meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đánh liều mua nhà “trên giấy” vì giá rẻ hiếm có

Thứ hai, 29/08/2022-07:08
Mặc dù việc mua nhà trên giấy rất mạo hiểm, không được khuyến khích nhưng hiện nay, nhiều người vẫn chấp nhận rủi ro để đầu tư vào những căn nhà chưa hoàn thiện này.

Liều mua vì giá rẻ

Vài năm trở lại đây, hình thức mua nhà trên giấy tương đối nở rộ ở Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn. Theo khảo sát của phóng viên, hình thức giao dịch nhà, đất này được nhiều môi giới chào mời trong các hội nhóm kín trên trang mạng xã hội Facebook. Dù nhiều chuyên gia đã cảnh báo, đây là hình thức mua bán bất động sản rất rủi ro nhưng hiện vẫn có nhiều người mua sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua những ngôi nhà hình thành trong tương lai.


Hình thức mua nhà trên giấy đang diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở các thành phố lớn
Hình thức mua nhà trên giấy đang diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở các thành phố lớn

Đơn cử là trường hợp của chị Nguyễn Thanh Hương (35 tuổi, TP Hồ Chí Minh). Hồi đầu tháng 5 vừa qua, chị đã bỏ ra 350 triệu đồng để đặt cọc một căn chung cư đang trong quá trình thi công và chưa hoàn thiện pháp lý. Chị quyết định mua căn chung cư này vì giá rẻ, lại nằm ngay ở gần trung tâm thành phố, rất thuận tiện trong việc đi lại.

 “Nếu tính cả tiền chênh lệch, căn chung cư của tôi chỉ có giá 30 triệu đồng/m2. Đây là một mức giá “hiếm có khó tìm” vì hiện nay, một căn chung cư giá rẻ, đã thành hình ở TP Hồ Chí Minh cũng có giá 40-50 triệu đồng/m2 rồi”, chị Hương nói.

Không chỉ có những người có nhu cầu mua nhà ở thực, hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư ưa chuộng hình thức này vì giá rẻ, có tiềm năng tăng giá cao. Ông Nguyễn Viết Thành (48 tuổi, TP Hồ Chí Minh) đã chi hơn 200 triệu đồng để đặt cọc một chung cư gia đình ở TP Thủ Đức. Căn chung cư của ông nằm trong một dự án mới thi công năm đầu tiên và đang bị tạm dừng thi công do vướng pháp lý.

Trước đó, nhiều người trong giới đầu tư bất động sản đã cảnh báo ông Thành về rủi ro khi đầu tư vào những căn chung cư đang nằm trên giấy. Tuy nhiên, ông vẫn chấp nhận mạo hiểm vì nhận thấy tiềm năng tăng giá của căn chung cư này sau khi hoàn thiện.

“Dù đầu tư theo hình thức này rất mạo hiểm nhưng tôi vẫn quyết tâm theo đến cùng. Mức giá chung cư của tôi đang thuộc vào hàng rất hiếm ở TP Hồ Chí Minh. Hơn nữa, với đà tăng giá như hiện nay, chung cư của tôi sẽ sinh lời rất cao sau khi dự án cán đích”, ông Thành chia sẻ.


Nhiều nhà đầu tư chấp nhận mua nhà trên giấy vì giá rẻ, không cần phải đóng quá nhiều tiền trong từng đợt thanh toán
Nhiều nhà đầu tư chấp nhận mua nhà trên giấy vì giá rẻ, không cần phải đóng quá nhiều tiền trong từng đợt thanh toán

Anh Đặng Quang Minh – Môi giới phân khúc căn hộ ở TP Hồ Chí Minh cho biết, sở dĩ nhiều người chấp nhận mạo hiểm, mua nhà trên giấy vì có giá bán rất rẻ, số tiền thanh toán trong từng đợt cũng ít hơn so với những dự án đã thành hình. Cụ thể, nếu mua những căn hộ đã hoàn thiện cả thi công lẫn pháp lý, người mua nhà phải đóng số tiền khoảng  70-85% giá trị của căn nhà. Còn với hình thức mua bán nhà trên giấy, họ chỉ cần đóng tiền theo từng tiến độ của dự án với số tiền khoảng 20-30% giá tiền của sản phẩm.

“Gọi dân dã là mua nhà trên giấy, gọi chính thức là mua nhà hình thành trong tương lai. Những người làm nghề môi giới và cả người mua bất động sản đã rất quen với hình thức mua bán nhà như vậy. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung nhà ở tại các thành phố lớn đang eo hẹp thì hình thức đầu tư mạo hiểm này đang nắm giữ nhiều lợi thế”, anh Minh nói.

Rủi ro pháp lý khi mua nhà trên giấy

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Hảo, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Nam Bộ Invest cho biết, hình thức mua bán nhà trên giấy đã trở nên quen thuộc đối với nhiều người mua nhà hiện nay. Pháp luật Việt Nam cũng cho phép việc bán nhà hình thành trong tương lai khi đã nghiệm thu xong phần móng và có giấy phép xây dựng phần thân.

Ở góc độ chủ đầu tư, hình thức mua bán nhà trên giấy sẽ giúp họ có thêm dòng tiền để duy trì và phát triển dự án. Còn ở góc độ khách hàng, hình thức này sẽ giúp nhiều người tiết kiệm được chi phí vì họ chỉ phải đóng một khoản tiền vừa phải theo tiến độ của dự án.

Tuy nhiên, đây là những dự án chưa hoàn thiện pháp lý và đang trong quá trình xây dựng nên vẫn tồn tại nhiều rủi ro. Ông Hảo lấy dẫn chứng, khi một dự án bị trì trệ do vướng pháp lý, nhiều người mua rất dễ bị chôn vốn trong một thời gian dài. Thậm chí, nếu chủ đầu tư phá sản, nhiều người rất khó đòi lại số tiền đã đặt cọc và có khả năng mất cả gốc lẫn lãi.


Khi mua nhà trên giấy, nhiều nhà đầu tư rất dễ mất tiền, chôn vốn trong một thời gian dài (ảnh minh họa)
Khi mua nhà trên giấy, nhiều nhà đầu tư rất dễ mất tiền, chôn vốn trong một thời gian dài (ảnh minh họa)

“Hình thức mua nhà trên giấy này luôn có cả cơ hội và rủi ro đan xen nên các nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ yếu tố pháp lý, uy tín của chủ đầu tư để đưa ra quyết định cho suất đầu tư mạo hiểm này. Những dự án chào bán hàng trên giấy nhưng không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ khiến nhiều người mua nhà không thể thanh lý được hợp đồng và sẽ bị chiếm dụng vốn trong dài hạn”, ông Hảo cảnh báo.

Đồng quan điểm, ông Trương Tiến Hùng – Thành viên của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết, về mặt tích cực, việc mua bán nhà trên giấy sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo ra việc làm cho người lao động, đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, hình thức mua bán trên giấy tồn tại nhiều rủi ro cho người mua nhà. Rủi ro lớn nhất là việc người mua không được hoàn trả phần tiền đã đặt cọc khi dự án phá sản, ngừng thi công. Trong trường hợp này, người mua có thể chuyển nhượng lại hợp đồng để thu lại số tiền đã trả. Hoặc có thể, chủ đầu tư sẽ đứng ra thực hiện việc chuyển nhượng hợp đồng này để lấy tiền trả lại cho người mua.

Ở góc độ pháp lý, ông Hùng khuyên cần phải cẩn trọng trong việc lựa chọn chủ đầu tư để có thể gửi niềm tin trong dài hạn. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cần kiểm tra và giám sát chặt từng dự án để việc mua bán nhà trên giấy không trở thành một hình thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều người mua nhà.

Thiên Vân
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước