meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Danh sách cổ phiếu bị cắt margin sau mùa soát xét bán niên

Thứ ba, 23/08/2022-21:08
Sau khi kết thúc mùa báo cáo soát xét bán niên, hàng loạt cổ phiếu trên các sàn giao dịch bị đưa vào danh sách không được giao dịch ký quỹ.

HoSE thêm 3 mã cổ phiếu bị cắt margin vì thua lỗ trong 6 tháng đầu năm

Theo Nhịp sống kinh tế, mới đây, trên các sàn giao dịch, thêm nhiều cổ phiếu bị đưa vào danh sách không được giao dịch ký quỹ (margin). Đặc biệt, sau khi mùa báo cáo soát xét bán niên kết thúc, theo đó, hàng loạt cảnh báo được đưa ra cho doanh nghiệp do báo cáo tài chính bán niên soát xét có lợi nhuận ròng là số âm hoặc bị kiểm toán đưa ra ý kiến không chấp nhận toàn phần.

Số liệu mới nhất cập nhật tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) cho thấy, có thêm 3 mã vừa được bổ sung vào danh sách cổ phiếu bị cắt margin vì có kết quả kinh doanh thua lỗ trong 6 tháng đầu năm 2022. 

Cái tên đầu tiên là CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (mã PSH) với lý do lợi nhuận sau thuế trên báo cáo soát xét trong 6 tháng đầu năm ghi nhận số âm. Cụ thể, doanh thu thuần nửa đầu năm của doanh nghiệp này tăng 28% lên 3.771 tỷ đồng, song việc giá xăng dầu thế giới và trong nước biến động đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành nguyên vật liệu đầu vào dẫn đến giá vốn tăng cao. Kết quả, sau 6 tháng đầu năm, PSH lỗ đậm 260 tỷ đồng, trong khi đó, cùng kỳ năm trước vẫn lãi 84 tỷ đồng. Giá trị cổ phiếu PSH trên thị trường giảm 58% từ mức 28.x đồng vào tháng 3/2022, hiện chỉ giao dịch quanh mức 11.000 đồng và đi ngang trong gần 2 tháng qua.


Thêm nhiều cổ phiếu bị đưa vào danh sách không được giao dịch ký quỹ (margin)
Thêm nhiều cổ phiếu bị đưa vào danh sách không được giao dịch ký quỹ (margin)

Tương tự, trên HoSE, CTCP Điện lực Khánh Hoà (mã KHP) cũng bị đưa vào danh sách cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch quỹ do lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm nay ở mức âm. Mặc dù doanh thu thuần của KHP tăng xấp xỉ 10% lên 2.391 tỷ đồng, song do giá vốn tăng cộng với các chi phí không được tiết giảm khiến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp ghi nhận âm 126 tỷ đồng, được biết, con số này đã cải thiện hơn hơn so với khoản lỗ 182 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, CTCP Hacisco (mã HAS) cũng bị lọt danh sách cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận số âm. Cụ thể, doanh thu thuần của HAS đạt gần 35 tỷ đồng, giảm 74% so với cùng kỳ năm 2021. Dù giá vốn cũng giảm sâu, nhưng đà giảm mạnh của doanh thu vẫn không "cứu" được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này. Trong nửa đầu năm, HAS ghi nhận lỗ sau thuế hơn 470 triệu đồng, trong khi vẫn lãi gần 1,8 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. 

Cổ phiếu HAS trên thị trường hiện vẫn nằm trong diện cảnh báo do vấn đề ngoại trừ trên báo cáo tài chính tồn tại đã lâu. Thị giá của HAS đứng tham chiếu 11.600 đồng, thanh khoản "èo uột" chỉ vài trăm cổ phiếu mỗi phiên.

Thêm 5 cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ trên HNX 

Bên cạnh đó, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng liên tục thông báo về việc cắt margin vớt loạt cổ phiếu liên quan đến báo cáo tài chính soát xét bán niên. Đơn cử là cổ phiếu SHS của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (mã SHS). Cụ thể, sau kiểm toán, kết quả bán niên của SHS từ lãi trước thuế đạt 39 tỷ đồng đã chuyển sang lỗ trước thuế 86,5 tỷ đồng. Phía Chứng khoán SHS lý giải nguyên nhân của sự thay đổi này là do đơn vị giữ nguyên phân loại cổ phiếu TCB và GEX ở mục FPTVL thay vì để ở mục AFS như trong báo cáo tài chính quý II. Doanh nghiệp này cũng cho biết, thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm diễn biến tiêu cực bất ngờ khiến cho mảng tự doanh gặp nhiều khó khăn, dẫn đến lợi nhuận sau thuế bị lỗ.

Một công ty khác trên HNX cũng bị cắt margin đó là CTCP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt (mã TVC) với lý do lợi nhuận sau thuế bán niên là số âm. Cụ thể, theo báo cáo tài chính soát xét, lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm của TVC ghi nhận âm 257 tỷ đồng, không thay đổi so với báo cáo tài chính tự lập. So với giai đoạn 6 tháng đầu năm trước, lợi nhuận sau thuế giảm 521 tỷ đồng.

Lý giải về kết quả kinh doanh thua lỗ, phía TVC cho biết việc doanh thu giảm 61% so với cùng kỳ năm trước và đạt 94 tỷ đồng trong khi các chi phí tăng 102% là nguyên nhân khiến lợi nhuận âm nặng. Việc doanh thu giảm và chi phí tăng đột biến có nguyên nhân từ việc thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh trong những tháng đầu năm. Riêng trong kỳ này, công ty trích lập gần 300 tỷ đồng.


Sàn HNX cũng liên tục thông báo cắt margin với loạt cổ phiếu do liên quan đến báo cáo tài chính soát xét bán niên. Ảnh minh họa
Sàn HNX cũng liên tục thông báo cắt margin với loạt cổ phiếu do liên quan đến báo cáo tài chính soát xét bán niên. Ảnh minh họa

Trong danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ còn có CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (mã NDN). Nguyên nhân khiến cổ phiếu NDN bị cắt margin là do trong báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022, công ty này lỗ sau thuế hơn 95 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ lãi xấp xỉ 133 tỷ đồng.

Cùng với đó, báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022 không được đơn vị kiểm toán cho ý kiến chấp thuận toàn phần. Đơn vị kiểm toán cho biết không thể kết luận giá trị khoản mục Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Dự án Khu phức hợp Monarchy B - Block B tại ngày 30/06/2022 vừa qua, do chi phí phân bổ qua nhiều kỳ kế toán vượt quá phạm vi soát xét của kiểm toán.

Thêm vào đó, số tiền nhận trước về bán căn hộ tại dự án Monarchy B cuối quý II là 463,6 tỷ đồng. Theo thỏa thuận của hợp đồng mua bán, nếu chậm bàn giao căn hộ quá 3 tháng thì Nhà Đà Nẵng phải trả cả lãi trên số tiền khách hàng đã ứng trước. Nhưng báo cáo tài chính đính kèm chưa ghi nhận khoản lãi dự trả này, ước tính số lãi lũy kế phải trả đến ngày 30/6 là 66,3 tỷ đồng. Nếu hạch toán đầy đủ bao gồm cả khoản lãi phát sinh do chậm bàn giao căn hộ nêu trên thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm, chỉ tiêu "chi phí trả lãi" sẽ tăng thêm 21,5 tỷ đồng, chỉ tiêu "lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp" cũng sẽ giảm tương ứng.

Ngoài ra, trên bảng cân đối kế toán ngày 30/6, chỉ tiêu "chi phí phải trả" tăng thêm 66,3 tỷ đồng và chỉ tiêu "thuế và các khoản phải nộp Nhà nước" giảm 13,3 tỷ đồng cùng chỉ tiêu "lợi nhuận sau thuế chưa phân phối" giảm đi 55 tỷ đồng.

Từ ngày 19/8, cổ phiếu của CTCP Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương - Apec (mã APS) cũng sẽ không được giao dịch ký quỹ. Nguyên nhân bởi lợi nhuận sau thuế bán niên năm 2022 sau kiểm toán của Chứng khoán Apec là số âm.

Theo đó, trong nửa đầu năm 2022, APS ghi nhận doanh thu tăng gấp 4 lần lên mức 108 tỷ đồng, tuy nhiên, gánh nặng chi phí cùng khoản lỗ đậm ở mảng dự doanh đã khiến doanh nghiệp này báo lỗ sau thuế kiểm toán là 304 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 37,7 tỷ. Trước đó, tại báo cáo tự lập, doanh nghiệp này chỉ ghi nhận doanh thu vỏn vẹn 56 tỷ đồng (giảm mạnh so với quý I), nhưng chi phí hoạt động lại tăng lên 492 tỷ đồng, gấp hơn 12 lần so với quý trước đó (chủ yếu do mảng tự doanh thua lỗ), dẫn đến việc công ty chứng khoán này lỗ sau thuế 362 tỷ đồng kéo theo EPS chuyển âm 4.370 đồng/cổ phiếu.

Trong quý II, một gương mặt đáng chú ý khác là L14 của CTCP Licogi 14 (mã L14) cũng vừa bị Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) liệt vào danh sách không được phép giao dịch ký quỹ kể từ ngày 19/8 do lỗ sau thuế bán niên 2022, mặc dù đây là con số đã thu nhỏ từ 234 tỷ đồng xuống còn 24 tỷ đồng sau soát xét.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Có thể thấy, giao dịch ký quỹ có thể giúp nhà đầu tư x2, x3 lợi nhuận một cách nhanh chóng, tuy nhiên cũng đối mặt với nhiều rủi ro. Một trong số đó là tăng gấp đôi khoản lỗ khi giá cổ phiếu lao dốc, hay mất thêm chi phí lãi vay. Do đó, nếu như nhận định đúng xu hướng cũng như chọn được cổ phiếu vượt trội thì việc sử dụng Margin sẽ giúp nhà đầu tư tối đa mức lợi nhuận theo cấp số nhân. Ngược lại, nếu nhận định sau thị trường hoặc không quản lý tốt tài khoản vay, nhà đầu tư sẽ phải chịu gấp đôi khoản lỗ. Vì vậy, cần nghiên cứu kỹ xu thế thị trường, cổ phiếu đáng đầu tư và phương pháp đầu tư để đưa ra quyết định phù hợp.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước