meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đầu cơ lướt sóng đã hết thời?

Thứ sáu, 08/07/2022-14:07
Mức định giá ở Việt Nam đã bước về vùng tương đối hấp dẫn, điều này được phản ánh phần nào qua sự tăng giá của nhóm ngành chứng khoán và nhóm ngành ngân hàng. Dưới góc nhìn dài hạn trong vòng 3-5 năm, những nhịp điều chỉnh sắp tới khi cổ phiếu kiểm tra lại vùng đáy sẽ là cơ hội để giải ngân.

Theo Vietnambiz, kết thúc quý II vừa qua, cổ phiếu của hàng loạt công ty công nghệ lớn như Tesla, Alphabet, Amazon đều trải qua những đợt giảm mạnh nhất trong vài năm trở lại đây với mức giảm từ 17%-38%. Nguyên nhân được cho là do các nhà phân tích hạ định giá của nhiều cổ phiếu công nghệ khi ngân hàng trung ương đẩy nhanh tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.


Chuyên gia cao cấp, Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt trong chương trình "Khớp lệnh" của VTV Digital
Chuyên gia cao cấp, Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt trong chương trình "Khớp lệnh" của VTV Digital

Tiếp đến là câu chuyện về dòng tiền, khi cổ phiếu công nghệ cũng là tâm điểm bán tháo tại thị trường châu Á bởi những nhà đầu tư ngoại. Theo Bloomberg, quá trình này mới chỉ bắt đầu mà thôi và chúng ta đang chứng kiến dòng vốn tháo chạy nhanh hơn so với các cuộc khủng hoảng trước đó.

Cụ thể, khối ngoại đã rút dòng tổng cộng là 40 tỷ USD ra khỏi thị trường mới nổi chủ chốt tại châu Á, bao gồm Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines. Các công ty quản lý quỹ rút khỏi những thị trường này do phải đối mặt với rủi ro cao hơn khi lạm phát tăng vào các đợt tăng lãi suất quyết liệt của ngân hàng trung ương.

Nỗi lo suy thoái ở Mỹ và sự gián đoạn chuỗi cung ứng ở châu Âu, Trung Quốc đang ngày càng thôi thúc các nhà đầu tư bán ra. Câu chuyện này có lẽ khá trái ngược với thị trường Việt Nam bởi trong quý II vừa qua, các nhà đầu tư ngoại đã mua ròng tương đối mạnh trên thị trường chứng khoán, khoảng 10.000 tỷ đồng.

Lý giải nguyên nhân của sự trái ngược giữa thị trường Việt Nam và thị trường quốc tế, tại chương trình "Khớp lệnh" của VTV Digital, chuyên gia cao cấp tại CTCP Chứng khoán Nhất Việt - ông Nguyễn Minh Hoàng cho rằng, dòng vốn rút ra không gây ảnh hưởng quá nhiều đến Việt Nam, thậm chí là Việt Nam còn có yếu tố giải ngân của dòng vốn nước ngoài.

Trong trường hợp yếu tố vĩ mô ở Việt Nam như quý II, các chỉ số đều rất tốt. GDP tăng trưởng 7,72% và bình quân 6 tháng đầu năm tăng 6,64%. Với dự báo từ giờ tới cuối năm, Việt Nam hoàn toàn có khả năng đạt được những mục tiêu đề ra là khoảng 6,5% tăng trưởng GDP trong năm 2022.

Theo ông Hoàng, nền kinh tế Việt Nam đang là một nền kinh tế tăng trưởng mạnh và lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam được kỳ vọng là sẽ tiếp tục duy trì ở mức hai con số. Bằng việc thị trường được chiết khấu khá mạnh thì Việt Nam đã có đủ những yếu tố hấp dẫn dòng tiền.


Chuyên gia cao cấp, Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt - ông Nguyễn Minh Hoàng
Chuyên gia cao cấp, Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt - ông Nguyễn Minh Hoàng

Xét trên bình diện toàn cầu khi nền kinh tế đang có nhiều rủi ro xảy ra, rõ ràng dòng tiền cũng phải tìm nơi trú ẩn.

"Nền kinh tế và các cổ phiếu Việt Nam khi đã được chiết khấu một cách tương đối có thể trở thành một trong những điểm trú ẩn của dòng tiền. Đây cũng chính là lý do dòng tiền nước ngoài đã bắt đầu giải ngân dần trở lại. Khi nền kinh tế của chúng ta tiếp tục duy trì yếu tố tăng trưởng như vậy, với góc nhìn dài hạn hơn trong vòng 3-5 năm tới, đó vẫn là một cơ hội rất tuyệt vời ở thị trường Việt Nam", vị chuyên gia này khẳng định.

Ngay sau khi số liệu về kinh tế vĩ mô, về tình trạng lạm phát và về tăng trưởng GDP được công bố thì nhiều tổ chức quốc tế cũng như tổ chức trong nước đã có những thay đổi về dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam.

Theo đó, ông Hoàng cho rằng thị trường trong nước vẫn có các cơ hội và vẫn có thể nhìn thấy được sự tích cực.

Đầu tiên, mức định giá ở Việt Nam đã bước về vùng tương đối hấp dẫn, điều này được phản ánh phần nào qua sự tăng giá của nhóm ngành chứng khoán và nhóm ngành ngân hàng vừa qua.

Dưới góc nhìn dài hạn trong vòng 3-5 năm, những nhịp điều chỉnh sắp tới khi cổ phiếu kiểm tra lại vùng đáy thì đây sẽ là cơ hội giải ngân. Thậm chí các cổ phiếu như HPG hiện đã giảm về vùng định giá lịch sử và chúng ta có thể chấp nhận mua dài hạn từ đáy trong quá trình cổ phiếu tiếp tục đi xuống. Tuy vậy, cần nhớ rằng đây là những góc nhìn dài hạn trong 2-3 năm còn trong ngắn hạn, đầu cơ, đánh T+ thì vẫn rất khó với thị trường như hiện tại.

Nếu lạm phát tại Mỹ vẫn duy trì ở mức cao, chứng tỏ áp lực Fed tăng lãi suất sẽ tiếp tục và điều này khiến suy thoái chắc chắn xảy ra. Do vậy, vào thời điểm đó ta nên quản trị danh mục để giữ tỷ lệ cổ phiếu với tỷ trọng thấp và tăng tiền ở tỷ trọng cao hơn. Khi thị trường xuống, chiết khấu tại những vùng giá tốt thì chúng ta cần có tiền để có thể tiếp cận được với các cơ hội đó.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước