Đất đấu giá ở Thanh Hóa gây “sốt” khi tăng vọt từ 8 triệu/m2 lên gần 50 triệu/m2
BÀI LIÊN QUAN
Đất đấu giá là gì? Ưu điểm của đất đấu giáPhân khúc đất đấu giá ở Hà Nội tiềm ẩn nhiều hệ lụy dù giao dịch sôi nổi“Sốt nóng” đất đấu giá, đất thổ cư ở Bắc Giang: Thật hay ảo?Ở thời điểm hiện tại, dự án khu dân cư nằm dọc ven đường CSEDP (dự án Hồ Sen) trực thuộc khu đô thị Đông Sơn, TP Thanh Hóa đang được môi giới tư vấn cho khách hàng với mức giá lên tới 48 triệu đồng/m2. Nguyên nhân giá đất tăng cao như vậy đến từ tác động của việc khu đô thị Đông Sơn, TP Thanh Hóa trúng đấu giá 435 tỷ đồng.
Thời điểm 24/12/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định số 5354/QĐ-UBND, theo đó công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất tại dự án Khu dân cư nằm dọc hai bên đường của dự án CSEDP, tức dự án Hồ Sen, nằm trong khu đô thị Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa. Đơn vị trúng đấu giá quyền sử dụng đất dự án nói trên là Công ty TNHH Đầu tư SIGMA (Công ty SIGMA) địa chỉ ở phường Đông Hương, TP Thanh Hóa. Số tiền trúng đấu giá là 435 tỷ đồng, chênh lệch cao hơn 20 tỷ so với mức giá khởi điểm.
Phân khúc đất đấu giá ở Hà Nội tiềm ẩn nhiều hệ lụy dù giao dịch sôi nổi
Thị trường bất động sản ở Hà Nội năm 2022 sẽ phải tiếp tục đối mặt với vấn đề thiếu nguồn cung trầm trọng ở hầu hết các phân khúc. Tuy nhiên phân khúc đất đấu giá chắc chắn sẽ tiếp tục sôi động với hàng loạt giao dịch.“Sốt nóng” đất đấu giá, đất thổ cư ở Bắc Giang: Thật hay ảo?
Đất đấu giá là gì? Ưu điểm của đất đấu giá
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua khái niệm đất đấu giá, tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu đất đấu giá là gì, ưu điểm của loại hình này và các quy định pháp luật liên quan như thế nào. Nội dung sẽ được cập nhật trong bài viết sau đây.Tổng diện tích của khu đất được tiến hành đấu giá là 130.752,3m2. Trong đó, phần diện tích ở đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm đất biệt thự và đất chia lô là 55.395m2, với tổng cộng 28 lô đất ở biệt thự diện tích 9.707m2 cùng 508 lô đất chia lô với diện tích là 45.687,1m2. Phần đất còn lại là đất làm đường giao thông, khu vực xây dựng vườn cây xanh, chung cư nhà ở xã hội, xây nhà văn hóa, hạ tầng kỹ thuật…
Theo tính toán, số tiền trúng đấu giá là 435 tỷ đồng, sau khi chia đều cho diện tích đất ở 55.359m2 thì giá đất bình quân mà doanh nghiệp phải chi ra để thực hiện xây dựng dự án là 8 triệu đồng/m2. Ở thời điểm hiện tại, tình trạng của khu đất đấu giá vẫn là ao, đầm, hồ, cỏ hoang mọc um tùm, chưa có mặt bằng, cơ sở hạ tầng…Tuy nhiên, trong thời gian gần đây có rất nhiều môi giới, “cò” đất đã đổ về khu vực mặt bằng dự án nói trên để tư vấn, giới thiệu cho các khách hàng có nhu cầu quan tâm, tìm hiểu về lô đất tại đây. Theo lời từ phía “cò” đất mức giá mà chủ đầu tư đưa ra ở thời điểm hiện tại là rất cao, dao động trong ngưỡng từ 25 đến 48 triệu đồng cho một mét vuông đất, tùy vào vị trí của lô đất. Mức giá này gây ngỡ ngàng cho không ít khách hàng.
Nhiều chuyên gia bất động sản chia sẻ, do lô đất nằm ở vị trí đẹp mà giá trúng đấu giá khá thấp nên chủ đầu được thắng lớn. Vì thế rất nhiều người tự đặt ra câu hỏi tại sao một khu đất có vị trí đắc địa như vậy lại có mức trúng đấu giá thấp như vậy, chỉ cao hơn so với giá khởi điểm là gần 20 tỷ đồng.
Trước đó, thời điểm năm 2018 Công ty Cổ phần Nakama Việt Nam đã được trúng thầu một mặt bằng đất đai có diện tích 39ha nằm tại khu vực phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa với giá là 438 tỷ đồng, chỉ cao hơn so với mức giá khởi điểm đưa ra là 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, do kết quả đấu giá tồn tại nhiều khuất tất nên UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các ban ngành chức năng phải vào cuộc, tiến hành xác minh, điều tra phiên đấu giá đồng thời hủy bỏ kết quả cuộc đấu giá nói trên. Đến thời điểm tháng 4/2019 chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt phương án đấu giá ở khu đất đầy tai tiếng kể trên với giá khởi điểm là 11 triệu đồng/m2 và toàn bộ khu đất ước tính là 666,4 tỷ đồng. Sau nhiều vòng đấu giá, công ty ADI đã trúng đấu giá khoản tiền là 1.215 tỷ, mang về cho ngân sách nhà nước tới hơn 548 tỷ đồng.