meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cơn khát hàng hiệu của người châu Á

Thứ năm, 31/03/2022-11:03
Khi đại dịch lần đầu tiên tác động tới nền kinh tế toàn cầu vào tháng 2/2020, mọi người đều dự đoán rằng thị trường hàng xa xỉ sẽ sớm bị chững lại do chi tiêu trong các hộ gia đình sụt giảm, doanh nghiệp và công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng...

Nhưng ở các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc nhu cầu đối với hàng xa xỉ lại tăng cao bất ngờ. Đại dịch khiến họ không thể đi du lịch nước ngoài hoặc vung tiền ăn uống ở những nhà hàng sang trọng trong 2 năm dai dẳng, thay vào đó họ đặt mục tiêu sở hữu những món đồ hàng hiệu đắt đỏ.

Theo tờ Ajunews cho biết đây là xu hướng đầy ngược đời có thật, xuất hiện khi đại dịch đang ở đỉnh nghiêm trọng nhất kéo dài cho tới hiện tại và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đại dịch ảnh hưởng tới mọi nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới nhưng thị trường đồ hiệu lại có biến chuyển lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử, châu Á vượt châu Mỹ và châu Âu để trở thành thị trường tiêu thụ hàng hiệu lớn nhất thế giới.

Cơn khát hàng hiệu của người châu Á - ảnh 1

Có nhiều lý do khiến người châu Á yêu thích đồ hiệu, chủ yếu là vì sự khan hiếm và giới hạn. Có một câu nói dành cho hãng Chanel đó là 'ngay cả khi có tiền bạn cũng chưa chắc sở hữu túi Chanel'. Trong năm 2021, Chanel tăng giá tới 4 lần những những hàng dài người xếp hàng trước cửa Chanel là hình ảnh không khó để bắt gặp.

Về phần nguyên nhân dẫn tới xu hướng này, nhiều người cho rằng việc theo đuổi tiêu dùng hàng hiệu của thế hệ trẻ đã bị ảnh hưởng rất lớn từ những phương tiện truyền thông đại chúng.

Bên cạnh đó, nhân khẩu học của người mua hàng cao cấp tại châu Á cũng đã thay đổi. Thế hệ Millennials đã tham gia vào phân khúc tiêu dùng vốn được thống trị bởi nhóm khách hàng trung niên. Những người trong độ tuổi 20 - 30 tại Hàn Quốc cho biết giá bất động sản tại Seoul và những thành phố khác tăng cao khiến họ không dám nghĩ tới.

Không thể mua nhà, họ đổ tiền vào những món đồ xa xỉ, ngoài ra lãi suất siêu thấp cũng làm giảm sức hấp dẫn tài chính của việc gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm. Từ đó thúc đẩy nhiều người trẻ tập trụng vào hiện tại hơn là lên kế hoạch cho tương lai.

Cơn khát hàng hiệu của người châu Á - ảnh 2

Tâm lý chung của người châu Á chính là không muốn bị bỏ lại phía sau hoặc bị lạc hậu. Tâm lý đám đông khiến họ thích những thứ đồ thời trang đầy hào nhoáng hoặc sản phẩm từ những thương hiệu xa xỉ nổi tiếng mặc dù biết giá thành của chúng không hề rẻ.

Họ cho rằng mặc đồ của thương hiệu cao cấp sẽ khiến bản thân giống mọi người hơn, sang trọng hơn, quý phái hơn và nhận được sự chú ý của mọi người hơn.

Việc 'đắp đồ hiệu lên người' bằng những món đồ xa xỉ giúp họ được người ngoài nhìn với con mắt ngưỡng mộ và thán phục. Từ đó, người châu Á cảm thấy họ được xem trọng và có địa vị hơn hẳn.

Các thương hiệu xa xỉ cũng rất khôn ngoan khi luôn xây dựng hình ảnh xa hoa, tráng lệ thông qua những bộ ảnh thời trang và những chiến dịch quảng cáo.

Một số thương hiệu không ngừng tung hộ sản phẩm của họ chỉ dành cho giới quý tộc, thương lưu và siêu giàu. Với tâm lý luôn muốn khẳng định và nâng cao địa vị bản thân, không khó để hiểu tại sao người châu Á luôn muốn đổ tiền cho những sản phẩm hàng hiệu xa xỉ.

Mặc dù chỉ là những dự đoán nhưng xu hướng chính của thị trường hàng hiệu của năm 2022 về cơ bản đã được hình thành.

Trong 2 và 3 năm tới, sự tăng trưởng của thị trường hàng xa xỉ toàn cầu sẽ tiếp tục được thúc đẩy bởi người tiêu dùng châu Á. Người trẻ trên toàn thế giới nói chung cũng như người trẻ châu Á nói riêng đã giành được vị thế mới đồng nghĩa với việc bối cảnh toàn cầu của nghành hàng xa xỉ đang từng bước được viết lại.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước