Đất chưa sử dụng là gì? Làm thế nào để đưa đất vào sử dụng?
Đất chưa sử dụng là gì?
Hiện tại, pháp luật đất đai vẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm đất chưa sử dụng. Tuy nhiên tại khoản 3 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về nhóm đất chưa sử dụng thì có thể hiểu rằng: “Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.”
Ngoài ra, tại Điều Điều 58 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP cũng định nghĩa về đất chưa sử dụng: “Đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây”.
Hợp đồng mua bán nhà đất là gì? Một số lưu ý khi thực hiện ký kết hợp đồng mua bán nhà đất
Hợp đồng mua bán nhà đất là gì và để hợp đồng mua bán nhà đất của hai bên trở nên hợp pháp và tránh các phát sinh không đáng có, khi tiến hành làm hợp đồng bạn nên lưu ý một số điều sau đây.Đất ODT là gì? Những thông tin về đất ODT người dân nhất định phải biết
Đất ODT là gì? Thực thế, nhóm đất ODT thuộc sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời, những vấn đề về sử dụng, mua bán và tặng cho… đều đã được quy định cụ thể trong Luật Đất đai cùng các văn bản hướng dẫn kèm theo. Người sở hữu đất ODT phải tuân theo trình tự luật định và tránh sai phạm, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.Đất SKK là gì? Các quy định về sử dụng đất SKK
Đất SKK là gì và những quy định về việc sử dụng đất công nghiệp SKK là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết các thắc mắc này.Theo những dựa vào quy định trên về đất chưa sử dụng, cũng có thể hiểu đơn giản về loại đất này là đất chưa có đủ điều kiện hoặc chưa được xác định để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, chưa xác định là đất khu dân cư nông thôn, đô thị, chuyên dùng và Nhà nước chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nào sử dụng ổn định lâu dài.
Đất chưa sử dụng bao gồm những loại đất gì?
Căn cứ vào quy định tại khoản 1, Điều 58, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đất chưa sử dụng bao gồm 3 loại:
- Đất bằng chưa sử dụng, ký hiệu: BCS
- Đất đồi núi chưa sử dụng, ký hiệu: DCS
- Núi đá không có rừng cây, ký hiệu: NCS.
Cơ quan có trách nhiệm quản lý đất chưa sử dụng
Điều 164 Luật Đất đai năm 2013 quy định về cơ quan có trách nhiệm quản lý đất chưa sử dụng như sau:
“Điều 164. Quản lý đất chưa sử dụng:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở.
3. Việc quản lý đất chưa sử dụng được thực hiện theo quy định của Chính phủ”.
Theo đó, hàng năm, UBND cấp xã, phường, thị trấn phải có trách nhiệm báo cáo với UBND cấp quận, huyện về tình hình quản lý và khai thác quỹ đất chưa sử dụng đến.
UBND các cấp là cơ quan có trách nhiệm quản lý quỹ đất chưa sử dụng tại các địa phương. Việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cần tuân thủ quy định pháp luật cũng như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Thời hạn sử dụng đất chưa sử dụng
Khoản 3 Điều 132 Luật Đất đai 2013 quy định, đất chưa sử dụng được UBND cấp xã giao cho các cá nhân, hộ gia đình thuê để nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp trong thời hạn không quá 5 năm theo hình thức đấu giá đất.
Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích đều nộp vào ngân sách Nhà nước do UBND cấp xã quản lý và chỉ được sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định pháp luật.
Hạn mức giao đất chưa sử dụng
Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013 và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản này.
UBND cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trồng, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Những biện pháp quản lý đất chưa sử dụng
Điều 164 Luật Đất đai 2013 quy định, việc quản lý và sử dụng đất chưa sử dụng bao gồm những nội dung sau:
- UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ quỹ đất chưa sử dụng tại địa phương, phải đăng ký vào hồ sơ địa chính.
- UBND cấp tỉnh quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở.
- Việc quản lý đất chưa sử dụng được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
UBND các cấp sẽ có trách nhiệm quản lý quỹ đất chưa sử dụng và việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng tại địa phương theo quy định: “Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính”.
Khi thống kê, kiểm kê đất đai, đất chưa sử dụng được chia thành ba loại, gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.
Đối với mỗi loại đất cần xác định trừ diện tích đất mà Nhà nước chưa đưa vào sử dụng nhưng đang bị bao chiếm trái pháp luật. Cần xác định trừ diện tích đất đó được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nhưng đang trong tình trạng hoang hóa để thu hồi, bổ sung vào quỹ đất chưa sử dụng của địa phương.
Khi lập quy hoạch sử dụng đất, cần xác định trừ quỹ đất chưa sử dụng được đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch đó;
Khi lập kế hoạch sử dụng đất cần xác định trừ tiến độ hàng năm đưa đất vào sử dụng
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý đất chưa sử dụng tại những đảo chưa có người ở.
Đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng
Dựa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND các cấp có kế hoạch đầu tư, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để đưa quỹ đất chưa sử dụng vào sử dụng.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đầu tư vào đất chưa sử dụng để sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Với phần diện tích đất được quy hoạch sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì ưu tiên giao cho cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối ở địa phương chưa được giao đất hay thiếu đất sản xuất.
Đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo kế hoạch sử dụng đất. Nội dung này được quy định rõ tại Điều 59 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
Nhà nước có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng đối với vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng nhiều đất nhưng ít dân, vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn để thực hiện kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng nguồn kinh phí thu được từ nguồn thu khi cho phép chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sử dụng vào mục đích khác và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để phục vụ việc khai hoang, cải tạo, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.
Xử phạt hành vi lấn, chiếm đất chưa sử dụng
Lấn, chiếm đất là hành vi chuyển dịch ranh giới hoặc mốc giới thửa đất để mở rộng diện tích sử dụng đất mà chưa có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hay người sử dụng hợp pháp phần diện tích đất bị lấn.
Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 5 Điều 14, Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hành vi lấn chiếm đất chưa sử dụng sẽ bị xử phạt như sau:
“1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
5. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt như sau:
Bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức”.
Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất chưa sử dụng
Khoản 1 Điều 15 Luật Đất đai 2013 quy định về những trường hợp Nhà nước được thu hồi đất chưa sử dụng:
- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Theo quy định này, Nhà nước sẽ thu hồi đất chưa sử dụng nếu thuộc các trường hợp vì mục đích công cộng (như phục vụ quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội) hoặc có vi phạm pháp luật về đất đai như: sử dụng sai mục đích, cố ý hủy hoại đất, gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất,...