meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cuộc đua ngành dược ngày càng gay cấn: Long Châu theo kịp Pharmacity đạt cột mốc 1.000 nhà thuốc, An Khang đã sớm “chốt sổ” về số lượng

Thứ sáu, 09/12/2022-20:12
Trong một cuộc họp với nhà đầu tư diễn ra mới đây, Thế giới Di động (MWG) cho biết sẽ giữ con số 529 nhà thuốc An Khang trong khi kế hoạch năm 2022 là 800 cửa hàng. Nguyên nhân bởi, thời điểm hiện tại và đặc biệt là những tháng cuối năm, thị trường có quá nhiều biến đổi và nhiều khó khăn, thế nên việc dừng lại là phù hợp với tình hình của thị trường.

Long Châu theo kịp Pharmacity đạt cột mốc 1.000 nhà thuốc, An Khang lại sớm “chốt sổ” về số lượng

Ra đời vào năm 2011, Pharmacity với nguồn lực mạnh mẽ đã sớm dẫn đầu về quy mô, thậm chí có những lúc còn gần như không có đối thủ. Đến tháng 3 năm nay, trong khi Pharmacity đã đạt hơn 1.000 cửa hàng thì Long Châu vẫn còn cách khá xa với quy mô chỉ bằng hơn phân nửa.


Nếu như Pharmacity tuyên bố tham vọng đạt 5.000 nhà thuốc vào năm 2025, tiến tới doanh thu hơn 3 tỷ USD thì FPT Long Châu cũng vừa được tăng gấp đôi vốn sau khi có lãi trước kế hoạch vào thời điểm cao điểm năm 2021
Nếu như Pharmacity tuyên bố tham vọng đạt 5.000 nhà thuốc vào năm 2025, tiến tới doanh thu hơn 3 tỷ USD thì FPT Long Châu cũng vừa được tăng gấp đôi vốn sau khi có lãi trước kế hoạch vào thời điểm cao điểm năm 2021

Thế nhưng từ đầu năm nay, cuộc đua ngành dược đã sớm được dự báo sẽ bùng nổ mạnh mẽ và đang ngày càng gay cấn. Nếu như Pharmacity tuyên bố tham vọng đạt 5.000 nhà thuốc vào năm 2025, tiến tới doanh thu hơn 3 tỷ USD thì FPT Long Châu cũng vừa được tăng gấp đôi vốn sau khi có lãi trước kế hoạch vào thời điểm cao điểm năm 2021. Như vậy với con số hơn 1.000 nhà thuốc như hiện tại, Pharmacity mới chỉ đạt được hơn 20% mục tiêu. 

Sau 5 năm lấn sân vào thị trường bán lẻ dược phẩm của FPT Retail, tính đến quý 3 năm nay doanh thu chuỗi Long Châu là 6.562 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng gấp 2,6 lần.

Trong khi đó, một “tay chơi” lớn khác trong ngành dược là chuỗi An Khang của Thế giới Di động (MWG) nhận định rằng, ngành này đang đúng vào thời điểm vàng hậu Covid-19. Từ cuối năm 2021, MWG đã nâng tỷ lệ sở hữu cũng như lên kế hoạch chạy đua đón đầu cơ hội.

Tuy nhiên, trong một cuộc họp với nhà đầu tư diễn ra mới đây, MWG cho biết sẽ giữ con số 529 nhà thuốc An Khang trong khi kế hoạch năm 2022 là 800 cửa hàng. Nguyên nhân bởi, thời điểm hiện tại và đặc biệt là những tháng cuối năm, thị trường có quá nhiều biến đổi và nhiều khó khăn, thế nên việc dừng lại là phù hợp với tình hình của thị trường.

Cụ thể, CEO Đoàn Văn Hiểu Em cho biết: “Việc chậm lại 1 nhịp cho hơn 500 cửa hàng cũng là cơ hội để đánh giá cũng như nhìn nhận lại, tối ưu hóa tất cả mọi thứ với 500 cửa hàng này. Khi làm tốt và có lãi, chúng tôi sẽ tăng tốc ở một thời điểm thuận lợi của năm sau, nhưng thời điểm này chúng tôi quyết định dừng lại ở con số 500”.

Long Châu đứng đầu về hiệu quả kinh doanh

Thực tế cho thấy, dù thấp hơn về quy mô nhưng chỉ số kinh doanh của Long Châu đã sớm vượt xa Pharmacity. Xét theo tính hiệu quả, Long Châu cũng là chuỗi cửa hàng dược phẩm có kết quả tốt nhất. Trong năm 2021, hệ thống Long Châu đã ghi nhận mức lãi nhẹ. Đến 6 tháng đầu năm nay, doanh thu của chuỗi Long Châu là 4.008 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 32,5 tỷ đồng và biên lợi nhuận trước thuế là khoảng 0,8%. Bình quân, chuỗi nhà thuốc này thu về doanh số lên đến gần 22 tỷ đồng/ngày.


Trong một cuộc họp với nhà đầu tư diễn ra mới đây, MWG cho biết sẽ giữ con số 529 nhà thuốc An Khang trong khi kế hoạch năm 2022 là 800 cửa hàng
Trong một cuộc họp với nhà đầu tư diễn ra mới đây, MWG cho biết sẽ giữ con số 529 nhà thuốc An Khang trong khi kế hoạch năm 2022 là 800 cửa hàng

Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Bạch Điệp chia sẻ trong đại hội cổ đông 2022, cho biết doanh thu trên cửa hàng Long Châu nếu muốn đạt được điểm hòa vốn sẽ phụ thuộc vào quy mô cửa hàng – vị trí đắc địa – tiền thuê mặt bằng; chính vì thế nên biên độ dao động rất lớn. Có cửa hàng điểm hòa vốn sẽ là 500 triệu đồng/tháng nhưng có cửa hàng lại là 2 tỷ/tháng. Có những cửa hàng trong hệ thống Long Châu doanh số lên đến 10 tỷ/tháng. 

Trong quý 3 năm nay, doanh thu trung bình một tháng của 1 cửa hàng Long Châu là 1,1 tỷ đồng/tháng, so với quý đầu năm đã giảm 1,5 tỷ đồng/tháng. Bên cạnh đó, bà Bạch Điệp cũng nhấn mạnh, FRT không quan tâm cũng như lo sợ việc đối thủ của mình tăng trưởng, nguyên nhân bởi “đất rộng người thưa”, bất kỳ ai vào cũng có cơ hội, chưa kể việc thị trường nhiều hàng chính hãng hơn là một tín hiệu vô cùng tốt.

Theo như kế hoạch đề ra cho năm nay, ban lãnh đạo kỳ vọng chuỗi Long Châu có thể đóng góp 50-100 tỷ lợi nhuận, tùy thuộc vào tình hình mở rộng chuỗi trong thực tế. Nếu như tính dài hơi, việc bán thuốc Covid-19 chỉ mang tính thời điểm, Long Châu với định hướng trong tương lai là hỗ trợ chữa bệnh phổ biến và chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Trong một diễn biến khác, ông Đoàn Văn Hiểu Em chia sẻ trong một cuộc họp với nhà đầu tư ngày 24/11 vừa qua và cho biết, doanh thu trung bình của một cửa hàng An Khang dao động trong khoảng 350-400 triệu đồng. Nếu như cửa hàng đạt doanh thu trung bình 450-500 triệu đồng cùng với biên lợi nhuận gộp đang có ở mức 22% và kiểm soát tốt như hiện tại, doanh thu ở mức 500 triệu đồng là đạt hòa vốn và thậm chí có lời.

Còn đối với Pharmacity, dù không chia sẻ cụ thể về quy mô doanh thu cũng như điểm hòa vốn của các cửa hàng, thế nhưng kết quả kinh doanh trong những năm gần đây đều thua lỗ. Cụ thể, vào năm 2021 Pharmacity tiếp tục lỗ hơn 363 tỷ đồng, nâng mức tổng lỗ lũy kế lên con số 1.374 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo công bố của Pharmacity, họ đã bắt đầu có lãi EBITDA (Thu nhập trước thuế và lãi vay và khấu hao) kể từ tháng 7/2021.


Theo công bố của Pharmacity, họ đã bắt đầu có lãi EBITDA (Thu nhập trước thuế và lãi vay và khấu hao) kể từ tháng 7/2021
Theo công bố của Pharmacity, họ đã bắt đầu có lãi EBITDA (Thu nhập trước thuế và lãi vay và khấu hao) kể từ tháng 7/2021

Theo như kỳ vọng của giới phân tích, doanh thu toàn ngành sẽ tăng trưởng trong ngắn hạn. Theo tổng kết của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), doanh thu TTM (Trailing 12 Months - 12 tháng liên tiếp) tính đến quý đầu năm nay của kênh ETC và OTC lần lượt đạt mức 3,9 tỷ USD và 2,7 tỷ USD (so với cùng kỳ năm trước đã tăng 14%). VDSC cũng dự báo, kết quả kinh doanh của ngành dược trong nửa cuối năm sẽ tương đối khởi sắc, tăng trưởng tích cực so với mức nền thấp của nửa đầu năm qua.

Ngoài nhu cầu của người dân hậu Covid-19 ngày càng gia tăng, tiềm năng của ngành dược còn được Chính phủ hỗ trợ sau khi đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,5% trong năm 2022. Các chuyên gia đánh giá, đây là mục tiêu hoàn toàn khả thi, dự báo sẽ vượt kế hoạch và đạt tăng trưởng 7,3%. Trong bối cảnh này, thu nhập bình quân đầu người sẽ được cải thiện, tăng trưởng kép 5 năm từ 2022-2026 đạt 6% và hỗ trợ chi tiêu cho sức khỏe cũng tăng lên.  

Theo Fitch Solutions, chi tiêu bình quân đầu người dành cho dược phẩm trong năm 2021 là 1,5 triệu đồng; dự báo đến năm 2026 là 2,1 triệu đồng, mức tăng trưởng kép trong vòng 5 năm tới là 7,7%. Xét về yếu tố chủ quan, cuộc đua thị phần của những doanh nghiệp bán lẻ đang hỗ trợ đáng kể trong việc mở rộng các kênh phân phối qua nhà thuốc. Theo dự báo của Fitch Solutions, doanh thu dược phẩm kênh ETC/OTC trong năm 2022 và 2026 sẽ đạt lần lượt 118 nghìn tỷ đồng/36,7 nghìn tỷ đồng và 166 nghìn tỷ đồng/50 nghìn tỷ đồng, đồng thời tốc độ tăng trưởng kép bốn năm là 9%/7%.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

23 giờ trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

23 giờ trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

23 giờ trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

23 giờ trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

3 ngày trước