Đà Nẵng: tài xế công nghệ đòi tắt ứng dựng, kéo lên trụ sở biểu tình
BÀI LIÊN QUAN
Shopee ngừng hoạt động tại Pháp sau vỏn vẹn 4 thángTừng là startup vang danh Đông Nam Á, công ty mẹ Shopee bốc hơi cả trăm tỷ USD chỉ trong 4 tháng“Giấc mộng châu Âu” của Shopee chớm nở 4 tháng đã lụi tànTheo ICT News, một tài xế của nền tảng ứng dụng Shopee Food chia sẻ rằng do giá xăng tăng quá cao, chi phí hỗ trợ không nhiều vậy nên thu nhập không đủ để bù chi phí. Nhiều tài xế xe công nghệ đã tập trung tại trụ sở công ty tại Đà Nẵng để xin công ty hỗ trợ thêm chi phí nhằm trang trải cho giá xăng.
Vào khoảng 10h sáng, ngày 11/3 vừa qua, rất nhiều tài xế của nền tảng bán đồ ăn trực tuyến ShopeeFood đã tụ tập tại trụ sở công ty trên đường Nguyễn Văn Linh (Đà Nẵng).
Nguyên nhân của sự việc trên là do diễn biến phức tạp của giá xăng tác động nặng nề lên tài xế, khiến nhiều người đã có động thái tắt ứng dụng để không tiếp nhận đơn đồ ăn. Những người có mặt tại công ty đòi tắt ứng dụng và muốn công ty tăng phí giao hàng hoặc hỗ trợ thêm thu nhập của họ.
Một tài xế của ShopeeFood chia sẻ rằng trung bình một ngày anh chạy tới 30 đơn, xuyên suốt từ 6h sáng tới 10h tối, chưa tính các khoản phí và xăng xe sẽ thu về được 400.000 đồng. Vậy nên nhiều tài xế đã kéo lên công ty và đề xuất tăng phí cũng như hỗ trợ tiền xăng. Anh lo lắng rằng tiền xăng cao nhưng chi phí thấp sẽ khó tạo ra thu nhập.
Giá xăng tăng cao đã tác động rất lớn tới thu nhập của nhiều tài xế. Vào ngày 10/3, một số ứng dụng gọi xe công nghệ như Grab cũng đã thông báo điều chỉnh tăng giá mọi dịch vụ trên nền tảng của mình, nhằm đảm bảo đầy đủ thu nhập cho các đối tác tài xế.
Cụ thể là giá cước gọi xe ô tô GrabCar 4 chỗ tại Hà Nội và TP HCM đã tăng 2.000 đồng/km lên mức 29.000 đồng cho 2 km đầu, mỗi km tiếp theo là 10.000 đồng. Dịch vụ GrabBike tại TP HCM hiện ở mức 12.500 đồng cho 2 km đầu tiên, 4.300 đồng cho những km tiếp theo và 350 đồng cho mỗi phút di chuyển sau 2 km đầu tiên.
Tại Hà Nội, giá cước GrabBike đã được điều chỉnh tăng 13.500 đồng cho 2 km đầu tiên, 4.300 đồng cho mỗi km tiếp thep vào 350 đồng cho mỗi phút di chuyển sau 2 km đầu. Dịch vụ vận chuyển GrabExpress siêu tốc tại TP HCM và Hà Nội và 19 tỉnh thành khách cũng đã được chỉnh tăng lên 16.000 đồng cho 2 km đầu tiên và 5.500 đồng cho mỗi km sau đó.
Theo ông Nguyễn Công Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho biết giá xăng dầu chiếm tới 30 - 40% chi phí cấu thành lên cước giá taxi. Do vậy, các doanh nghiệp taxi đang xem xét việc điều chỉnh giá cước.
Ông Hùng cho biết các doanh nghiệp hiện đã chuẩn bị kế hoạch tăng giá cước. Nếu giá xăng dầu tăng 5.000 - 8.000 đồng/lít/kg so với đầu năm giống dự đoán của Bộ Công Thương thì phí cước sẽ tăng khoảng 15% so với bảng giá hiện tại.
Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho biết đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế đất nước hai năm qua khiến họ không xoay xở được, đa số doanh nghiệp làm ăn không có lãi khiến doanh thu giảm tới 80%. Việc tăng giá dịch vụ là quyết định vô cùng khó khăn đối với doanh nghiệp khi tăng giá thì sẽ mất khách nhưng nếu không tăng thì lỗ.
Ông Hùng cũng chia sẻ kỳ vọng đối với việc giảm thuế môi trường trong tương lai giúp bảng giá dịch vụ không tăng vọt, sẽ khiến doanh nghiệp được tiếp tục duy trì hoạt động và giữ được khách.