meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Công ty Bình Minh xin không triển khai dự án tại Thủ Thiêm có phải là bỏ cọc?

Thứ hai, 14/02/2022-11:02
Dù đưa ra mức giá khủng để trúng đấu giá lô đất vàng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng Công ty Bình Minh lại là doanh nghiệp còn khá non trẻ. Công ty này mới thành lập được vài tháng, có ít thông tin hoạt động và khá bí ẩn trên thị trường.

Như thông tin đã đưa trước đó, vào chiều ngày 8/2 Cục thuế TP.HCM đã nhận được văn bản của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Thương mại Bình Minh về việc đề nghị không triển khai dự án trên lô đất 3-9 thuộc khu chức năng số 3, Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Lý do được đưa ra do dịch bệnh Covid-19 phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nên doanh nghiệp không đủ vốn để đầu tư. 

Như vậy sau Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh), Công ty Bình Minh là doanh nghiệp thứ hai gửi văn bản tới các ngành chức năng có nội dung liên quan đến những lô đất trúng đấu giá tại khu đô thị mới Thủ thiêm ngày 10/12/2021 vừa qua. 

Trước đó, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Thương mại Bình Minh (Công ty Bình Minh) đã vượt qua 140 lượt gọi giá cùng 13 doanh nghiệp khác để trúng đấu giá lô đất 3-9 với số tiền 5.026 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ đồng/m2). Mức giá này cao gấp 6,9 lần so với giá khởi điểm.


Như vậy sau Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh), Công ty Bình Minh là doanh nghiệp thứ hai xin bỏ cọc đất Thủ Thiêm. Ảnh: minh họa
Như vậy sau Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh), Công ty Bình Minh là doanh nghiệp thứ hai xin bỏ cọc đất Thủ Thiêm. Ảnh: minh họa

Việc bỏ ra giá 5.026 tỷ đồng cùng đơn giá cao không mấy kém cạnh so với Tân Hoàng Minh cho thấy tham vọng lớn của Công ty Tân Hoàng Minh, trong khi doanh nghiệp vốn là tên tuổi còn quá non trẻ trên thị trường. 

Công ty mới thành lập được vài tháng

Dù đưa ra mức giá khủng để trúng đấu giá lô đất vàng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng Công ty Bình Minh lại là doanh nghiệp còn khá non trẻ. Doanh nghiệp này gần như đứng ngoài mọi ồn ào đấu giá đất Thủ Thiêm thời gian qua. Mãi tới gần đây, những thông tin ít ỏi về Công ty Bình Minh mới bắt đầu xuất hiện. 

Theo Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bình Minh vừa mới được thành lập ngày 24/09/2021. Trụ sở tại công ty nằm tại tòa nhà số 151 phố Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội. Như vậy, khi tham gia đấu giá những lô đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, doanh nghiệp này mới chỉ có 3 tháng tuổi đời. 

Được biết, người đại diện theo pháp luật của Công ty Bình Minh là một 9x, cụ thể là bà Thân Thị Liên (SN 1992). Đáng chú ý, vào ngày 6/1 vừa qua đúng thời điểm Cục Thuế TPHCM ban hành công văn về thời hạn 90 ngày nộp tiền sử dụng đất thì bà Liên vẫn là người đại diện theo pháp luật nhưng không còn là chủ của doanh nghiệp này nữa. Theo nhiều nguồn tin thân cận, bà Thân Thị Liên còn đảm nhiệm vai trò kế toán ở một tại một công ty thành viên khác của tập đoàn tư nhân từ năm 2016 cho tới nay.


Lô đất công ty Bình Minh trúng đấu giá.
Lô đất công ty Bình Minh trúng đấu giá.

Khi mới thành lập, Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bình Minh có quy mô vốn điều lệ chỉ là 100 tỷ đồng. Trong đó, ngành nghề kinh doanh chính của công ty này là “Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính”. Tuy nhiên, đến trước phiên đấu giá 4 lô đất “vàng” tại khu đô thị mới Thủ Thiêm đúng một tuần, Công ty Bình Minh bỗng tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng. Dù vậy, con số này vẫn thấp hơn nhiều số tiền doanh nghiệp này đấu giá sau đó. Theo ước tính, với số tiền cọc hơn 140 tỷ đồng để tham gia đấu giá, Bình Minh đã phải bỏ ra tới gần 75% vốn của mình.

Xuất phát điểm vốn dĩ thấp hơn rất nhiều so với tài sản đấu giá nhưng doanh nghiệp này vẫn đủ tư cách tham gia phiên đấu giá đất Thủ Thiêm. Nguyên nhân bởi, Luật Đấu giá 2016 chưa quy định cụ thể về điều kiện nhà đầu tư tham gia đấu giá phải có năng lực tài chính hoặc không vi phạm pháp luật về đất đai.

Nhiều thông tin bên lề cho thấy, Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bình Minh nằm trong hệ sinh thái của một tập đoàn tư nhân có trụ sở tại quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Tập đoàn này hoạt động đa ngành trong nhiều lĩnh vực, bao gồm ngân hàng - tài chính, bất động sản, khách sạn và sân golf. Doanh nghiệp này hiện đang sở hữu nhiều quỹ đất vàng tại Thủ đô, đặc biệt là lô đất ngay cạnh Hồ Hoàn Kiếm.

Xin không triển khai dự án là bỏ cọc?

Liên quan tới vấn đề này, trao đổi với phóng viên của VOV, luật sư Trần Đức Phượng  - Đoàn Luật sư TP.HCM nhận định, Công ty TNHH Đầu tư phát triển và thương mại Bình Minh gửi tới Cục thuế TP.HCM về mong muốn không triển khai dự án tại khu đất trúng thầu trước đó, vấn đề ở đây nằm ở câu chữ. 

Cụ thể, tính tới thời điểm hiện tại, doanh nghiệp trúng đấu giá đã ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Bên cạnh đó, số tiền đặt trước khoảng bằng 20% giá khởi điểm của lô đất cũng đã được chuyển thành tiền đặt cọc. 


4 lô đất Thủ Thiêm từng đấu giá trước đó.
4 lô đất Thủ Thiêm từng đấu giá trước đó.

Dựa theo Điểm a, Khoản 1, Điều 29 của Luật Đầu tư năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021) quy định rõ, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện sau khi đã có “quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư”, trừ trường hợp không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.

Theo đó, buổi đấu giá 4 lô đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm là cuộc đấu giá không có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, nó vẫn được thực hiện theo quy định của Luật Đấu giá năm 2016 và Thông tư liên tịch số 14/2015 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Tư pháp. Thực tế, lô đất số 3-9 khu đô thị mới Thủ Thiêm mà Công ty TNHH Đầu tư phát triển và thương mại Bình Minh trúng đấu giá chưa có dự án nào, vì thế việc doanh nghiệp yêu cầu không triển khai dự án là không có cơ sở.

Sức ép đến từ đâu?

Nói về nguyên nhân các doanh nghiệp bỏ cọc trúng đấu giá đất Thủ Thiêm, theo ông Huỳnh Phước Nghĩa - Trường Đại học Kinh tế TPHCM cho rằng nguyên nhân đến từ sức ép nhiều phía. Đầu tiên chính là phương diện phản ứng của thị thường. Phản hồi của thị trường vốn là quy luật cung cầu, vậy nên sức ép này nhiều khi không hẳn là tiêu cực đối với các doanh nghiệp. 

Tiếp theo chính là sức ép đến từ quản lý nhà nước bởi dựa trên căn cứ pháp luật, cơ quan quản lý Nhà nước có thể đưa ra nhiều quan điểm. Ví dụ như những quy định có liên quan tới tổ chức tín dụng không được bảo lãnh vốn hay bơm vốn cho thị trường bất động sản theo quy định của pháp luật. Thực tế, nhà nước có quyền rà soát loạt vấn đề này, từ đó đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc tiếp cận vốn giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sức ép lớn nhất chính là bản thân doanh nghiệp đó. Sức ép này quyết định tới 70% việc doanh nghiệp này tiếp tục triển khai dự án hoặc bỏ cọc giữa chừng. 


Thời gian tới, những lô đất tại Thủ Thiêm sẽ quay trở về giá trị thật của chúng?
Thời gian tới, những lô đất tại Thủ Thiêm sẽ quay trở về giá trị thật của chúng?

Đứng ở góc độ thị trường, ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Sohovietnam khẳng định, việc có tới 2/4 doanh nghiệp bỏ cọc đất Thủ Thiêm sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn đến thị trường bất động sản. Hiện tại, bản chất của thị trường bất động sản được nâng đỡ bởi rất nhiều yếu tố.

Thứ nhất, trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, các nhà đầu tư không mở rộng các hoạt động kinh doanh, họ có nguồn tiền nhàn rỗi nên sẽ đầu tư vào bất động sản để sinh lời. Thứ hai, lãi suất ngân hàng đang ở mức khá thấp, thay vì gửi tiết kiệm nhiều người sẽ tìm đến đầu tư bất động sản. Thứ ba, người dân đang có tâm lý lo ngại lạm phát sẽ tăng cao nên bất động sản là kênh trú ẩn an toàn. 

Bên cạnh đó, dưới góc độ của một chuyên gia tư vấn đầu tư chuyên nghiệp, ông Phan Xuân Cần cho rằng trong thời gian tới, những lô đất tại Thủ Thiêm sẽ quay trở về giá trị thật của chúng. Ví dụ như, lô đất 3-12 được Công ty con của Tập đoàn Tân Hoàng Minh là Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt từng đấu giá thành công ở mức 24.500 tỷ đồng sẽ có giá trị đầu tư khả thi ở mốc khoảng 9.000-10.000 tỷ đồng.

Chủ tịch Sohovietnam một lần nữa khẳng định, Thủ Thiêm vẫn khẳng định sức hút của mình, là một một khu vực hấp dẫn với vị trí trung tâm của TP.HCM dù có một vài doanh nghiệp bỏ cọc. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

15 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

15 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

15 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

15 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước