Data 4g là gì? Tìm hiểu chi tiết về data 4G từ A-Z
BÀI LIÊN QUAN
Các công cụ Big Data (Big Data tools) bạn nên biếtBig Data và Machine Learning, những điều không phải ai cũng biếtXử lý Big Data là gì? Các công cụ xử lý Big data phổ biến hiện nayData 4G là gì?
Data 4G là cách gọi của mọi người để chỉ mạng 4G, theo đó, 4G (hay 4-G) viết tắt của từ fourth-generation, là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép việc truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 cho đến 1,5 Gb/giây. Tên gọi 4G được IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) đặt ra để diễn đạt ý nghĩa “3G và hơn nữa”.
Công nghệ 4G được hiểu là chuẩn tương lai của thiết bị không dây. Những nghiên cứu đầu tiên của NTT DoCoMo cho biết, điện thoại 4G có thể nhận dữ liệu với tốc độ là 100 Megabyte/giây khi di chuyển và tới 1 Gb/giây khi đứng yên, cho phép người sử dụng có thể tải và truyền lên hình ảnh động với chất lượng cao. Mạng điện thoại 3G hiện tại của DoCoMo có tốc độ tải là 384 kilobyte/giây và truyền dữ liệu lên với tốc độ là 129 kilobyte/giây.
Cũng giống như các thuật ngữ 2G và 3G, 4G là viết tắt của từ Fourth-Generation, công nghệ truyền không dây đời thứ tư. 4G hỗ trợ truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa từ 1 đến 1.5 GB/giây, trong điều kiện lý tưởng. Và tốc độ này cao hơn rất nhiều so với mạng 2G và 3G.
Từ việc đạt tối đa tốc độ đường truyền, mạng 4G là điều lý tưởng để người dùng có thể thực hiện được các cuộc hội thảo video, truyền hình với độ nét cao, duyệt web tốc độ hay thậm chí là điện thoại IP (VoIP).
Ưu điểm của data 4G
Tốc độ cao
Cải thiện tốc độ chính là yếu tố gây ấn tượng và dễ nhận thấy nhất ở mạng 4G. Về mặt lý thuyết, theo định nghĩa của Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU), 4G có thể tăng tốc độ tải về của thiết bị lên tới 100 Mbps khi di chuyển, và có thể đạt xấp xỉ 1 Gbps trong điều kiện đứng yên.
Công suất cao
Mạng 4G thực sự là một hệ thống không dây tiên tiến, đem đến một trải nghiệm kết nối di động băng rộng vượt trội so với các thế hệ trước. Mạng 4G có công suất cao hơn, có nghĩa là nó có thể hỗ trợ một lượng lớn người dùng tại một thời điểm bất kỳ. Một trạm phát 3G có thể phục vụ cùng lúc khoảng 60 tới 100 người dùng dịch vụ 3G đủ nhanh, đáng tin cậy. Tuy nhiên một tháp 4G LTE có thể phục vụ đến 300 - 400 người.
Hỗ trợ các ứng dụng phần mềm trên thiết bị chạy mượt hơn
Công nghệ 4G hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ cao hơn, do đó các ứng dụng đa truyền thông như thoại có hình hay như các đoạn video chạy trên YouTube sẽ mượt hơn. Đặc biệt, 4G có khả năng giảm độ trễ xuống ở mức rất thấp và lý tưởng cho các dịch vụ đòi hỏi đáp ứng theo thời gian thực.
Hiệu suất cao
Hiệu suất data 4G sử dụng phổ tần cao hơn 3G, cho phép dung lượng dữ liệu truyền lớn hơn. Đó là nhờ công nghệ này sử dụng các chương trình mã hóa thông minh hơn và nén được nhiều bit dữ liệu hơn trong mỗi hertz trên phổ tần số so với 3G.
Hứa hẹn phát triển công nghệ thông minh vượt trội trong tương lai
Đáng ngạc nhiên là mạng 4G đủ thông minh để thực hiện những công việc như vậy mà cần không có sự can thiệp của con người. Hệ thống 4G là mạng lưới IP được thiết kế theo kiến trúc đồng đẳng và có khả năng tự cấu hình bù đắp giữa các thiết bị để truyền tải thông tin đồng thời đáp ứng nhanh hơn cho nhiều người dùng cùng lúc. Tương tự, sự cố mất điện và hỏng thiết bị thường sẽ làm tê liệt mạng 3G. Nhưng nhờ các cảm biến, phần mềm tiên tiến, một mạng 4G sẽ tự biết cách điều chuyển lưu lượng truyền qua các trạm phát khác đến khi khắc phục xong sự cố.
Tốc độ mạng 4G nhanh tới mức nào?
Tốc độ mạng data 4G vượt xa so với mạng 3G. Để đạt tới công nghệ 4G, tốc độ mạng phải đạt tới 100 Mbps với người dùng di động (người đang di chuyển) và 1 Gbps với người dùng cố định (người không di chuyển).
Hiện nay, hầu hết thiết bị di động bán ra trên thị trường đều hỗ trợ công nghệ LTE để kết nối các dịch vụ 4G, một số máy thậm chí còn không trang bị chuẩn kết nối cũ 2G hoặc như cả 3G.
Băng tần |
Tốc độ download (Mbps) | Tốc độ Upload (Mbps) |
LTE CAT 1 |
10 | 5 |
LTE CAT 2 |
20 | 25 |
LTE CAT 3 |
100 | 50 |
LTE CAT 4 |
150 | 50 |
LTE CAT 5 |
300 | 75 |
LTE CAT 6 |
300 | 50 |
LTE CAT 7 |
300 | 150 |
LTE CAT 8 |
1200 | 600 |
Một số băng tần LTE CAT thường được sử dụng
LTE Category (LTE CAT 3):
+ Tốc độ tải xuống (Download) là 100 Mbps (100 Megabits/giây): Tốc độ truyền tải thực tế là 12.5 MB/s tương đương với tải xuống 1 bộ phim dung lượng 1 GB chỉ với thời gian 82 giây.
+ Tốc độ tải lên (Upload) là 50 Mbps (50 Megabits/giây): Tốc độ truyền tải thực tế sẽ là 6.25 MB/s tương đương với tải một file dung lượng 1 GB lên mạng với thời gian là 163.84 giây.
LTE Category 4 (LTE CAT 4):
+ Tốc độ tải xuống (Download) 150 Mbps (150 Megabits/giây): Tốc độ truyền tải sẽ là 18.75 MB/s tức là bạn có thể tải xuống 1 file dung lượng 1 GB với thời gian là 54.6 giây.
+ Tốc độ tải lên (Upload) là 50 Mbps (50 Megabits/giây): Tốc độ truyền tải sẽ là 6.25 MB/s tương đương với upload 1 file 1 GB lên mạng với thời gian là 163.84 giây.
LTE Category 5 (LTE CAT 5):
+ Tốc độ tải xuống (Download) 300 Mbps (300 Megabits/giây): Tốc độ truyền tải là 37.5 MB/s, khi tải 1 bộ phim dung lượng 1 GB hết thời gian 27 giây.
+ Tốc độ tải lên (Upload) là 75 Mbps (75 Megabits/giây): Có tốc độ thực tế đó là 9.375 MB/s, khi tải lên 1 GB hết thời gian là 109 giây.
LTE Category 6 (LTE CAT 6):
+ Tốc độ tải xuống (Download) 300 Mbps: Tương đương với tốc độ của LTE CAT 5 có tốc độ truyền tải đó là 35.5 MB/s.
+ Tốc độ tải lên (Upload) là 50Mbps: Tương đương với Cat 4 là 6.25 MB/giây.
LTE Category 7 (LTE CAT 7):
+ Tốc độ tải xuống (Download) 300 Mbps: Tương đương với tốc độ của LTE CAT 5 có tốc độ truyền tải 37.5 MB/s.
+ Tốc độ tải lên (Upload) 150 Mbps: nhanh hơn CAT 6 với tốc độ truyền tải đó là 18.75 Megabytes mỗi giây. Việc upload một video với dung lượng 1 GB lên Youtube với thời gian cực nhanh chỉ với 55 giây.
Lưu ý: Đây chỉ là các thông số lý thuyết của sản phẩm, tốc độ thực tế sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như là đường truyền, sóng, nhà mạng,... và hiện nay LTE hỗ trợ đến CAT 20.
Danh sách nhà mạng hỗ trợ mạng 4G
Hiện nay, tất cả các nhà mạng tại Việt Nam đều đang hỗ trợ công nghệ mạng data 4G, đi đầu trong số đó là Viettel, Vinaphone, Mobifone, Vietnamobile. Các gói cước của mỗi nhà mạng sẽ có mức giá phù hợp, đầy đủ dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của người dùng.
Điều kiện để sử dụng mạng 4G
Đăng ký SIM 4G
Để sử dụng mạng 4G, bạn cần đăng ký dịch vụ SIM 4G. Bạn có thể truy cập ứng dụng của nhà mạng tương ứng với SIM của mình để có được các thông tin chi tiết. Ví dụ như với nhà mạng Viettel thì truy cập ứng dụng My Viettel, nhà mạng MobiFone truy cập ứng dụng My MobiFone, nhà mạng VNPT thì truy cập ứng dụng My VNPT và nhà mạng Vietnammobile thì truy cập vào ứng dụng My Vietnamobile.
Ngoài ra, bạn có thể truy cập vào các trang web của nhà mạng, các kênh mạng xã hội hay đến các cửa hàng trên toàn quốc để đăng ký SIM 4G. Bạn chỉ cần đến các điểm cung cấp dịch vụ của hãng, yêu cầu đổi sang SIM 4G và đăng ký gói cước là có thể sử dụng được.
Thiết bị di động hỗ trợ 4G
Ngoài ra, để sử dụng được data 4G thì điện thoại bạn phải được hỗ trợ mạng này. Hầu hết ngày nay những smartphone cao cấp từ Iphone, Samsung… đều hỗ trợ LTE 4G. Thậm chí các smartphone tầm trung như Lenovo, OPPO, Meizu hay Xiaomi cũng có khả năng kết nối với mạng 4G LTE. Do vậy, bạn cần đọc rõ thông số kỹ thuật của thiết bị, hoặc hỏi nhân viên bán hàng tìm kiếm giúp bạn trước khi quyết định mua nhé.
Lời kết
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn đọc đã có thêm những kiến thức về mạng 4G. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại bạn ở các bài viết tiếp theo!