meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Grab, Gojek, AirAsia và cuộc đại chiến không hồi kết tại Đông Nam Á

Thứ sáu, 23/09/2022-14:09
Có thể thấy, cả Grab, Gojek và AirAsia đều đã và đang phát triển thành những siêu ứng dụng thành công bậc nhất ở khu vực Đông Nam Á. Trong thời gian những năm trở lại đây, các siêu ứng dụng này đã có nhiều thay đổi để cố gắng để trở thành người dẫn đầu.

Tại thị trường Trung Quốc, những super app (siêu ứng dụng) đã thâm nhập vào hầu hết mọi khía cạnh của đời sống kỹ thuật số. Và khái niệm tương tự cũng đã bắt đầu được thu hút ở cả Đông Nam Á, Nam Mỹ hay thậm chí là cả phương Tây. 

Mặc dù vậy, bên ngoài Trung Quốc - khu vực duy nhất đang chứng kiến sự thành công của các siêu ứng dụng chính là Đông Nam Á - đây là nơi mà những cái tên như Grab, Gojek và AirAsia hay thậm chí một số hãng khác đã mang đến nhiều ứng dụng làm thay đổi đời sống của con người. 

Trong một báo cáo do Google, Temasek và Bain & Company công bố vào đầu năm 2022, việc gia tăng sử dụng các kỹ thuật số chính là dấu hiệu cho thấy được một điều rằng “Thập kỷ kỹ thuật số” sắp đến ở Đông Nam Á - nơi mà nền kinh tế internet có thể đạt được tổng giá trị hàng hóa (GMV) là 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Chính vì thế mà trang tin Tech Wire Asia cũng đã có bài phân tích ba trong số siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á bao gồm Gojek, Grab, AirAsia và tìm ra những đề xuất độc đáo của những ứng dụng này để có thể hiểu vì sao các siêu ứng dụng này đã tạo ra sự khác biệt. 

Grab: Ứng dụng vượt ra ngoài việc đặt xe thuần túy

Theo tìm hiểu, Grab được thành lập vào năm 2020 với vai trò ban đầu là một ứng dụng gọi xe. Mặc dù vậy thì theo thời gian, kỳ lân của Singapore đã tiến hành mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực kinh doanh mới như giao hàng thực phẩm, mua sắm hàng tạp hóa và giao hàng logistics, dịch vụ tài chính cùng vô số lĩnh vực khác, tùy thuộc vào từng thị trường mà ứng dụng này đang hoạt động. 

Và trong số các dịch vụ quan trọng nhất của mình thì Grab được biết đến với ứng dụng thanh toán di động dựa trên mã QR được gọi là GrabPay đã có mặt ở tất cả 6 quốc gia Đông Nam Á cụ thể là Singapore, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Philippines. Về khoản thanh toán chủ yếu được thực hiện để bổ sung cho các dịch vụ gọi xe cũng như giao đồ ăn - tất cả đều hỗ trợ cho việc mua hàng ở cửa hàng và chuyển tiền. 


Trong số các dịch vụ quan trọng nhất của mình thì Grab được biết đến với ứng dụng thanh toán di động dựa trên mã QR được gọi là GrabPay đã có mặt ở tất cả 6 quốc gia Đông Nam Á
Trong số các dịch vụ quan trọng nhất của mình thì Grab được biết đến với ứng dụng thanh toán di động dựa trên mã QR được gọi là GrabPay đã có mặt ở tất cả 6 quốc gia Đông Nam Á

Có thể thấy, GrabPay đã tiến hành mở rộng các dịch vụ tài chính của mình theo hướng cung cầu tùy chọn trả sau và trả góp tại một số quốc gia để có thể đi theo xu hướng “mua trước trả sau” đang được thịnh hành. 

Vào tháng 5/2018, Grab cũng đã bắt đầu cung cấp dịch vụ giao đồ ăn dưới tên GrabFood. Dịch vụ này hiện đã được cung cấp cho hơn 200 thành phố trên một số quốc gia Đông Nam Á. 

Gojek: Startup giá trị nhất của Indonesia

Khác với WeChat của Trung Quốc, khởi đầu chính là một dịch vụ nhắn tin, những siêu ứng dụng ví dụ như Grab và Gojek đều lấy đặt xe làm dịch vụ cốt lõi của doanh nghiệp từ đó nhanh chóng phát triển trở thành ứng dụng buộc phải có của nhiều người dân khu vực Đông Nam Á. Và trong thời gian vài năm qua, công ty đã thu về hàng tỷ USD khi mà họ cạnh tranh để có thể thiết lập vị trí thống trị trên toàn khu vực và vượt các đối thủ tầm cỡ trên thế giới. 

Được thành lập vào năm 2010 ở Indonesia với tư cách là một trung tâm dịch vụ đặt xe máy cũng như chuyển phát nhanh, Gojek đã cho ra mắt ứng dụng của mình vào năm 2015. Hiện nay, công ty cũng đã hoạt động ở Thái Lan, Việt Nam và Singapore. Và dù đã tiến hành mở rộng ra một số thị trường khác nhưng thị trường quê nhà Indonesia vẫn còn chiếm phần lớn hoạt động của Gojek. 

Và theo một bài đăng trên blog của Gojek, cho đến hiện tại, siêu ứng dụng này đã thu hút hơn 125 triệu lượt tải xuống và gần bằng một nửa dân số Indonesia với tổng khối lượng đặt hàng tăng 6.600 lần trong 36 tháng qua. 



Được thành lập vào năm 2010 ở Indonesia với tư cách là một trung tâm dịch vụ đặt xe máy cũng như chuyển phát nhanh, Gojek đã cho ra mắt ứng dụng của mình vào năm 2015
Được thành lập vào năm 2010 ở Indonesia với tư cách là một trung tâm dịch vụ đặt xe máy cũng như chuyển phát nhanh, Gojek đã cho ra mắt ứng dụng của mình vào năm 2015

Gojek hiện đã có hơn 20 sản phẩm và mỗi năm, công ty đều đã bổ sung thêm sản phẩm cạnh tranh vào kho vũ khí của mình. Hơn thế, Gojek cũng coi các dịch vụ thanh toán chính là niềm tự hào lớn nhất. Đại diện Gojek cho biết: “Một khi bạn có đủ khả năng xử lý đồng tiền cho một người dùng, bạn có thể xây dựng cả “một lâu đài dịch vụ” bên trong nó”. 

Hiện nay, GoPay cũng đã được chấp nhận và sử dụng bởi gần 300.000 người bán trực tuyến và ngoại tuyến ở Indonesia. Ứng dụng này cũng đã xử lý Tổng giá trị giao dịch hàng năm (GTV) ghi nhận lên đến khoảng tối thiểu là 6,3 tỷ USD. 

Năm 2021, Gojek đã hoàn tất việc mua lại Tokopedia để có thể thành lập GoTo Group - đây là Tập đoàn công nghệ lớn nhất tại Indonesia. Và sự hợp nhất giữa hai kỳ lân công nghệ này chính là một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ của Indonesia. 

Phía Pundits cũng tính toán thỏa thuận này, kết hợp hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của Tokopedia với hoạt động gọi xe thanh toán của Gojek sẽ có thể tạo thành một “WeChat của Đông Nam Á”.

AirAsia: Được mệnh danh là siêu ứng dụng của Đông Nam Á

Hiện nay, khi thế giới đi vào bế tắc trong đại dịch thì lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất chắc hẳn sẽ là du lịch và hàng không. Là hãng hàng không giá rẻ được yêu thích ở Đông Nam Á thì AirAsia coi là những thất bại bởi đại dịch gây ra là cơ hội để tăng tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số và chuyển hướng kinh doanh của mình sang một lĩnh vực nào đó thay vì chỉ là một hãng hàng không. 

Chính vì thế, để vượt qua những thách thức của việc điều hành một hãng không có thời kỳ đại dịch, AirAsia đã quyết định tập trung vào việc phát triển các mảng kinh doanh hàng không kỹ thuật số cũng như hàng không “không chờ khách”. 



Là hãng hàng không giá rẻ được yêu thích ở Đông Nam Á thì AirAsia coi là những thất bại bởi đại dịch gây ra là cơ hội để tăng tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số và chuyển hướng kinh doanh của mình sang một lĩnh vực nào đó thay vì chỉ là một hãng hàng không
Là hãng hàng không giá rẻ được yêu thích ở Đông Nam Á thì AirAsia coi là những thất bại bởi đại dịch gây ra là cơ hội để tăng tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số và chuyển hướng kinh doanh của mình sang một lĩnh vực nào đó thay vì chỉ là một hãng hàng không

Và đó cũng là cách mà một siêu thị AirAsia ra đời ở một số thị trường Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Và ở quốc gia đó, AirAsia đã thông qua siêu ứng dụng của mình, cung cấp dịch vụ giao đồ ăn, đặt xe, đặt máy bay cũng như chỗ ở, mua sắm hàng tạp hóa, dịch vụ tài chính và nền tảng thương mại điện tử cũng như logistics thương mại điện tử xuyên biên giới. 

Không những thế, công ty cũng đã rất tích cực trong việc mở rộng ra các thị trường khác và thậm chí là đã mua lại các hoạt động của Gojek ở Thái Lan giống như một phần trong kế hoạch vươn xa của mình. Điều mà khiến cho AirAsia trở nên khác biệt với Gojek và Grab chính là việc nọ nắm giữ một lượng dữ liệu từ nhiều năm hoạt động như một hãng hàng không giá rẻ - điều này đã cho phép công ty phát triển cũng như điều chỉnh các dịch vụ dựa trên những gì mà người tiêu dùng cần và muốn, nó nhanh hơn nhiều so với Grab và Gojek.

Tech Wire Asia cho biết, cả ab siêu ứng dụng của Đông Nam Á đều có điểm mạnh và điểm yếu. Mặc dù vậy thì sự cạnh tranh giữa ba siêu ứng dụng này cũng sẽ góp phần làm nên những hệ sinh thái kỹ thuật số tốt hơn cho người dùng ở trong khu vực.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

3 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

3 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

3 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

3 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

3 giờ trước