Cựu phóng viên Thanh Hóa quyết bỏ nghề để xây dựng trang trại nuôi ốc nhồi, mỗi năm dắt túi hàng trăm triệu đồng
BÀI LIÊN QUAN
Ông nông dân Bình Phước đầu tư 30ha đất trồng sầu riêng, mỗi năm dắt túi cả tỷ đồngBiến 30ha đồi hoang thành trang trại kết hợp vườn - ao - chuồng bị cả làng cho là "khùng", ông nông dân Hà Tĩnh thu về 1 tỷ đồng/nămĐầu tư 7ha đất đồi trồng cây giang và nuôi gà thiến, nữ nông dân Hà Giang mỗi năm dắt túi 900 triệu đồngCơ duyên đến với nghiệp nuôi ốc nhồi của anh phóng viên Thanh Hóa
Theo Dân Việt, trang trại của anh Bùi Văn Hải (sinh năm 1982) ở cuối khu phố Phong Lượng, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Khi nhìn cơ ngơi trang trại ốc hiện tại thì ít ai ngờ được rằng anh từng là một phóng viên trước khi bén duyên với nghề nuôi ốc. Anh Hải cho biết, năm 2003, sau khi tốt nghiệp anh đã xin vào công tác tại Đài Phát thanh huyện Thường Xuân - Thanh Hóa. Cũng theo lời anh Hải, đây chính là khoảng thời gian đẹp nhất của tuổi trẻ vì anh đã được rong ruổi khắp nơi, được trải qua những niềm vui và sự vất vả của nghề. Sau mỗi chuyến công tác thì anh Hải lại khám phá được nhiều điều mới, cuộc sống cũng vì thế mà có nhiều màu sắc hơn, thú vị hơn. Mặc dù thế nhưng gánh nặng cuộc sống lại đè nặng lên vai của chàng trai trẻ khiến cho anh phải lựa chọn bỏ nghề làm báo sau 4 năm gắn bó và quyết định sẽ chuyển hướng sang làm kinh doanh. Vào năm 2010, anh Hải đã cùng với cộng sự mở một công ty vệ sĩ tại TP. Hồ Chí Minh rồi sau đó phát triển chi nhánh tại Hà Nội. Cũng tình cờ trong một lần đi ăn cùng với bạn bè tại một nhà hàng chuyên các món đặc sản đồng quê, anh Hải đã phát hiện ra các món ốc nhồi ở đây bán rất chạy. Thấy thú vị thì anh đã tìm hiểu và nhận ra nguồn cung ốc vẫn đang còn thiếu. Và với bản năng nhạy bén của mình, anh Hải đã quyết định đầu tư nuôi ốc.
Đam mê chăn nuôi, anh nông dân Hậu Giang đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi rắn ri voi, mỗi lần thu hoạch đều thắng lớn
Mô hình nuôi con đặc sản như cua đinh, ba ba, rắn ri voi của anh Trần Văn Đường tại ấp Phước An, xã Vĩnh Phước A, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đã rất thành công. Cũng nhờ mô hình này mà gia đình của anh trở nên khá giả.Nông dân Bạc Liêu đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi ong, mỗi lít mật ong thu về 500.000 đồng
Được biết, tại thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu), mô hình nuôi ong lấy mật tuy chỉ mới được người dân học tập kinh nghiệm cũng như áp dụng nhưng lại đang hứa hẹn nhiều triển vọng. Giá mật ong bông tràm được người dân bán từ 450.000-500.000 đồng/lít.Vào năm 2014, anh Hải đã về quê bỏ vốn đào ao rồi thu mua ốc nhồi của bà con bắt tự nhiên để đem thả nuôi trong ao của mình. Anh Hải cho hay: "Hồi đó, thị trường ốc nhồi không phát triển như bây giờ. Dù tôi có ý tưởng nuôi nhưng chẳng có chỗ cung cấp con giống với số lượng lớn nên tôi phải nhờ bà con ở quê đi bắt về, rồi mình thu mua, có bao nhiêu lại đổ vào ao nuôi, rồi nhân giống dần dần".
Ở thời gian đầu, do bản thân chưa có kinh nghiệm nên lượng ốc nuôi trong ao đã chết dần chết mòn. Thậm chí có những thời điểm anh Hải còn trắng tay, thua lỗ khi ốc trong ao đồng bị nhiễm bệnh và nhất là vào mùa đông. Sau đó, anh Hải mới hiểu ra là ốc nhồi kị rét, nếu như không có chỗ trú an toàn thì chúng sẽ chết.
Anh Hải cho biết thêm: "Ngày trước, Internet ở quê chưa thông dụng, tôi có tìm kiếm về thông tin, cách thức chăm sóc, nuôi ốc nhồi nhưng gần như không có. Phải mất gần 1 năm tôi mới nghiên cứu và nắm được các thuộc tính, cách cho ăn, chăm sóc ốc nhồi".
Quyết định liên kết để nuôi ốc nhồi
Được biết, sau nhiều năm nuôi và tích lũy kinh nghiệm thì anh Hải đã thực hiện được nhân giống nuôi ốc nhồi. Điều này vừa để có nguồn giống lại vừa đảm bảo được chất lượng phục vụ cho việc nuôi ốc nhồi thương phẩm của mình nhưng vẫn có để bán ra thị trường. Anh Hải đã dốc vốn đề cải tại các ao thành các bể nuôi chuyên dụng, xây khu nhà màng cho ốc trú ngụ vào mùa đông. Đáng chú ý, điểm ưu việt của nhà màng này là ổn định nhiệt độ cho ốc phát triển khi thời tiết quá thấp cũng không ảnh hưởng đến ốc. Nếu như thời tiết rét đậm rét hại thì có thể thắp thêm điện để sưởi ấm. Còn vào mùa mưa, nhờ có hệ thống mái che nhà màng, nước mua cũng không xối thẳng trực tiếp xuống ao nuôi làm thay đổi độ PH của nước. Anh nông dân Bùi Văn Hải cho biết, môi trường sống và thức ăn của giống ốc nhồi này phải sạch. Chính vì thế mà cần phải thường xuyên vệ sinh ao nuôi, xử lý môi trường nước bằng vôi và men vi sinh. Và trung bình mỗi năm, anh Hải đã bán ra thị trường hơn 10 tấn ốc thịt và 200 vạn ốc giống. Giá bán khoảng 80.000 - 120.000 đồng/kg ốc nhồi thịt, 500 đồng/con ốc giống tùy vào từng thời điểm. Đa phần ốc thương phẩm sẽ được anh Hải cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn tại Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An,... Bên cạnh việc sử dụng nguồn ốc tự nuôi thì anh Hải còn tiến hành liên kết, hướng dẫn nông dân địa phương cùng nuôi và bao tiêu đầu ra. Hiện tại đã có khoảng 30 hộ dân tham gia vào mô hình này.
Sau một thời gian kinh doanh, cựu phóng viên này đã nhận ra nếu chỉ bán ốc còn sống thì trang trại khó có thể mở rộng được thị trường, nhất là không thể đưa ốc vào các siêu thị. Chính vì thế, anh Hải đã tiến hành nhập thêm máy móc, thiết bị để về chế biến ốc. Cũng theo quy trình, ốc sẽ được tách vỏ, làm sạch và hút chân không, xử lý đông lạnh rồi mới đóng gói. Theo lời anh Hải, việc chuyển đổi mô hình này sẽ là bước tiến dài trong tương lai khi ốc nhồi của anh được đưa vào các siêu thị.