaung cùng một số cựu nhân viên khác đã lần đầu tiên lên án chính sách trả lương và công đoàn của Meta Platforms.
Được biết, với mức lương khoảng 2,2 USD/giờ, Motaung cho biết rằng anh đã thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều nội dung độc hại lạm dụng tình dục trẻ em, bắt cóc và giết người tàn bạo.
Việc tâm lý bị tổn hại nghiêm trọng đã khiến người đàn ông này thường xuyên gặp ác mộng và gặp khó khăn trong việc bắt đầu một công việc mới. Bằng chứng là Motaung tới giờ vẫn đang thất nghiệp và bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD).
Motaung nói rằng: "Tôi vào Sama để có thể nâng cao được bản thân và giúp gia đình thoát được cảnh nghèo đói, giờ đây với chứng PTSD, tôi vô cùng sợ rằng mong muốn này sẽ không bao giờ trở thành sự thật. Nó đã cản trở tôi phấn đấu hơn cho cuộc sống".
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào hôm đầu tuần, Motaung cho biết: "Thật không ổn khi công ty bóc lột chúng tôi vì mục đích lợi nhuận, sau đó lại vứt bỏ chúng tôi. Tôi chỉ muốn mọi chuyện tồi tệ này sẽ sớm kết thúc".
Được biết hồi năm 2019, Sama đã tự nhận mình là một công ty "có đạo đức về AI", đã sa thải Motaung sau khi người đàn ông này cùng 100 nhân viên khác lên tiếng đòi quyền lợi về một môi trường làm việc tốt đẹp hơn. Lá thư sa thải này đã nêu rõ rằng việc làm này đã khiến mối quan hệ của Sama và Facebook "gặp rủi ro lớn".
Theo nhiều luật sư của Motaung, vụ kiện dân sự đã được đệ trình lên hôm 17/5 là vụ kiện đầu tiên phía nguyên đơn vừa tìm kiếm khoản tiền bồi thường, vừa yêu cầu Facebook thay hoạt động kiểm duyệt nội dung trên toàn cầu.
Cori Crider, Giám đốc tổ chức phi chính phủ Foxglove có trụ sở tại London, đại diện cho Motaung cùng với công ty luật Kenya Nzili cho biết: "Chúng ta không thể có một mạng xã hội an toàn nếu bản thân nhiều nhân viên không được bảo vệ, chúng tôi hy vọng sự việc lần này sẽ tác động tới mọi chi nhánh của Facebook trên toàn cầu. Do Sama là trung tâm kiểm duyệt lớn của Facebook tại khu vực Đông và Nam Phi, nên việc cải tổ ít nhiều sẽ có tác động, không chỉ riêng nhân viên, mà còn với cả người tại Kenya, Nam Phi, Ethiopia và nhiều quốc châu Phi khác".
Đại diện luật sư cho biết: "Chúng tôi hy vọng lá đơn này sẽ cho Facebook một bài học, rằng đừng coi nhân viên kiểm duyệt nội dung là món đồ dùng một lần. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để khiến Facebook thay đổi. Đã đến lúc Facebook phải đối xử với nhân viên một cách đàng hoàng và tôn trọng hơn".
Bên cạnh đóm, đại diện phát ngôn của Meta - ông Ben Walters từ chối bình luận cùng với lý do vụ kiện vẫn đang diễn ra.
Sama và Meta bị tố đặt quảng cáo gây hiểu nhầm trong một cáo buộc được cho là có phần gay gắt, đồng thời không cảnh báo trước những thông tin độc hại phía kiểm duyệt nội dung có thể phải tiếp cận. Điều này đã khiến hàng chục nhân viên từ nhiều nơi khác tại châu Phi chuyển tới đến Kenya làm việc mà không mảy may nghi ngờ.
Đại diện các luật sư của Motaung nói: "Những quảng cáo gây hiểu lầm cố tình nhắm vào những người Kenya và châu Phi có hoàn cảnh khó khăn. Họ bị lừa nộp đơn xin việc sau đó bị mắc kẹt tại đây, trong một môi trường làm việc không an toàn".
Meta đang cố tìm cách tránh khỏi liên đới, theo The Time. Đại diện luật sư của tập đoàn đã khẳng định rằng: "Công ty không có nghĩa vụ chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ cáo buộc nào mà Motaung đưa ra". Họ nhấn mạnh việc sa thải Motaung là trách nhiệm của Sama và Meta không có bất kỳ sự can thiệp nào. Sẽ không nên có bất kỳ hành vi nào chống lại Meta vì Meta không quản lý Motaung".
Đại diện bên nguyên đơn lại cho rằng Sama là "đại lý" của Meta. Các nhân viên của trung tâm xử lý dữ liệu này theo đó sẽ phải sử dụng hệ thống nội bộ của chính Facebook, đồng thời quản lý nhân viên theo chính sách mà công ty đặt ra.
Đại diện bên nguyên đơn cho biết rằng: "Môi trường được tạo ra bởi Sama và Meta đòi hỏi tính khắt khe và sự giám sát chặt chẽ để đáp ứng mục tiêu về khối lượng và độ chính xác. Áp lực thời gian lớn nên tất cả đều phải làm việc trong tâm lý căng thẳng. Ngoài ra, nhân viên cũng phải tiếp xúc rất nhiều với các nội dung độc hại".
Họ còn khẳng định các những kiểm duyệt viên mà Facebook outsource thuê ngoài cũng cần được hưởng những chính sách bảo vệ như chính những nhân viên chính thức. Phía Sama và Meta cũng được yêu cầu phải công khai xác nhận mọi quyền lợi với người kiểm duyệt nội dung, đồng thời cho họ một cơ chế lương thỏa đáng tương tự các chuyên gia kiểm duyệt nội dung nội bộ.
Ngoài ra, đơn kiện cũng yêu cầu Sama phải trải qua một cuộc kiểm tra nhân quyền độc lập, sau đó báo cáo toàn bộ quy trình lên tòa án.
Sự già đi của Facebook dường như là điều bất di bất dịch, theo The Economist. Tại những quốc gia phát triển, giới trẻ luôn là đối tượng được nhắm đến đầu tiên với mảng kinh doanh quảng cáo, song điều này đang dần biến mất với Facebook.
Nếu điều này trở thành sự thật, cái kết buồn cho một đế chế tỷ đô có thể sẽ trở thành hiện thực, trong sự tiếc nuối của nhiều người đã từng dành cả thanh xuân đọc tin tức và kết nối bạn bè trên trang mạng lớn nhất hành tinh.