meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Công ty tiền mã hoá phá sản, hàng triệu người “trắng tay”

Chủ nhật, 04/09/2022-15:09
Sự sụp đổ của Voyager đã khiến hàng triệu khách hàng không thể lấy lại được khoản tiền tiết kiệm dành dụm cả chục năm.

Theo thông tin từ CNBC, trong phiên điều trần phá sản kéo dài 5 tiếng của công ty tiền mã hoá Voyager Digital, vị khách hàng đầu tiên lên tiếng là cô Magnolia. Theo cô Magnolia, 1 triệu USD đã mắc kẹt trong nền tảng. Trong đó có 350.000 USD cô để dành cho con học đại học. "Đó là số tiền tôi dành dụm suốt 24 năm", cô Magnolia cho biết. "Họ nhận được lòng tin và tiền của chúng tôi. Nhưng họ đã không vận hành công ty một cách đúng đắn", cô nhấn mạnh.

Tuy nhiên, cô Magnolia chỉ là một trong 3,5 triệu khách hàng của Voyager. Và công ty đang tìm kiếm câu trả lời thoả đáng nhất sau khi công ty tạm dừng mọi giao dịch và đệ đơn phá sản theo Chương 11 của Luật Phá sản Mỹ.

Voyager từng là nền tảng cho vay phổ biến với phương thức chiêu dụ người gửi bằng những lời hứa hẹn lợi nhuận cao lên tới hai con số. Nhưng những khách hàng thì lại không được cảnh báo về những rủi ro mà họ sẽ phải đối mặt.


Nền tảng Voyager đã chính thức tuyên bố phá sản
Nền tảng Voyager đã chính thức tuyên bố phá sản

Khi thị trường tiền số lao dốc nghiêm trọng, các quỹ đầu cơ và nền tảng tiền mã hoá phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thanh khoản nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng nhiều công ty tuyên bố vỡ nợ. Và khủng hoảng này giống như hiệu ứng domino lan toả nhanh chóng ra toàn bộ ngành tiền số và những công ty cho vay như Voyager.

Một khách hàng khác của Voyager là anh Ari Gurewitz đã nhắc tới quỹ đầu tư cũng đã tuyên bố phá sản hồi tháng 6 vừa qua Three Arrows Capital (3AC). Quỹ đầu tư này cũng đã không thể trả cho Voyager khoản nợ 650 triệu USD. "Voyager tuyên bố phá sản trước khi đánh giá tác động đầy đủ từ vụ phá sản của 3AC. Điều này làm dấy lên câu hỏi rằng, liệu đây có phải là một thủ đoạn để tái cấu trúc và loại bỏ rất nhiều khoản lỗ, trong khi khách hàng là người gánh thiệt hại hay không", anh Gurewitz chia sẻ.

Voyager vừa là chủ nợ cũng vừa là con nợ của khoảng 100.000 chủ nợ. Những vị chủ nợ này sẽ có quyền bỏ phiếu cho kế hoạch của Voyager tại tòa án phá sản. Tuy nhiên, nhiều khách hàng cho rằng họ không có quá nhiều tiếng nói trong phiên toà này. Một khách hàng giấu tên cho biết anh có hàng triệu USD bị mắc kẹt trên nền tảng. "Tôi muốn vị thế của mình là chủ sở hữu, là người gửi của khoản tiền", anh cho biết. 


Các khách hàng của Voyager mong muốn bản thân có nhiều tiếng nói hơn nữa trong phiên điều trần
Các khách hàng của Voyager mong muốn bản thân có nhiều tiếng nói hơn nữa trong phiên điều trần

Nhưng vấn đề của các khách hàng của Voyager không chỉ nằm ở đó mà còn ở quyền sở hữu. Khách hàng cho rằng bản thân lựa chọn gửi tiền vào nền tảng thay vì đầu tư nhưng lại không thể dễ dàng lấy lại tiền của mình. "Tôi luôn coi mình là chủ sở hữu và người gửi hợp pháp của những khoản tiền mã hóa được cung cấp trên nền tảng của họ. Tôi chỉ muốn hiểu rõ vì sao tôi bị coi là chủ nợ, thậm chí chủ nợ không có bảo đảm, thay vì chủ sở hữu của khoản tiền của tôi", vị khách hàng bất bình cho biết.

Hồi tháng 7, Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) và Hội đồng Thống đốc Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ đã gửi cho Voyager một lá thư với nội dung cáo buộc công ty này đã đưa ra những tuyên bố sai lệch, gây hiểu lầm về các khoản tiền gửi.

Một khách hàng giấu tên cho biết: “Tôi chỉ muốn hiểu rõ vì sao tôi bị coi là chủ nợ, thậm chí chủ nợ không có bảo đảm, thay vì chủ sở hữu của khoản tiền của tôi”.

Tại phiên điều trần, một khách hàng khác là cô Ginger Little khi gửi tiền vào nền tảng cô đã phải chuyển từ USD sang tablecoin (tạm dịch: đồng tiền ổn định) USDC. "Họ không nói với chúng tôi rằng chúng không giống tiền mặt, hay phải làm như vậy, chúng tôi mới nhận được mức lợi nhuận như hứa hẹn", cô kể lại.

Cô Magnolia cho biết thêm bản thân nghĩ rằng Voyager đã khẳng định đồng USDC của mình "được FDIC bảo hiểm".

Theo Uỷ ban chủ nợ không có bảo đảm, Voyager sẽ phải gửi lại các biểu mẫu để khách hàng cung cấp bằng chứng trong thời gian sớm nhất. Hiện tại, công ty cho vay này có khoảng 1,3 tỷ  USD tài sản tiền mã hoá trên nền tảng, 104 triệu USD tiền mặt và 650 triệu USD cho 3AC vay. Tuy nhiên, quỹ đầu tư này hiện đã phá sản và không có khả năng trả nợ.

Các chủ nợ của Voyager cho biết công ty này hiện vẫn đang giữ của họ 1,8 tỷ USD. Uỷ ban chủ nợ cho biết sẽ thương lượng để nhanh chóng trả  lại tiền cho khách hàng của Voyager. Uỷ ban cũng cho biết họ đã có những bước đi “chưa từng có trước đây” là ủng hộ việc trả tiền cho các chủ nợ bằng những khoản hỗ trợ trong quá trình phá sản.


Các chủ nợ của Voyager như đang "ngồi trên đống lửa"
Các chủ nợ của Voyager như đang "ngồi trên đống lửa"

Vào tuần trước, khách hàng đã có thể lấy lại một phần tiền từ nền tảng. Tuy nhiên, các điều kiện để lấy lại tiền rất nghiêm ngặt. Những người giữ USD trong tài khoản tại Metropolitan Commercial Bank sẽ được rút tổng cộng 270 triệu USD, tối đa 100.000 USD trong vòng 24 giờ, thông qua ứng dụng Voyager. Tuy nhiên, những khách hàng giữ tiền mã hóa trong tài khoản vẫn không thể làm gì với khoản tiền của mình.

Trước đó, sàn giao dịch tiền số Voyager Digital đã nộp đơn xin phá sản với các khoản nợ ước tính lên tới 10 tỷ USD của hơn 100.000 chủ nợ (bao gồm cả cá nhân và tổ chức). Đơn xin phá sản của nền tảng này được nộp tại New York và tài sản ước tính của Voyager dao động từ 1 - 10 tỷ USD với các khoản nợ tương tự. Trước sự kiện trên, nền tảng này đã đưa ra thông báo về việc quỹ đầu tư Three Arrows Capital (3AC) hiện không có khả năng thanh khoản khoản vay 650 triệu dưới dạng 15.250 Bitcoin và 350 triệu USD stablecoin USDC. 

Không chỉ Voyager phá sản mà một công ty cho vay tiền mã hóa lớn khác là Celsius cũng đã nộp đơn phá sản trong sự bàng hoàng của hơn 2,5 triệu khách hàng. Mặc dù đây không phải là một cú sốc nhưng sự sụp đổ của Celsius vẫn ảnh hưởng lớn tới ngành công nghiệp. 

Được biết, hồi tháng 10/2021, CEO Celsius Alex Mashinsky cho biết. công ty này đang quản lý khối tài sản trị giá 25 tỷ USD. Đến tháng 5/2022, số tài sản công ty này quản lý vẫn là 11,8 tỷ USD, dư nợ khoảng 8 tỷ USD.

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

2 ngày trước