meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đất đấu giá không còn hấp dẫn với các nhà đầu tư

Thứ tư, 31/05/2023-07:05
Thị trường bất động sản trầm lắng kéo theo đất đấu giá tại các địa phương từng rất sôi động cũng trở nên im ắng theo. Theo các chuyên gia, nhu cầu đầu tư thấp nên đa phần những người mang mục đích “lướt sóng” không còn, chủ yếu là nhu cầu thực hoặc người trong địa phương tích trữ.

Đất đấu giá không còn hấp dẫn như trước

So với cùng kỳ của hai năm trước đây, đất đấu giá được xem "miếng mồi béo bở" để các nhà đầu tư tranh giành nhau, tạo nên làn sóng đầu tư ồ ạt ở khắp mọi nơi, đặc biệt là tại các địa phương. Bởi các lô đất sau khi được đấu giá thường được trả giá cao hơn gấp 2, 3 lần so với giá khởi điểm, sau đó lại được các nhóm đầu tư mang hàng ra thị trường và đẩy giá tiếp tục tăng cao hơn nữa nhằm thu lợi nhuận.

Thế nhưng kể từ cuối năm 2022 đến nay, hòa chung với bầu không khí “ảm đảm” của thị trường bất động sản, đất đấu giá cũng không còn sự sôi động như trước. Tại thời điểm này, mặc dù nhiều khu vực liên tục tổ chức các đợt đấu giá nhưng theo ghi nhận của phóng viên, mức giá trúng lô đất chênh lệch thấp với giá khởi điểm, số lượng người tham gia đấu giá cũng không nhiều như trước.


Đất đấu giá không còn sôi động và số lượng người tham gia đấu giá cũng không nhiều như giai đoạn trước. (Ảnh minh họa)
Đất đấu giá không còn sôi động và số lượng người tham gia đấu giá cũng không nhiều như giai đoạn trước. (Ảnh minh họa)

Tại nhiều tỉnh thành như Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Giang, Nam Định, Hải Phòng,… là những nơi từng được ghi nhận có những đợt đấu giá rầm rộ với mức trả giá gây “sốc” thị trường thì những phiên đấu giá gần đây lại, số lượng người tham gia ít hoặc giá trúng chỉ tăng nhẹ so với giá khởi điểm 1 – 2 triệu đồng, thậm chí nhiều khu vực còn phải tổ chức đấu giá lại vì phiên đấu giá trước không người tham gia.

Theo anh Ngô Mạnh Hà, đại diện Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản, hàng loạt các địa phương vẫn liên tục tổ chức các phiên đấu giá tuy nhiên số lượng người tham gia đấu giá thực rất ít, chủ yếu người dân địa phương tại khu vực đó và có nhu cầu mua ở thực. Còn lại đa phần là người dân chỉ nghe ngóng tình hình, không mặn mà tham gia ồ ạt như trước bởi các ngân hàng đều siết cho vay tín dụng bất động sản, nếu tiếp cận được thì giá cũng khá cao.


Thậm chí nhiều khu vực còn phải tổ chức đấu giá lại vì phiên đấu giá trước không người tham gia. (Ảnh minh họa)
Thậm chí nhiều khu vực còn phải tổ chức đấu giá lại vì phiên đấu giá trước không người tham gia. (Ảnh minh họa)

“Giá trúng đấu giá khá sát với giá sàn thay vì chênh lệch thổi giá cao như trước vì vậy, so với năm ngoái thì giá trúng hiện nay là hợp lý để mua vào nhằm mục đích đầu tư hay mua ở trong thời hạn lâu dài. Còn thời điểm thanh khoản kém như hiện nay thì phân khúc nào trong ngắn hạn cũng đều khó tăng giá nhanh được vì vậy mọi người nếu có tâm lý lướt sóng thì không nên mua vào thời điểm này”, anh Hà nói.

Chị Nguyễn Ngọc Linh, nhà đầu tư đất nền lâu năm cho biết, ngay khi thị trường bất động sản bắt đầu lao dốc thì nhiều nhà đầu tư đã bỏ cọc đấu giá đất do mức tăng giá ảo của sóng thị trường. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều nhà đầu tư đang bị mắc kẹt trong những lô đất đấu giá và ồ ạt bán với mức giảm giá sâu do chịu áp lực tài chính ngân hàng, không có tiền để tái đầu tư nhưng vẫn khó đẩy đi được.

“Nhiều nơi đấu giá đất có giá khởi điểm khá cao so với thực tế khiến người mua e ngại vào tiền, trong khi đó nhiều nơi đang xuất hiện tình trạng bán cắt lỗ với mức giá hấp dẫn vì vậy nhiều nhà đầu tư thường lựa chọn những sản phẩm này thay vì mua đất đấu giá. Đối với những người có dòng tiền tốt thì thời điểm này có thể tìm kiếm những lô đất vị trí đẹp mà giá tốt”, chị Linh chia sẻ.

Hết thời “tranh mua” đất đấu giá

Các phiên đấu giá tại khắp các nơi đều không còn sôi động như trước, điều này đã phản ánh đúng tình hình thực trạng của thị trường bất động sản hiện giờ là sức mua giảm, thanh khoản yếu, số lượng giao dịch thành công ít,… do các nhà đầu tư không còn “mặn mà” với đất đấu giá như giai đoạn trước.

Theo ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property), tại các địa phương vẫn tiếp tục tổ chức những phiên đấu giá đất tuy nhiên rất hiếm địa phương tổ chức đấu giá thành công do số lượng người tham gia và trúng đấu giá ở mức ít. Thậm chí, có nhiều trường hợp phiên đấu giá không có người nộp hồ sơ tham dự khiến địa phương đó phải điều chỉnh lại giá để tổ chức đấu giá lại.


Ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property)
Ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property)

Nói về nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu giá “ế ẩm”, ông Toàn cho rằng là do giá khởi điểm quá cao. Những năm trước đây, khi thị trường trong thời điểm sốt đất, giá đất đã bị đẩy lên ở mức quá cao so với giá trị thực khiến tạo lập mặt bằng giá mới, do đó khi thị trường đã ở độ chững thì giá cũng được giữ ở mức khá cao. Đồng thời, hiện nay nhu cầu đầu tư của người dân giảm mạnh, những người nhằm mục đích đầu tư “lướt sóng” không còn xuất hiện, chủ yếu là những người mua ở thực hoặc mua tích trữ về lâu về dài.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội nhận định, tại giai đoạn thị trường kém thanh khoản như hiện nay thì hành vi đầu tư “lướt sóng” bán chênh kiếm lời khó có thể thực hiện được nên các nhà đầu tư không tham gia nữa. Trước đây, câu chuyện thổi giá thông qua đất đấu giá nhằm múc đích đẩy giá khu vực tăng cao không còn quá xa lạ với thị trường bất động sản, đã có không ít người tham gia với mục đính chính nhằm đầu cơ, mua bán lướt sóng kiếm lời nhanh chóng còn nhu cầu mua thực thì rất ít. Khi ấy, giá trúng phải gấp 2, 3 lần giá khởi điểm thì hiện nay chỉ còn chênh từ 5 – 10%.


Đất đấu giá không còn dành cho ai có mục đích đầu tư "lướt sóng" mà thay vào đó là những mua ở thực hoặc tích trữ về lâu về dài. (Ảnh minh họa)
Đất đấu giá không còn dành cho ai có mục đích đầu tư "lướt sóng" mà thay vào đó là những mua ở thực hoặc tích trữ về lâu về dài. (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia bất động sản cho rằng, không chỉ đất đấu giá mà các loại hình đất nền, đất phân lô tại các địa phương từng sốt nóng cũng đều đang rơi vào cảnh đìu hiu, không có giao dịch. Bởi lẽ, ngân hàng thắt chặt tín dụng đối với những lĩnh vực rủi ro cao, chịu ảnh hưởng của nền kinh tế chung khiến cho dòng tiền trong dân cũng chịu nhiều ảnh hưởng khiến cho toàn cảnh thị trường bất động sản đều trầm lắng kéo dài.

Nguyên nhân chủ yếu của việc các phiên đấu giá vắng bóng khách hàng tham gia là do giá khởi điểm chưa phù hợp với giá thị trường hiện nay. Nhiều khu vực đấu giá có kích thước, diện tích của các lô đất quá lớn dẫn đến giá khởi điểm quá cao, không phù hợp với tài chính của người dân.

Minh Minh
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

Tận dụng triệt để quỹ đất để gia tăng nguồn cung nhà ở

Chủ đầu tư “đua” tung ưu đãi nhưng vẫn không dễ bán hàng

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

Người bán nhà cần cẩn trọng với chiêu trò “có khách cọc ngay” của môi giới

Chuyển từ mua sang thuê cũng là cách để “hạ nhiệt” giá nhà?

Lo không “gánh” được tiền thuê đất, doanh nghiệp TP.HCM muốn giãn thời gian áp dụng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

14 giờ trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

16 giờ trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

16 giờ trước

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

1 ngày trước

Chủ đầu tư “đua” tung ưu đãi nhưng vẫn không dễ bán hàng

1 ngày trước