Toàn cảnh vụ công ty Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19
Công ty CP công nghệ Việt Á đã thực hiện hành vi nâng khống giá thiết bị, chi phí đầu vào. Nhằm 'thổi giá' kit xét nghiệm Covid-19 và cung cấp cho các địa phương trong cả nước.
Nguồn gốc bộ kit của Công ty Việt Á
Công ty cổ phần công nghệ Việt Á do Phan Quốc Việt (41 tuổi) thành lập. Việt giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật.
Công ty được thành lập từ năm 2007 với tên ban đầu là Công ty CP Thương mại - Sản xuất và Dịch vụ Việt Á. Đặt trụ sở chính tại số 372A/8 Hồ Văn Huê, phường 9, Phú Nhuận, TP HCM.
Cuối năm 2017, Công ty Việt Á tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ lên 1.000 tỷ đồng. Mệnh giá mỗi cổ phần của Công ty này là 1 triệu đồng. Công ty có tổng cộng 1.000 cổ phần, 100% đều là cổ phần phổ thông.
Công ty Việt Á là đơn vị sản xuất là bộ kit test Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam. Cụ thể vào ngày 5/3/2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức một cuộc họp báo. Với mục đích công bố kết quả nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm Real-time RT-PCR phát hiện SARS-CoV-2. Cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả. Do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện.
Các thành viên nghiên cứu cho biết, các thí nghiệm kiểm định tiêu chí độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, độ lặp lại thực hiện tại Labo chuẩn thức của Công ty cổ phần Việt Á và Học viện Quân y. Cho thấy bộ kit test đáp ứng tiêu chí tương đương bộ sinh phẩm do US CDC và WHO sản xuất.
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thực hiện kiểm định độc lập. Đánh giá trên các mẫu bệnh phẩm, tương thích với 5 loại thiết bị phổ biến ở các cơ sở y tế trong nước đều cho kết quả chính xác 100% ở tất cả các lần thử nghiệm.
Thời điểm đó, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á từng chia sẻ sau khi được cấp số đăng ký thì công ty đã cho sản xuất bộ kit test. Tăng hiệu quả trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19. Năng lực sản xuất của công ty khoảng 10.000 bộ kít/ngày. Khi cần huy động có thể tăng công suất lên 3 lần (khoảng 30.000 kit/ngày). Đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, hoặc hỗ trợ các nước bạn trên thế giới.
Việt cho biết thêm chi phí sản xuất bộ Kit đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ, giá chỉ còn từ 400.000 - 600.000 đồng/bộ. Giá bán kit test tại thị trường của CDC Mỹ cao hơn gấp 4 lần. Tuy nhiên nhưng chưa sản xuất để bán thương mại.
Tháng 4/2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit test Covid. Đến nay, Trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước đã sử dụng bộ kit này. Với tổng doanh thu gần 4.000 tỷ đồng.
Giá kit xét nghiệm do Việt Á công bố
Theo Danh sách các sinh phẩm/trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm virus SARS-C0V-2. Đã được cấp số đăng ký, cấp giấy phép nhập khẩu và khả năng cung ứng, giá bán do đơn vị cung ứng công bố mà Bộ Y tế cập nhật đến ngày 2/7/2021. Có 5 sản phẩm xét nghiệm vật liệu di truyền virus SARS-CoV-2 do công ty trong nước sản xuất. Trong đó có 1 sản phẩm kit xét nghiệm của Công ty Việt Á.
Theo đó, bộ trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro phát hiện RNA của virus SARS-CoV-2, LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-PCR. Có chức năng phát hiện vùng gen N đặc trưng của virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp Real RT-PCR trên các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp. Do Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á sản xuất có giá 470.000 đồng/test.
Bên cạnh báo giá cũng ghi chú: giá 470.000 đồng/test đối với đơn hàng dưới 500.000 test. Giá 367.000 đồng/test đối với đơn hàng từ 500.000 test đến 1 triệu test. Giá 315.000 đồng đối với đơn hàng từ 1 triệu đến 5 triệu test. Giá 220.000 đồng/test với đơn hàng từ 5 triệu test trở lên.
Chiêu trò “thổi giá” kit test diễn ra như thế nào?
Ngày 18/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an khởi tố bị can 2 đối tượng. Là ông Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương. Và Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á là ông Phan Quốc Việt. Để điều tra về dấu hiệu nâng khống giá vật tư xét nghiệm Covid-19.
Theo kết quả điều tra, Phan Quốc Việt và các lãnh đạo chủ chốt Công ty Việt Á khai nhận, quá trình kinh doanh và tiêu thụ kit xét nghiệm Covid-19 do Công ty Việt Á sản xuất. Lợi dụng thời điểm cấp bách về nhu cầu test Covid-19 của nhiều địa phương. Trong khi đó, sản phẩm kit test Covid-19 thuộc danh mục được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn. Việt đã chủ động cung ứng trước các thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế cho bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố sử dụng.
Phan Quốc Việt thông đồng với lãnh đạo các đơn vị y tế hợp thức hồ sơ chỉ định thầu. Công ty Việt Á sử dụng các pháp nhân trong hệ thống là công ty liên danh, công ty con. Lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá... Để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng, thanh quyết toán cho Công ty Việt Á. Theo mức giá do công ty này đưa ra thì mức giá cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất.
Để được giao cung ứng trước thiết bị, vật tư y tế, tiêu thụ với số lượng lớn. Tăng doanh thu lợi nhuận và được tạo điều kiện trong việc hoàn thiện hồ sơ, thanh quyết toán theo giá do Công ty đề nghị. Phan Quốc Việt còn chi hoa hồng cho cán bộ, lãnh đạo các đơn vị mua hàng với số tiền rất lớn.
Nhằm mục đích thu lợi bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng. Phan Quốc Việt và các nhân sự của công ty đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470 nghìn đồng/kit. Thỏa thuận và chi tiền % hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.
Bước đầu điều tra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã làm rõ sai phạm trong việc Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC Hải Dương. Cụ thể, với 5 hợp đồng được thông qua có tổng giá trị 151 tỷ đồng. Phan Quốc Việt đã chi tiền % ngoài hợp đồng cho Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương. Tổng số tiền hoa hồng lên tới gần 30 tỷ đồng.
Hành vi của Phạm Duy Tuyến, Phan Quốc Việt và các đối tượng liên quan tại CDC Hải Dương, Công ty Việt Á là vi phạm nguyên tắc công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu. Vi phạm các điều cấm quy định tại Luật Đấu thầu. Có dấu hiệu của tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Quy định tại Điều 222, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Ngày 10/12, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khám xét khẩn cấp 16 địa điểm tại 8 địa phương. Đó là các địa phương Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, Thừa Thiên - Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nghệ An. Đồng thời triệu tập ghi lời khai trên 30 người có liên quan.
Ngày 17/12, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty Việt Á, CDC Hải Dương và các đơn vị, địa phương liên quan.
Ra các quyết định khởi tố bị can đối với 7 bị can. Gồm Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á; Vũ Đình Hiệp, Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á; Hồ Thị Thanh Thảo, Thủ quỹ Công ty Việt Á, Cửa hàng Trưởng Cửa hàng Âu Lạc; Phan Tôn Noel Thảo, Trợ lý Tài chính Công ty Việt Á; Trần Thị Hồng, Nhân viên Kinh doanh Công ty Việt Á; Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương; Nguyễn Mạnh Cường, nguyên Kế toán trưởng CDC Hải Dương.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã phong tỏa, ngăn chặn, kê biên nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm của các đối tượng. Cụ thể là của Phan Quốc Việt và các nhân sự. Tổng trị giá trên 320 tỷ đồng, 100.000 USD, 20 bất động sản trên địa bàn TP.HCM, Hà Nội và các địa phương khác; 8 bất động sản của Phạm Duy Tuyến…
5 tỉnh thành liên quan lên tiếng
Thừa Thiên - Huế:
Ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc CDC Thừa Thiên - Huế thông tin với báo chí. Đơn vị này có ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá với Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.
“Theo kế hoạch hàng năm mình tuân thủ theo kế hoạch mua sắm rồi mình làm thôi... Năm nào chúng tôi cung cấp hồ sơ theo năm đó cho cơ quan chức năng... Bên mình không bị chi hết, cái đó doanh nghiệp họ bị thôi”, ông Hoàng Văn Đức nói.
Bình Dương:
Theo Giám đốc Sở Y tế Bình Dương Nguyễn Hồng Chương. Ngành y tế của tỉnh này đang cho rà soát liên quan vấn đề trên. "Hiện cũng chưa có báo cáo gì về vấn đề đó cả, khi nào có thông tin chính thức sẽ cung cấp cụ thể sau", ông Chương nói.
Cần Thơ:
Ông Dương Tấn Hiển (Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ) cho biết Công ty Việt Á có chi nhánh tại địa phương. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC Cần Thơ) không mua kit test Covid-19 của Công ty Việt Á.
Theo một lãnh đạo bệnh viện ở Cần Thơ, đơn vị này có ký hợp đồng với Công ty Việt Á. Cụ thể đặt mua 15 bộ kit xét nghiệm Covid-19, nhưng mới nhận được 5 bộ. Giá ký hợp đồng là trên 36 triệu đồng/bộ.
“Công ty Việt Á trúng thầu 15 bộ nhưng mới cung ứng 5 bộ. Chúng tôi đã thanh toán cho công ty này trên 100 triệu đồng”, lãnh đạo bệnh viện trên nói.
Nghệ An:
Sở Y tế Nghệ An khẳng định chưa có đơn vị y tế nào trên địa bàn có liên quan đến vụ việc. Theo 1 lãnh đạo CDC Nghệ An cho biết. Sau khi rà soát thì chưa thấy thông tin đơn vị y tế nào trên địa bàn tỉnh liên quan đến vụ việc.
Theo vị này, thời gian đầu bùng dịch đơn vị này có nhập thiết bị kit test Covid-19 của Công ty Việt Á. Do đây là nơi duy nhất có hàng. Lô hàng nhập từ công ty này có giá khoảng 30 tỷ đồng. Lãnh đạo CDC Nghệ An cho biết, giá nhập kit test luôn thấp nhất so với thị trường ở thời điểm hiện tại.
"Thông tin ngoài lề thì có đối tượng bị bắt thì đang lần trốn ở tỉnh Nghệ An. Và đây chỉ là 1 địa điểm khám xét khi bắt đối tượng đó thôi. Trên địa bàn của tỉnh thì không có đơn vị nào liên quan đến việc bắt công ty Việt Á này cả", lãnh đạo CDC Nghệ An nói.
TP Hồ Chí Minh:
Đại diện Sở Y tế cho biết. Trên địa bàn có nhiều cơ sở y tế không trực thuộc Sở quản lý. Nên không xác định họ có mua và sử dụng kit test của công ty trên hay không.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), là đơn vị được giao nhiệm vụ mua kit test xét nghiệm. Không có hợp đồng mua kit test Covid-19 của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.
Tại buổi họp báo định kỳ về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM. Ông Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc HCDC cho biết, nhiều đơn vị tài trợ kit test cho TP. Số kit xét nghiệm được tài trợ là hơn 13,5 triệu kit. Ngoài ra, TP cũng chủ động mua sắm thêm kit test từ nhiều nguồn khác nhau để dự trữ.
Theo đại diện HCDC, giá test mua sắm hoàn toàn theo danh mục của Bộ Y tế. Giá test hiện nay quy định tại Danh sách các sinh phẩm, trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Đã được cấp số đăng ký, cấp phép nhập khẩu theo công văn 6929/BYT-TB-CT ngày 23/8. Đến nay, Bộ Y tế đã nhiều lần ban hành hướng dẫn các danh sách này.
"Có rất nhiều loại test, tùy tình hình thực tế và khả năng cung ứng mà TP HCM sẽ sử dụng các loại test nhanh khác nhau. Chúng tôi mua sắm, đấu thầu thì cũng dựa trên hướng dẫn này. Theo danh sách của Bộ Y tế, kit test nhanh có giá khoảng 79.800 đến 178.00 đồng/ test", ông Tâm cho biết.