Đất LUC là gì? Những quy định pháp luật liên quan
BÀI LIÊN QUAN
Đất nền ven biển là gì? Những lưu ý khi đầu tư vào đất nền ven biểnĐất thổ canh là gì? Thời hạn sử dụng đất thổ canhCondotel là gì? Có nên đầu tư vào căn hộ Condotel hay không?1. Đất LUC là gì?
Đất LUC là loại đất chuyên trồng lúa nước, loại cây được trồng và thu hoạch theo mùa vụ và cung cấp nguồn lương thực chính cho người dân.
Căn cứ theo Luật đất đai 2013 về phân loại đất được chia làm 3 nhóm chính là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trên bản đồ, các loại đất được thể hiện bằng kí hiệu chữ theo quy phạm.
Trong 3 nhóm đất nêu trên sẽ gồm có các loại đất khác nhau như: Đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm khác, đất ở nông thôn, đất ở đô thị, đất thương mại hay đất quốc phòng - an ninh… có rất nhiều loại đất khác nhau và thường do bản đồ được thu nhỏ nên khi thể hiện trên bản đồ chúng được thể hiện dưới dạng ký hiệu.
Các ký hiệu của các loại đất nông nghiệp:
Đất chuyên trồng lúa nước: LUC
Đất trồng lúa nước còn lại: LUK
Đất lúa nương: LUN
Đất bằng trồng cây hàng năm khác: BHK
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác: NHK
Đất trồng cây lâu năm: CLN
Đất rừng sản xuất: RSX
Đất rừng phòng hộ: RPH
Đất rừng đặc dụng: RDD
Đất nuôi trồng thủy sản: NTS
Đất làm muối: LMU
Đất nông nghiệp khác: NKH
2. Đất LUC là gì? có thể chuyển lên thổ cư được hay không?
Đất trồng lúa (đất LUC) được quy định trong Luật Đất đai 2013 như sau:
“Điều 134. Đất trồng lúa
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
2. Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.”
Do vậy, việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất thổ cư (đất phi nông nghiệp) sẽ được cho vào diện hạn chế. Việc hạn chế này sẽ được Nhà nước kiểm soát để xem xét thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của đoạn 2 Khoản 2 Điều 44 Luật đất đai 2013: “Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”
3. Hồ sơ chuẩn bị để chuyển đổi mục đích sử dụng đất LUC
Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu số 01
Đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất
Các giấy tờ kèm theo khác: Giấy chứng nhận QSDĐ; chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở,v.v…
4. Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất LUC
Ngoài việc tìm hiểu đất LUC là gì? Nhiều người cũng quan tâm đến các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất LUC. Dưới đây là các bước thực hiện:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Người dân nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên & Môi trường. Với trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 3 ngày làm việc phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 2. Xử lý, giải quyết yêu cầu:
Phòng Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa và thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Phòng Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật.
Phòng Tài nguyên & Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Phòng Tài nguyên & Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính.
Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Bước 3. Trả kết quả:
Phòng Tài nguyên & Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau khi cá nhân đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Thời gian thực hiện:
Không quá 15 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).
Không quá 25 ngày đối với các xã khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế & xã hội khó khăn.
5. Đất LUC có chuyển nhượng được không?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2013 về điều kiện thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho hay thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định như sau:
“a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Bên cạnh đó, theo Điều 191 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.”.
Như vậy, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 188 và Điều 191 Luật Đất đai 2013 thì bạn mới có thể nhận chuyển nhượng đất LUC (đất trồng lúa). Ngoài ra, các bên cũng cần phải tuân thủ quy định về diện tích đất nông nghiệp được phép chuyển nhượng quy định tại Điều 44, Điều 45 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Lời kết
Trên đây là các thông tin về đất LUC là gì và những quy định pháp luật liên quan của đất LUC. Hy vọng sau bài viết này, quý bạn đọc đã có thêm những thông tin cần thiết để quá trình sử dụng đất LUC diễn ra thuận lợi hay khi cần chuyển đổi đất LUC không vướng mắc vào các thủ tục pháp lý.