Bitcoin vẫn tiếp tục được mua vào mặc dù thị trường tiền ảo lao dốc
BÀI LIÊN QUAN
Chi 11 triệu USD để đào bãi rác tìm 8.000 BitcoinTesla thông báo mới đây họ đã bán gần hết lượng Bitcoin từng muaVì sao các thợ đào vẫn ăn nên làm ra khi bitcoin giảm giá?Theo The NewYork Times, trong vài tuần trước một cơn “địa chấn” đã thổi bay hàng nghìn tỷ USD giá trị vốn hoá khỏi thị trường do các dự án tiền mã hoá nói trên sụp đổ. Chủ sở hữu một sàn giao dịch bitcoin, Cory Klippsten, đã trở thành một nhân vật nổi tiếng được các mặt báo ưa chuộng.
Từ tháng 3 ông bắt đầu phát đi các cảnh báo về thị trường tiền mã hoá. Klippsten chia sẻ trên Twitter rằng, các “ngân hàng tiền mã hoá” như Celsius Network là một rủi ro lớn bởi Luna là một đồng tiền lừa đảo.
Trong thế giới tiền mã hoá, Klippsten cùng với nhóm người tin rằng, bitcoin sẽ thay đổi hệ thống tài chính cho dù những kẻ lừa đảo đang tồn tại đầy rẫy trên thị trường.
Ngay cả khi giá bitcoin giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 18 tháng qua (mốc giá 20.000 USD vào tháng 6) thì vẫn có rất nhiều người sẽ mua vào. Mặc dù thị trường đi xuống nhưng nhóm người này cũng sẽ ra sức thuyết phục các nhà đầu tư và các nhà làm luật rằng, trong vài năm trở lại đây có hàng nghìn đồng tiền mã hoá khác mọc lên tuy nhiên bitcoin khác với chúng.
Klippsten chia sẻ: “Đối với các đồng tiền mã hoá không phải bitcoin thì tương lai duy nhất cho chúng là hợp tác với ngân hàng và chính phủ để trở thành một phần của hệ thống hiện tại. Tuy nhiên, Bitcoin nằm ngoài hệ thống đó”.
Kể từ khi ra đời vào năm 2008, những người ủng hộ bitcoin đã rất muốn tìm thêm những người có thể đón nhận đồng tiền này. Tại thời điểm đó, họ cảm thấy nản lòng với hệ thống tài chính truyền thống và việc tạo ra một đồng tiền ảo mới có thể giúp trao đổi giữa các giao dịch mà không cần đến ngân hàng hay các bên thứ 3.
Bitcoin được quản lý nguồn cung ngay từ đầu nên có thể phòng vệ trước các vấn đề như lạm phát. Có rất nhiều đồng tiền mã hoá không có được đặc điểm này như bitcoin.
Jimmy Song, một người ủng hộ tiền mã hoá nổi tiếng chia sẻ: “Nếu các đồng tiền mã hoá khác đều tập chung thì bitcoin có tính chất phân tán và khan hiếm. Giữa một đồng tiền không chịu sự kiểm soát, tự điều hành và một công cụ đánh bạc có rất nhiều điểm khác biệt”.
Tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung, tầm nhìn của những người ủng hộ bitcoin đối với một đồng tiền phi tập trung, ổn định và được chấp nhận trên toàn cầu vẫn còn rất xa vời. Cũng vì giá bitcoin thường xuyên biến động đến nên các nhà đầu tư vẫn coi nó là một tài sản rủi ro. Vào hồi năm ngoái, El Salvador đã giới thiệu bitcoin như một đồng tiền pháp định.
Nhưng dự án này có nhiều khả năng thất bại. Bởi một quá trình xác nhận giao dịch bitcoin, còn gọi là “đào tiền mã hoá” tốn rất nhiều năng lượng.
John Reed Stark, cựu nhân viên Uỷ ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC), nói rằng: “Bitcoin không hề có giá trị nội tại, nó cũng biến động mạnh và rất phức tạp, có nhiều phí kèm theo. Vậy nên bạn không thể dùng nó để mua thứ gì”.
Mặc dù vậy, nhưng những người theo chủ nghĩa tối đa vẫn khẳng định bitcoin là đồng tiền mã hoá duy nhất mà người ta nên nghiêm túc”. Tiêu đề một bài viết trên Bitcoin Magazine nêu: “Giá bitcoin giảm nhưng nó chưa bao giờ hấp dẫn như thế”.
Năm 2020, CEO MicroStrategy, Michael Saylor nói rằng, vì bitcoin “có triển vọng tăng giá trong dài hạn tốt hơn giữ tiền mặt” nên công ty của ông sẽ bắt đầu mua vào bitcoin. Theo hồ sơ ghi nhận tại SEC (Uỷ ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ), công ty này có 129.699 bitcoin mua với giá chưa đến 4 tỷ USD tính đến cuối tháng 6.
Tính đến đợt giảm giá gần đây, giá trị số bitcoin mà MicroStrategy hiện đang nắm giữ có giá trị nhỏ hơn khoảng 1 tỷ USD số tiền mà họ đã bỏ ra để mua.
Vào lúc thị trường u ám nhất, MicroStrategy đã mua 480 bitcoin tương đương với 10 triệu USD mặc dù giá đồng tiền này giảm về mốc 20.000 USD. Đây là khoản mua nhỏ nhất trong vòng hơn 1 năm nay do MicroStrategy thực hiện.
Ông Saylor chia sẻ, việc mua số lượng nhiều hay ít không phải do ông mất niềm tin vào bitcoin mà chỉ đơn giản là do lượng Bitcoin lớn nhất mà MicroStrategy có thể mua với lượng tiền mặt có trong tay. Ông cũng nói thêm: “Tôi luôn muốn có thể mua vào nhiều hơn”.
Đối với ông Saylor cũng như nhiều người ủng hộ đồng Bitcoin khác cho rằng, trước mắt chính phủ Mỹ đồng tiền này đã bị thể hiện một cách xấu xí. Tại Washington, một số dự án ủng hộ tiền mã hoá đang được tài trợ bởi các công ty cũng cung cấp tiền ảo nhưng sử dụng các hệ thống xác thực tốn ít năng lượng hơn. Vào hồi tháng 4, đồng sáng lập Ripple, Chris Larsen cho biết, ông đã đóng góp 5 triệu USD vào một chiến dịch marketing nhằm kêu gọi từ bỏ hạ tầng đào bitcoin gây tốn năng lượng của mình.
Những người ủng hộ bitcoin cũng đang xây dựng cho mình các chiến dịch chính trị riêng. Cụ thể, năm 2022, David Zell, một người ủng hộ Bitcoin đã khởi động Viện Chính sách bitcoin với mục đích tập hợp những “bộ não” đằng sau các chính sách kêu gọi ủng hộ bitcoin.
Klippsten, một cựu tư vấn của McKinsey chia sẻ, vào 5 năm trước, ông cũng bắt đầu ủng hộ bitcoin khi một làn sóng các đồng tiền mới được tạo ra và giá tăng mạnh. Ông không chỉ mua vào một số đồng bitcoin mà còn mua thêm một số token mới khác. Vào tháng 10, tại một cuộc hội thảo, ông gặp một người ủng hộ bitcoin là Jimmy Song và bị anh ta thuyết phục.
Klippsten sáng lập Swan Bitcoin vào năm 2019. Công ty của ông luôn tìm kiếm để làm việc với các gia đình giàu có, các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư cá nhân thông qua chương trình mua tự động để thiết lập các quỹ đầu tư bitcoin. Cùng với đó, các công ty cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn may đo và thu phí 1% cho các khoản mua vào bitcoin.
Trong tháng 6, chỉ khi thị trường đi xuống, khách hàng của Swan Bitcoin mới chi số tiền gấp đôi để mua bitcoin. Mỗi ngày, Klippsten đều dành một phần tiền tiết kiệm để mua bitcoin ngay cả khi thị trường lao đao.