meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dắt túi 7 cách kiếm tiền đỉnh cao như người Nhật trong năm mới: Rủng rỉnh tiền bạc trong tầm tay!

Thứ sáu, 04/02/2022-10:02
Có thể nói rằng, cách chi tiêu, tiết kiệm và lập kế hoạch của người Nhật khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục.

Theo đó, sự tiết kiệm đó không những đến từ tài nguyên thiên nhiên mà còn cả tiền bạc. Khi đặt chân đến Nhật bạn sẽ thấy được cách người dân ở đó nâng niu và sử dụng đồng tiền kỹ càng như thế nào. 

Cùng điểm mặt 7 cách tiết kiệm cực thông minh và hiệu quả được người Nhật áp dụng dưới đây. 

Cách 1: Sử dụng hàng nội địa là chủ yếu, tất cả chỉ vì "yêu nước" 

Dù trong thời đại công nghệ, các sản phẩm điện tử, di động nổi tiếng đều có xuất xứ từ Châu Âu nhưng nhiều gia đình tại Nhật vẫn trung thành với các sản phẩm nội địa. Lý do đơn giản cho việc này chính là những sản phẩm được sản xuất nội địa có chất lượng tốt, chúng được thiết kế cho người Nhật sử dụng nên độ bền cùng các tính năng cũng vừa đủ cho họ sử dụng. 

Đối với người Nhật, việc sử dụng đồ dùng nội địa chính là yêu nước và làm giàu cho chính quốc gia của mình. Chính vì thế, các thương hiệu trong nước phát triển rất tốt và vươn tầm tới thế giới. 



Người Nhật Bản thường sử dụng đồ nội địa thay vì chuộng hàng nhập khẩu
Người Nhật Bản thường sử dụng đồ nội địa thay vì chuộng hàng nhập khẩu

Cách 2: Giảm thiểu những thứ không thực sự cần thiết

Nếu bạn có cơ hội được dùng bữa với một gia đình tại Nhật Bản thì sẽ cảm nhận được rằng mỗi món ăn được nấu ít hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. Không chỉ giảm thiểu thịt mà người Nhật còn giảm thiểu những thứ thừa thãi trong hộ gia đình. Theo đó, mỗi bữa họ chỉ ăn mức vừa đủ để tránh đi tình trạng bỏ phí thức ăn. 

Một điểm đặc biệt khác chính là, trong những căn hộ tại Nhật Bản, bạn cũng sẽ thấy được sự logic trong cách bài trí cùng việc sử dụng đồ đạc của họ. Tất cả những món đồ bài trí trong nhà đều nhỏ gọn và phù hợp với căn hộ và không hề có những đồ thừa bên trong căn nhà của người Nhật. Hơn nữa, những thiết bị gia dụng hay đồ điện tử cũng được người Nhật giữ gìn một cách cẩn thận nhằm kéo dài tuổi thọ sử dụng của chính. Chính bởi lý do đó mà có những món đồ đạc cũ tại Nhật Bản trông chẳng khác gì đồ mới bởi vì người dân giữ gìn quá tốt đồ đạc của mình. 

Cách 3: Tiết kiệm chi tiêu trong gia đình

Người Nhật luôn đặt mục tiêu và con số cụ thể để tiết kiệm tiền. Ví dụ như chi phí tiền học phí, ăn uống hay sách vở, đi lại và một phần phòng thân khi ốm đau. 

Một khi con số nhỏ gộp lại thì sẽ trở thành những món tiền lớn. Vì vậy, tốt nhất là nếu có nhiều tiền lẻ thì họ sẽ bỏ chúng vào lợn. Người Nhật cũng luôn so sánh, trước khi tiêu tiền vào khoản nào đó thì họ sẽ dành thời gian so sánh xem món nào có giá thành cũng như giá trị sử dụng tốt nhất. Ví dụ như bạn có thể mua trà pha rồi cho vào bình thay cho việc mua nước ở cửa hàng. Hơn thế, người Nhật cũng chỉ sử dụng 5% thu nhập cho chuyện hưởng thụ cá nhân. Đối với họ, việc hưởng thụ cá nhân ở đây với các bạn gái chính là tiền mua phấn son trang điểm còn với các bạn trai thì đi ăn tiệm 1 tháng 1 lần. 

Cách 4: Tiết kiệm năng lượng theo thời tiết

Đối với người Nhật, mỗi khi trời chuyển rét sẽ không bật máy sưởi hoặc điều hòa để làm ấm căn nhà mà họ chỉ sử dụng nó tại những căn phòng có người ở. Thậm chí, một số căn hộ tiết kiệm tới mức chỉ làm ấm những khu vực mà có người sinh hoạt. Chính nhờ vào thói quen nào mà vào lúc trời rét, chi phí cho việc sưởi ấm của người Nhật không quá cao. 

Và khi trời nóng cũng vậy, người Nhật sẽ chẳng lãng phí việc làm mát quá nhiều khu vực trong nhà. Dù cho các thiết bị điện lạnh tại Nhật Bản luôn có chế độ tiết kiệm điện nhưng nhiều hộ gia đình vẫn thường tắt điều hoà mỗi khi phòng đã đủ mát. Hơn thế, họ cũng thường xuyên tắt điều hòa khi không có nhu cầu sử dụng hoặc ra khỏi phòng quá lâu. Điều này không những giúp họ tiết kiệm điện mà còn giúp bảo vệ môi trường hơn. 


Người Nhật thường di chuyển bằng xe đạp thay cho xe máy, ô tô
Người Nhật thường di chuyển bằng xe đạp thay cho xe máy, ô tô

Cách 5: Dùng phương tiện giao thông công cộng và đạp xe đạp

Khi nghĩ tới Nhật Bản thì nhiều người sẽ nghĩ ngay tới khu vực Shibuya với lượng người đi bộ qua lại lớn. Bên cạnh đó họ cũng sử dụng phương tiện tàu điện ngầm để di chuyển. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả, bởi những khu vực ít đông đúc hơn người Nhật thường lựa chọn đạp xe thay vì ô tô hay phương tiện tiêu tốn nhiên liệu. 

Nguyên nhân ở chỗ, nếu sử dụng ô tô hoặc xe máy thì mỗi tháng họ sẽ phải tốn khá nhiều chi phí cho xăng, bảo dưỡng, sửa chữa hay bảo hiểm xe. So với việc đạp xe thì những phương tiện trên sẽ đắt đỏ hơn rất nhiều. 

Cũng chính bởi lý do này mà người Nhật chọn đạp xe dù ở lứa tuổi nào. Không những thế, những chiếc xe của họ cũng luôn được bảo quản một cách cẩn thận, vì thế mà dù có dùng lâu thì đều trông như mới. Một điều nữa, trộm cắp ở Nhật Bản cũng là điều mà ít khi xuất hiện, thế nên người Nhật cũng có thể thoải mái đạp xe và đỗ tại các nơi quy định mà không sợ bị mất cắp. 

Cách 6: Tiết kiệm cho thế hệ sau này

Dù hiện tại tỷ lệ người Nhật kết hôn và có con ngày càng thấp nhưng với những gia đình quyết định có con thì 1/2 thu nhập của họ sẽ được tiết kiệm cho con cái. Và thuế thừa kế tại Nhật Bản khá cao nên họ không vung tiền mua sắm của cải mà để dành làm của hồi môn. Lý do này khiến cho người Nhật đầu tư nhiều cho con cái về kiến thức, trải nghiệm xã hội, truyền đạt kinh nghiệm kiếm tiền để thế hệ về sau không còn nghèo khó. 

Cách 7: Tiết kiệm được phổ biến khá rộng rãi

Một chiếc toilet tiết kiệm nước sau khi rửa tay sẽ được người Nhật sử dụng để dội toilet. Không chỉ trẻ em Nhật Bản được dạy về thói quen này mà các công ty tại đất nước này cũng luôn tìm cách sáng tạo nên những sản phẩm tiết kiệm cho người dùng. Vì thế, những chiếc toilet dội vừa đủ hay những sản phẩm điện lạnh tiết kiệm điện hay những phát minh kỳ quặc tại đây đều hướng tới mục đích tiết kiệm. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Bất động sản khủng hoảng, môi giới Trung Quốc “tuyệt vọng”: Từng bán nghìn căn/tháng, giờ chật vật tạo dòng tiền để sống sót

Môi giới “tái xuất” thị trường khi bất động sản “khởi sắc”

Người hành nghề môi giới bất động sản phân vân trở lại thị trường

Tin mới cập nhật

Nhà hàng là gì? Phân loại các hình thức nhà hàng hiện nay

3 giờ trước

Có nên cho phép nhà đầu tư có đất nông nghiệp làm chủ đầu tư dự án?

3 giờ trước

Bitexco "rút chân" khỏi siêu dự án 500 triệu USD tại khu "tứ giác kim cương" TP. HCM

3 giờ trước

Xuất hiện sóng ngầm tại thị trường đất nền phía Nam

3 giờ trước

Vàng nhẫn "hút" dòng tiền trở lại

3 giờ trước