meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Công việc Sous Chef là gì? Những nội dung công việc của Sous Chef

Thứ năm, 05/10/2023-17:10
Bạn có biết công việc Sous Chef là gì trong nhà hàng, khách sạn? Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn về vị trí Sous Chef cũng như những nội dung công việc xoay quanh ngành nghề này.

Nghề Sous Chef là gì?

Sous Chef có tên tiếng Anh đầy đủ là Souse Chef De Cuisine. Đây là công việc bếp phó trong khu bếp, là cánh tay phải đắc lực cho bếp trưởng, hỗ trợ bếp trưởng các công việc liên quan đến bếp núc như lên thực đơn, đặt hàng, đặt kế hoạch chi tiêu,.... 

Khi bếp trưởng vắng mặt, mọi quyền lực trong khu bếp đều sẽ do bếp phó tiếp nhận và điều hành, quản lý mọi công việc thay cho bếp trưởng. Tại các nhà hàng và khách sạn lớn có tiếng, luôn có nhiều hơn một bếp phó và mỗi người sẽ có những trách nhiệm nhận định tại một bộ phận việc làm, một khu vực làm việc riêng biệt. 

Nếu bếp trưởng là người quyền lực nhất trong khu bếp thì bếp phó là người có tầm ảnh hưởng lớn thứ hai chỉ sau bếp trưởng. Vì vậy, mức thu nhập hiện tại của một bếp phó dao động trong khoảng 10 triệu đến 14 triệu/ tháng chưa bao gồm các khoản thu nhập phụ và phụ cấp khác, cũng như tùy vào nơi làm việc. Đó cũng là lý do vì sao bếp phó luôn là vị trí mục tiêu mà bất cứ ai cũng mong muốn đạt được khi bước chân vào ngành bếp.


Sous Chef là vị trí bếp phó trong bếp nhà hàng, khách sạn
Sous Chef là vị trí bếp phó trong bếp nhà hàng, khách sạn

Nội dung công việc của Sous Chef là gì?

Sous Chef là người chịu sự quản lý trực tiếp và có tiếng nói, quyền hạn chỉ đứng sau bếp trưởng. Nếu bếp trưởng có vai trò quan sát và bao quát toàn bộ công việc trong khu vực thuộc phận sự của mình thì bếp phó sẽ chịu trách nhiệm cho từng mảng công việc cụ thể khác nhau.

Trong đó, bếp phó sẽ trực tiếp sắp xếp, quản lý các danh mục công việc và quản lý đội ngũ nhân sự trong bếp. Khi bếp trưởng vắng mặt, bếp phó là người có quyền hạn cao nhất và là người trực tiếp quản lý hoạt động nhà bếp cũng như giám sát nhân sự. Ngoài ra, bếp phó còn có những nội dung công việc như sau:

Phối hợp điều hành bộ phận nhà bếp

Phối hợp điều hành bộ phận nhà bếp là công việc bao gồm những nội dung như sau:

  • Lên kế hoạch, sắp xếp lịch làm việc cho bộ phận của mình theo tình hình kinh doanh.
  • Phân công công việc cụ thể cho các trưởng ca và nhân viên trong tầm quản lý.
  • Giám sát mọi hoạt động của bộ phận Bếp, đảm bảo bộ phận theo đúng các tiêu chuẩn của nhà hàng, khách sạn đề ra.
  • Phối hợp chặt chẽ với các giám sát bếp và quản lý nhà hàng để mang đến những món ăn và cung cách phục vụ chất lượng nhất cho khách hàng.

Bạn có biết nội dung công việc cần thực hiện của một Sous Chef là gì chưa?
Bạn có biết nội dung công việc cần thực hiện của một Sous Chef là gì chưa?

Chế biến món ăn

Không chỉ là chế biến món ăn sao cho bắt mắt, nâng tầm thực phẩm theo menu mà bếp phó còn cần phụ trách chế biến món ăn khi có yêu cầu đặc biệt hoặc có sự chỉ định trực tiếp từ khách hàng.

Phối hợp xây dựng menu nhà hàng

  • Phối hợp với bếp trưởng và những nhân sự ở vị trí liên quan để xây dựng thực đơn mới, thực đơn khuyến mãi cho nhà hàng trong các dịp đặc biệt hoặc khi cần reset lại hệ thống món ăn trong nhà hàng.
  • Hỗ trợ bếp trưởng định lượng các nguyên liệu chế biến, nghiên cứu công thức món ăn, làm đẹp hình ảnh và định giá món ăn sao cho phù hợp với tầng lớp khách hàng của nhà hàng và vẫn đảm bảo thực khách hài lòng, đem về lợi nhuận.

Sous Chef cần phối hợp với bếp trưởng và một số bộ phận để xây dựng menu
Sous Chef cần phối hợp với bếp trưởng và một số bộ phận để xây dựng menu

Quản lý các thiết bị, dụng cụ bộ phận bếp

  • Bếp phó cần phối hợp với các bộ phận khác có liên quan thường xuyên kiểm tra và bảo quản trang thiết bị CCDC.
  • Phân công các nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân sự hoặc từng nhóm nhân sự cấp dưới về bảo quản trang thiết bị và dụng cụ nhà bếp.
  • Liên hệ các bộ phận kỹ thuật, bộ phận bảo trì bảo dưỡng để sửa chữa, chăm sóc cho các trang thiết bị và dụng cụ nhà bếp.

Hoàn thành các hạng mục được phân công từ bếp trưởng

  • Điều hành và quản lý công việc nhà bếp khi bếp trưởng vắng mặt.
  • Lập các bản báo cáo công việc theo định kỳ.
  • Thực hiện các phần việc được bếp trưởng yêu cầu hoặc ủy quyền.
  • Thường xuyên học hỏi nâng cao kỹ năng chuyên môn và quản lý thông qua các khóa huấn luyện nghiệp vụ tại khách sạn, nhà hàng.

Sous Chef - Bếp phó là cánh tay phải đắc lực của bếp trưởng
Sous Chef - Bếp phó là cánh tay phải đắc lực của bếp trưởng

Tìm kiếm nhân tài - tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới

  • Hỗ trợ bếp trưởng tuyển dụng nhân sự theo kế hoạch để đảm bảo các hoạt động của bộ phận không bị ảnh hưởng vì thiếu nhân lực hoặc bị gián đoạn.
  • Tham gia đào tạo, nâng cao các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên thuộc bộ phận Bếp.

Thực hiện các công việc khác

  • Quản lý trang thiết bị trong không gian bếp, đề xuất thay mới hoặc sửa chữa khi các thiết bị hư hỏng.
  • Kiểm tra kho bảo quản nguyên liệu thường xuyên để đảm bảo nguyên vật liệu đầy đủ và an toàn trước khi chế biến món ăn.
  • Xử lý các sự cố liên quan đến chất lượng món ăn trong nhà hàng.
  • Tư vấn món ăn và giải thích món ăn cho thực đơn khi có yêu cầu.
  • Thực hiện các công việc được chỉ định theo phân phó của cấp trên.

Sous Chef là vị trí làm việc mong ước của rất nhiều người có đam mê ẩm thực
Sous Chef là vị trí làm việc mong ước của rất nhiều người có đam mê ẩm thực

Cơ chế lương thưởng của Sous Chef là gì?

Có rất nhiều người băn khoăn với câu hỏi  “cơ chế lương thưởng của Sous Chef là gì?” sau khi biết được những nội dung công việc của vị trí này. Theo khảo sát thị trường lao động mới nhất 2022, thu nhập trung bình của một bếp phó tại Việt Nam rơi vào mức từ 9 triệu đến 13 triệu/ tháng. 

Mức lương này chưa bao gồm phụ cấp, phí dịch vụ, tiền tips và các chế độ đãi ngộ hấp dẫn khác. Tùy thuộc vào quy mô làm việc của bếp phó đó như nào mà mức lương này cũng có thể thay đổi theo. Nhưng đây vẫn là mức lương trong mơ đối với nhiều người lao động.

Kỹ năng cần có trong công việc của một Sous Chef là gì?

  • Với khối lượng công việc như trên, để trở thành một bếp phó chuyên nghiệp có đủ khả năng hoàn thành tốt mọi công việc, bạn cần có những tiêu chí sau:
  • Có các kỹ năng chuyên môn, kiến thức vững chắc về ẩm thực.
  • Có kỹ năng quản lý đội ngũ nhân sự và điều hành công việc.
  • Khẩu vị của bạn cần nhạy bén, cảm giác về món ăn phải chuẩn xác để đảm bảo cho ra các món ăn đạt chất lượng phục vụ tới thực khách.
  • Am hiểu các kiến thức về chế độ dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm trong món ăn.
  • Thành thạo trong việc chế biến món ăn theo các công thức, có khả năng biến tấu và tạo ra công thức mới.
  • Thấu hiểu và nắm bắt được tâm lý khách hàng.
  • Có tư duy sáng tạo, cẩn thận trong từng khâu chuẩn bị thực phẩm cho tới khâu trang trí sau khi nấu xong, siêng năng, cần cù.

Sous Chef là công việc đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức về ẩm thực
Sous Chef là công việc đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức về ẩm thực

Kết luận

Qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết ngày hôm nay, hy vọng các bạn đã nắm bắt được thông tin Sous Chef là gì, nội dung công việc của Sous Chef, cơ chế lương thưởng của Sous Chef và các kỹ năng cần có của một Sous Chef trong nhà hàng, khách sạn. Chúc các bạn có những định hướng nghề nghiệp phù hợp nhất trong tương lai và có thể phát triển bản thân ở công việc bản thân đã chọn. Để cập nhật thêm kiến thức mới nhất hàng ngày về lĩnh vực Bất động sản/Môi giới bđs - Kinh tế tài chính - Đầu tư – Thị trường IPO - Hỏi đáp phát luật - Công nghệ, hãy truy cập Chuyên trang Tin tức của website Meeyland.com.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 giờ trước