meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Khái niệm chef là gì? Nhiệm vụ chính của chef

Thứ năm, 27/10/2022-16:10
Ngoài là người trực tiếp chế biến, làm ra các món ăn thì vai trò của Chef là gì? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ đi tìm cách giải thích chính xác nhất về thuật ngữ này cũng như các vị trí phổ biến nhất của chef trong bộ phận quan trọng nhất của ngành dịch vụ ăn uống F&B. Bạn đọc cùng theo dõi nhé

Định nghĩa Chef là gì?

Chef trong tiếng Anh có nghĩa là đầu bếp. Đây là từ chuyên ngành dùng để chỉ những người đứng đầu khu vực bếp ăn của các nhà hàng, khách sạn. Chef là những người có trình độ chuyên môn cao, chịu trách nhiệm trực tiếp về các món ăn trước khi đưa ra phục vụ theo yêu cầu của khách hàng hay như trong menu.

Ngoài ra, Chef còn có khả năng lên thực đơn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, lãnh đạo, quản lý, điều hành bộ máy nhân sự của gian bếp, cũng như đào tạo nhân viên bếp mới. Món ăn của một Chef chế biến ra không chỉ đảm bảo yếu tố ngon mà chúng còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn vệ sinh thực phẩm cho khách hàng.


Nhiều người có chung thắc mắc Chef là gì?
Nhiều người có chung thắc mắc Chef là gì?

Nhiệm vụ chính của các chef là gì?

Thực tế, những công việc của chef không chỉ giới hạn trong không gian của nhà bếp. Họ cần phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác và trong đó có những công việc liên quan đến quản lý. Một số công việc chính mà một Chef cần phải thực hiện hàng ngày đó là:

Kiểm tra cụ thể số lượng, chất lượng nguyên liệu, thực phẩm tồn kho, vật dụng cần thiết cho quá trình chế biến món ăn, đảm bảo bếp ăn luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu tối đa của thực khách.

Kiểm tra về hàng hóa vật tư trong khu bếp, đối chiếu giữa số liệu đã được kê khai từ trước với số lượng thực tế. Báo cáo cho ban quản lý nhà hàng, khách sạn về tình trạng thừa, thiếu nguyên vật liệu để có thể có biện pháp xử lý kịp thời.

Phụ trách lên menu, đề xuất trang trí và đảm bảo chất lượng món ăn và thông báo cho những bộ phận liên quan về tình trạng của các món ăn trong ngày. Đảm bảo các thông tin về thực đơn luôn được cập nhật một cách chính xác nhất.

Đảm nhận quá trình hướng dẫn nhân viên mới theo đúng quy trình làm việc, hướng dẫn họ làm quen với bếp và công việc tại nhà hàng. Đồng thời Chef cũng là người kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp của nhân viên với vị trí công việc.


Chef thường đảm nhận công việc vận hàng và quản lý nhân sự nhà bếp
Chef thường đảm nhận công việc vận hàng và quản lý nhân sự nhà bếp

Những vị trí phổ biến nhất của chef là gì?

Đáp ứng nhu cầu về ngành dịch vụ tăng cao, các dự án nhà hàng khách sạn luôn được đầu tư mạnh mẽ. Nhất là ở những tụ điểm du lịch, rất nhiều cơ sở đào tạo kỹ thuật món ăn chuyên nghiệp. Đây chính là cơ hội cho những bạn yêu thích nghề bếp với các vị trí như sau:

Head Chef

Head chef hay còn gọi là tổng bếp trưởng. Đây là người sẽ chịu trách nhiệm cao nhất về việc điều phối quy trình làm việc, kiểm tra chất lượng thành phẩm của toàn bộ phận Bếp. Bên cạnh đó, công việc thường ngày của người Bếp trưởng sẽ là giám sát, chỉ đạo tổng quát trong bếp. Ngoài ra, họ cũng chính là những người đề ra các tiêu chuẩn, công thức chính xác cho từng món ăn có trong menu nhà hàng.

Sous Chef 

Sous Chef là gì? Đây là những chuyên gia nấu ăn đồng thời là cánh tay phải của bếp trưởng trong gian bếp. Nhiệm vụ chính của các Sous Chef đó là quan sát chi tiết quá trình chế biến từng món ăn để đảm bảo tất cả các món ăn khi đến tay thực khách được hoàn hảo nhất.

Ngoài ra, ở những nhà hàng, khách sạn quy mô, sẽ có nhiều bếp phó phụ trách từng khu vực, từng món ăn một để có thể hỗ trợ tối đa cho Head Chef trong công việc. Đồng thời Sous Chef sẽ là người thực hiện nhiệm vụ và có quyền đưa ra quyết định khi bếp trưởng vắng mặt.

Đây là vị trí tiềm năng để học tập và phát triển trở thành một người bếp trưởng thực sự. Nhiệm vụ của Sous Chef gần giống như bếp trưởng, chỉ khác biệt duy nhất là họ có quyền hạn và trách nhiệm đứng sau Head Chef.


Sous Chef là một vị trí quan trọng trong gian bếp, có quyền và trách nhiệm đứng thứ hai, chỉ sau vị trí bếp trưởng
Sous Chef là một vị trí quan trọng trong gian bếp, có quyền và trách nhiệm đứng thứ hai, chỉ sau vị trí bếp trưởng

Chef de Partie 

Chef de Partie/ Station Chef (Bếp trưởng bộ phận) là vị trí của những người chịu trách nhiệm chính về chất lượng món ăn của các bộ phận nhỏ trong các khu bếp. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của món ăn trước khi đến tay của bếp phó hoặc bếp trưởng kiểm tra và để được phục vụ. Vị trí này thường sẽ có mặt ở những nhà hàng có quy mô lớn với đẳng cấp 5 sao trở lên.

Commis Chef 

Vị trí phụ bếp dành cho những người mới bắt đầu bước vào nghề Bếp. Công việc của các Commis Chef chủ yếu sẽ là sơ chế, chuẩn bị nguyên liệu cho các chef chính chế biến món ăn khi có order từ khách hàng, dọn dẹp phòng bếp, vệ sinh dụng cụ,...

Những phụ bếp thường sẽ được đào tạo trực tiếp bởi các Chef de Partie hoặc Sous Chef. Nhìn chung, công việc của một Commis Chef khá vất vả nhưng đây là giai đoạn mà bạn có thể học hỏi cũng như trau dồi thêm nhiều kiến thức để có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn.

Ngoài ra, ở một số nhà hàng khách sạn lớn còn có vị trí Chef de cuisine là Bếp trưởng của một nhà hàng, bộ phận và đại diện cho một trường phái ẩm thực. Đây là vị trí thấp hơn, làm việc dưới sự điều hành của Executive Chef và được Sous Chef hỗ trợ.


Khi ở vị trí Commis Chef, bạn sẽ có cơ hội học hỏi những kinh nghiệm quý báu
Khi ở vị trí Commis Chef, bạn sẽ có cơ hội học hỏi những kinh nghiệm quý báu

Những điều cơ bản cần có để trở thành chef là gì?

Làm nghề bếp phải có chuyên môn về dinh dưỡng, ẩm thực, chế biến món ăn. Hơn nữa, khi làm việc trong khu bếp với không khí nóng bức và áp lực cao rất dễ làm người đầu bếp từ bỏ. Vì thế mà, Chef cần có sự nhẫn nại, chịu khó và khả năng điều chỉnh tinh thần làm giảm căng thẳng và áp lực trong công việc.

Một đầu bếp giỏi có vị giác nhạy bén, khả năng cảm thụ mùi vị chính xác, kết hợp khéo léo giữa hương vị và hình thức tạo nên món ăn hấp dẫn. Chef thực thụ cần phát huy khả năng sáng tạo để tạo nên những món ăn mới hay phối hợp các loại gia vị tạo nên sự độc đáo.

Ngoài ra còn có những điều nhỏ hơn mà đầu bếp phải học ngay từ những ngày đầu tiên. Đó là:

  • Học cách mặc đồng phục, đội nón, thắt khăn, đeo tạp dề để không làm ảnh hưởng đến tác phong, hình ảnh của người đầu bếp.
  • Làm quen với cách cầm dao, sử dụng từng loại dụng cụ khi nấu ăn.
  • Học cách cắt rau củ quả, sơ chế thịt cá, sắp xếp các loại dụng cụ, gia vị sao cho khoa học.

Nghề bếp là công việc đòi hỏi sự cần cù, siêng năng, chịu khó
Nghề bếp là công việc đòi hỏi sự cần cù, siêng năng, chịu khó

Lời kết

Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu cái nhìn tổng quan nhất về Chef là gì cũng như các chức danh vị trí trong bộ phận Bếp. Nếu bạn yêu thích nghề Bếp và mong muốn trở thành Chef trong tương lai thì hãy bắt đầu ngay từ hôm nay nhé. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có được những định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho riêng mình trong tương lai.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

16 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

17 giờ trước

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

17 giờ trước

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

17 giờ trước

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

17 giờ trước