Cuộc đua fintech tại Việt Nam: Liên tục xuất hiện những gam màu tươi sáng
Việt Nam hiện đang ở chặng đầu của cuộc đua fintech. Những yếu tố vĩ mô đang tạo ra cơ hội lớn để phát triển hệ sinh thái fintech vào những năm tới. Với số lượng dân số được tiếp cận những dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam đang được kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong 5 năm tiếp theo với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm mong muốn đạt 12%.
Với tốc độ này, đến năm 2029 sẽ có 89% dân số Việt Nam sử dụng dịch vụ của các ngân hàng. Một số yếu tố khác là tỷ lệ sử dụng internet và tỷ lệ sử dụng những loại thẻ tăng nhanh trong 5 năm tới đều là điều kiện thuận lợi giúp fintech phát triển.
Chi phí dữ liệu di động thấp, dân số trẻ ngày càng yêu thích công nghệ khiến tỷ lệ người dùng điện thoại di động cũng là động lực giúp người dùng chi tiêu trực tuyến nhiều hơn vào tương lai.
Tìm cách cải thiện nhân sự Fintech tại Việt Nam
Việt Nam đang là quốc gia lọt vào top unbanked lớn nhất thế giới. Việc này cũng đưa ra những thách thức lớn cho ngành fintech trong nước trên hành trình hoạt động và phát triển.Xu hướng Fintech là gì? Những xu hướng Fintech nổi bật nhất hiện nay
Bất chấp những tác động của đại dịch Covid, sự phát triển của ngành công nghệ tài chính Fintech vẫn rất mạnh mẽ. Theo dự báo của Forbes, sẽ có những xu hướng Fintech chiếm lĩnh thị trường tài chính trong thời gian tới. Vậy xu hướng Fintech là gì?Thị trường Fintech là gì? Cơ hội của thị trường Fintech Việt Nam
Theo báo cáo Nikkei, Việt Nam hiện đang thuộc nhóm thị trường Fintech có tính cạnh tranh hàng đầu ở khu vực châu Á, đặc biệt là các dịch vụ Fintech của những hãng nội địa. Vậy thị trường Fintech và đâu là cơ hội và thách thức của thị trường Fintech.Thanh toán và quản lý tài sản/tiền mã hóa là hai lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm và đầu tư của người dùng Việt. Tuy nhiên, sự nổi lên của các lĩnh vực mới như công nghệ bảo hiểm, ngân hàng số, web3 mang đầy sự hứa hẹn cũng như những sáng tạo và đổi mới cho sân chơi fintech.
Theo Redseer, công nghệ bảo hiểm (insurtech) được dự báo là lĩnh vực thăng hoa nhất tại Việt Nam trong vài năm tới đây trước bối cảnh tỷ lệ thâm nhập của insurtech hiện tại ở mức khá thấp là khoảng 3%.
Ở thời điểm hiện tại, dù thị trường insurtech tại Việt Nam còn khá sơ khai nhưng nó có thể đón nhận mốc tăng trưởng từ 4 - 5 lần trong vòng 5 năm tới khi người dùng đón nhận những kênh số nếu tìm tới sản phẩm bảo hiểm. Khi đó, cuộc chơi insurtech ở Việt Nam có sự tham gia của cả những công ty địa phương và khu vực.
Những công ty khu vực bắt đầu cuộc chơi của họ bằng cách hợp tác với một công ty nền tảng đa quốc gia như Shopee hay Grab. Tuy nhiên, hiện nay họ đã hợp tác thêm với các công ty địa phương.
Về mảng ngân hàng số, theo Redseer, số lượng tài khoản ngân hàng số được kỳ vọng tăng trưởng ở mức tăng trưởng kép hàng năm là 20 - 25% trong vòng 5 năm tới để đạt được con số 13 triệu tài khoản vào năm 2026.
Sự phổ biến của ví điện tử là động lực cho sự gia tăng số lượng tài khoản ngân hàng số tại Việt Nam tăng trưởng. Bên cạnh đó, một số yếu tố vĩ mô có tác động tích cực như tỷ lệ dùng smartphone và internet ngày càng tăng. Các ngân hàng truyền thống thúc đẩy tăng cường đầu tư vào ngân hàng số, điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái số tại Việt Nam.
Kết quả là, bức tranh fintech tại Việt Nam đã có sự bùng nổ vào năm 2021. Về số lượng thương vụ, các startup trong giai đoạn pre-seed và seed chiếm đa số. Còn về giá trị thương vụ, các startup từ Series A trở đi lại chiếm phần đông.