Đất trồng cây lâu năm là gì? Đặc điểm và quy định của pháp luật
BÀI LIÊN QUAN
Cụm công nghiệp là gì? Điều kiện và quy định pháp luật ở Việt NamBungalow là gì? Những mẫu thiết kế bungalow hút mắtCondotel là gì? Có nên đầu tư vào căn hộ Condotel hay không?Đất trồng cây lâu năm là gì?
Đất trồng cây lâu năm là một loại đất nông nghiệp được quy định tại Luật Đất đai 2013. Được Nhà nước giao cho cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức trồng các cây lâu năm để sản xuất và kinh doanh trong thời hạn nhất định.
Căn cứ vào phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê và kiểm kê đất đai: đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích để trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng, cho thu hoạch trong nhiều năm. Vậy cây trồng lâu năm gồm những loại nào:
- Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, sâm, quế, đỗ trọng,…
- Cây công nghiệp lâu năm: Đây là cây lâu năm cho ra sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, điều, cà phê, ca cao, chè, hồ tiêu, dừa…
- Cây ăn quả lâu năm: Là loại cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, măng cụt, mận, mơ, sầu riêng, vải, xoài…
- Cây công nghiệp lâu năm: Đây là cây lâu năm cho ra sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, điều, cà phê, ca cao, chè, hồ tiêu, dừa…
- Cây ăn quả lâu năm: Là loại cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, măng cụt, mận, mơ, sầu riêng, vải, xoài…
- Các loại cây lâu năm khác là những loại cây lâu năm được trồng để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, lộc vừng, hoa sữa, bụt mọc...); gồm cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hay có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.
Đặc điểm đất trồng cây lâu năm
Mỗi loại hình đất đều có những đặc điểm riêng biệt. Từ đó mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra nó. Những điểm nổi bật cần biết về đất trồng cây lâu năm đó là:
- Đất trồng cây là một loại đất nông nghiệp.
- Đất trồng cây lâu năm được nhà nước giao cho các cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp.
- Là đất nông nghiệp có thời hạn sử dụng.
- Đất trồng cây lâu năm có thể chuyển đổi hoặc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy rằng, đất trồng cây lâu năm (CLN) mang tới rất nhiều lợi ích, giúp cho nền nông nghiệp & lâm nghiệp của nước ta phát triển một cách mạnh mẽ hơn.
Phân biệt đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hằng năm
Căn cứ thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ Tài nguyên - môi trường:
“Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi; bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.
Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng cây hàng năm không phải đất trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu để trồng màu, hoa, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, cỏ không để chăn nuôi; gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.
Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho, v.v.; bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.”
Như vậy, sự khác nhau giữa đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây lâu năm đó là đất trồng cây hằ̀ng năm được sử dụng trồng những loại cây có thời gian sinh trưởng không quá một năm, còn với đất trồng cây lâu năm thì trồng những loại cây có thời gian sinh trưởng từ trên 1 năm trở lên.
Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà không?
Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 có quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất & chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất cũng như tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Căn cứ Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi không sử dụng đất và sử dụng đất không đúng mục đích.
Vì vậy, không được xây nhà trên đất trồng cây lâu năm. Để xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm thì phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Những điều cần biết khi chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở
Các cá nhân, hộ gia đình muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ gồm có: Đơn xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại thông tư 30/2014/TT – BTNMT và Giấy chứng nhận QSDĐ.
Hồ sơ sau khi đầy đủ sẽ nộp tại phòng Tài nguyên & Môi trường cấp huyện, thị xã nơi có đất muốn chuyển đổi.
Với các hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền sẽ thông báo chủ sở hữu đất để thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
Thời gian để giải quyết hồ sơ là không quá 15 ngày. Tại khu vực hải đảo, vùng sâu vùng xa hay vùng kinh tế đặc biệt khó khăn sẽ không quá 25 ngày.
Những hợp không xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng vẫn xây dựng trái phép thì sẽ phải chịu các chế tài về việc vi phạm lĩnh vực đất đai khi sử dụng sai mục đích.
Quy định của pháp luật về thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm
Tại khoản 1 điều 126 Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội Việt Nam quy định:
"1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này."
Đồng thời, Theo khoản 2 điều 129 Luật đất đai 2013:
"2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi."
Như vậy, thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu vẫn có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất.
Những trường hợp đất trồng cây lâu năm khi hết hạn sẽ bị thu hồi
Căn cứ vào Điều 61, 62, 64 và 65 Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng & an ninh;
- Thu hồi đất để phát triển kinh tế & xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai như sử dụng không đúng mục đích, cố ý hủy hoại đất...
- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất và có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Lưu ý khi đầu tư đất trồng cây lâu năm
Thứ nhất đó là các khoản thuế phí, ngoài phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sẽ có thêm các loại phí khác như phí trước bạ, chi phí đo vẽ hay chi phí cấp sổ (giấy chứng nhận QSDĐ) khi đã thay đổi mục đích sử dụng đất,… Chủ đầu tư nên tính toán kỹ các chi phí này nếu không muốn chịu lỗ.
Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm được quy định trong luật đất đai là không quá 50 năm. Quá thời hạn trên thì mảnh đất đó không được phép chuyển nhượng. Bắt buộc người muốn chuyển nhượng phải thực hiện thủ tục xin xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp.
Hiện nay, thủ đoạn lừa đảo khá phổ biến nhắm vào đất cây trồng. Đó chính là “cò đất” tự vẽ ra chuyên bán đất với giá rẻ, sau đó sẽ chuyển đất lên thổ cư cho người mua. Nhưng thực chất vấn đề này lại phụ thuộc nhiều vào sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lời kết
Trên đây là bài viết về đất trồng cây lâu năm và những thông tin liên quan. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích đến quý bạn đọc.