Công ty mẹ của Gojek liên tục giảm nhiều chi phí để cắt lỗ
Báo cáo mới đây của Goto Group cho thấy mức thua lỗ của công ty chưa trừ lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) trong quý III/2022 giảm xuống còn 3,7 nghìn tỷ Rupiah (khoảng 235 triệu USD), thấp hơn mức mức 4,2 nghìn tỷ Rupiah cùng kỳ năm 2021.
Tuy nhiên, doanh thu thuần của hãng thương mại điện tử và dịch vụ vận tải này sau khi trừ chi phí chiết khấu cho tài xế, đối tác và khuyến mãi người dùng, đã tăng 3 đến 4,6 nghìn tỷ Rupiah. Dấu hiệu này chỉ ra nhu cầu về dịch vụ trực tuyến, vận tải và thương mại điện tử tại Indonesia vẫn tăng bất chấp lạm phát.
Theo hãng tin Bloomberg, Goto đang cố gắng xoa dịu các nhà đầu tư sau khi tình hình kinh doanh của tập đoàn thua lỗ khiến cổ phiếu mất giá tới 38% kể từ khi phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm nay.
Goto Group được hình thành sau thương vụ sáp nhập Gojek và Tokopedia. Vào tuần trước đã cắt giảm 12% lao động, tức khoảng 1.300 nhân sự của tập đoàn để tiết kiệm chi phí trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng biến động xấu.
Doanh thu tăng 32% nửa đầu năm, công ty mẹ Gojek vẫn lỗ nặng
Công ty mẹ của Gojek - GoTo vẫn ghi nhận khoản lỗ ròng cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái mặc dù doanh thu đã tăng 32% trong 6 tháng đầu năm. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã phải đối phó với nhiều khó khăn và thách thức lớn trong thời gian vừa qua.Grab, Gojek, AirAsia và cuộc đại chiến không hồi kết tại Đông Nam Á
Có thể thấy, cả Grab, Gojek và AirAsia đều đã và đang phát triển thành những siêu ứng dụng thành công bậc nhất ở khu vực Đông Nam Á. Trong thời gian những năm trở lại đây, các siêu ứng dụng này đã có nhiều thay đổi để cố gắng để trở thành người dẫn đầu.Để gia tăng doanh thu, ứng dụng Grab, Gojek đặt cược vào dịch vụ “mua ngay trả sau”
Theo đó, để có thể gia tăng doanh thu thì các nền tảng “siêu ứng dụng” ví dụ như Grab, Gojek cũng đang cung cấp thêm dịch vụ “buy now, pay later”.Goto cũng phải đối mặt với tình cảnh tương tự các hãng công nghệ toàn cầu khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt tới từ các đối thủ, cùng việc nền kinh tế giảm tốc trong khi các nhà đầu tư chỉ nhìn vào lợi nhuận.
Rất nhiều dự báo về sự khó khăn chồng chất của nền kinh tế khiến người tiêu dùng buộc phải cắt giảm chi tiêu. Theo đó càng khiến các doanh nghiệp như Goto buộc phải sa thải bớt nhân viên nhằm giảm thiểu chi phí, cắt lỗ để chiều theo các cổ đông.
Không riêng gì Goto, công ty công nghệ lớn nhất Đông Nam Á - Sea Ltd cũng phải sa thải 7.000 nhân viên trong vòng 6 tháng qua.
Hiện tại, các hãng công nghệ lớn như Sea, Grab, Goto đều cố gắng để cắt giảm tối đa chi phí nhằm chiều lòng nhà đầu tư của họ sau nhiều năm đốt tiền để mở rộng kinh doanh và chiếm thị phần. Hiện tại những khoản lỗ ngày một lớn vì kinh tế xuống dốc.
Trước đó, Grab cũng có tuyên bố cắt lỗ khi cho biết khoản lỗ trong quý III của họ thấp hơn so với nhiều dự báo nhờ việc cắt giảm chi phí, đồng thời doanh thu cũng tăng nhẹ lên 1,35 tỷ USD.
Goto thì đang trấn an tinh thần nhà đầu tư bằng việc chỉ số lãi góp (Contribution Margin) - đây là thước đo lợi nhuận của họ nhưng không gồm một số khoản như chi phí bán hàng hay hay marketing, đã tăng trưởng dương vào tháng 9 năm nay, sớm hơn dự kiến. Điều này chứng minh về sự gia tăng nhu cầu trong mảng gọi xe và giao đồ ăn.
Bên cạnh đó, Gôt cho biết họ sẽ có lợi nhuận kể từ quý I/2024, qua đó củng cố thêm niềm tin của các nhà đầu tư suốt quãng thời gian dài đốt tiền để mở rộng và thua lỗ.
Trong năm 2022, Goto ước tính đạt tổng doanh thu là 22,6 - 23 nghìn tỷ Rupiah; Tổng giá trị giao dịch tăng lên 613 - 619 nghìn tỷ Rupiah.