Cổ phiếu bất động sản trượt giá hàng loạt, xuất hiện cái tên phải giải trình
BÀI LIÊN QUAN
Sau thời gian tăng "nóng", thị trường bất động sản đang có dấu hiệu trầm lắng"Nỗi ám ảnh" của thị trường bất động sản 10 năm trước đây liệu có lặp lại?Vì sao bất động sản công nghiệp Thái Nguyên đạt tăng trưởng ấn tượng ?Sau khi trải qua một tuần đầy biến động, thị trường chứng khoán bất động sản đã khép lại với sự rớt giá của hàng loạt các đại diện tiêu biểu.Trong đó không thể không nhắc đến những cái tên như DIG, CEO, CII, DLG, GEX, DRH, HDC, HQC, LDG, NBB, NDN, QCG, SCR,... Tất cả đều đã giảm hết biên độ trong phiên cuối tuần qua.
Thực tế cho thấy nhiều cổ phiếu bất động sản đã có 3 đến 4 phiên, thậm chí nguyên tuần nằm sàn. Mức giảm trên 25% trong một tuần xuất hiện trên hàng loạt cổ phiếu, đặc biệt một số cái tên như DIG, LDG còn mất hơn 30%.
Cổ phiếu LDG là cái tên đáng chú ý khi trong tuần qua trắng sàn cả 5 phiên và buộc phải giải trình theo quy định. Người đầu tư LDG cho biết công ty vẫn hoạt động bình thường và không có biến động gì xấu ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Đồng thời lý giải giá cổ phiếu giảm là do cung cầu của thị trường và thị hiếu của nhà đầu tư nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.
Trong khi đó, cổ phiếu DIG lại tránh được giải trình khi có một phiên 14/6 giảm 6,8% xen kẽ giữa 4 phiên sàn. Tuy nhiên, DIG “khôn ngoan” hơn khi có văn bản gửi VSD yêu cầu cung cấp danh sách cổ đông chốt từ ngày 31/5 đến 16/6. Chỉ trong khoảng thời ngắn hơn 2 tuần, cổ phiếu này đã giảm hơn 36%.
Tuần giảm sâu đã đẩy hàng loạt cổ phiếu bất động sản rơi xuống đáy hồi giữa tháng 5. Thế nhưng đây cũng chưa phải giai đoạn khó khăn nhất từ đầu năm đến nay. Sau thương vụ đấu giá đất Thủ Thiêm, một loạt các cổ phiếu bất động sản đã “quay đầu” ngay khi đang ở thời kỷ đỉnh cao vào hồi đầu tháng 1 năm 2022 với nhiều phiên giảm sàn liên tiếp. Ở thời điểm đó cũng chưa có quy định phải giải trình khi cổ phiếu bất động sản liên tiếp 5 phiên bị giảm sàn.
Sau đó, nhiều cổ phiếu bất động sản cũng đã hồi lại khá nhanh và quay về thời kỳ đỉnh cao vào cuối tháng 3. Tuy nhiên sự trở lại này không được như kỳ vọng. Và rồi sóng gió ập đến thị trường chứng khoán bất động sản này khi nó trở thành tâm điểm của vòng xoáy bán tháo. Nhiều cổ phiếu giảm tới 45 - 65% so với đầu năm, thậm chí còn lên đến 70%.
Nguyên nhân giảm giá của các cổ phiếu bất động sản được cho là đến từ những biến cố của thị trường trái phiếu. Theo ước tính của KBSV, giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2022 của nhóm bất động sản lên đến 98.000 tỷ đồng. Công ty chứng khoán này cho rằng nhu cầu phát hành là để đảm bảo vòng quay vốn của các doanh nghiệp khá cao . Tuy nhiên nó vẫn gặp phải nhiều thách thức về mặt chính sách và pháp lý trong bối cảnh Chính phủ đang triển khai kiểm soát chặt chẽ việc phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.
Một báo cáo gần đây cho biết, VNDirect nhận định ngành bất động sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Triển vọng ngành bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Lãi suất tăng tác động đến quyết định mua nhà, giá vật liệu tăng có thể khiến giá nhà ở tăng theo và các khoản vay ngân hàng vào lĩnh vực bất động sản cũng bị thắt chặt.
Trong bối cảnh thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và giám sát chặt chẽ hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, VNDirect cho biết các chủ đầu tư có thể sẽ gặp thách thức trong việc huy động vốn trong thời gian tới. Do đó, hoạt động bán hàng có thể sẽ được đẩy mạnh trong khi quỹ đất sẽ khó được mở rộng. Điều này có thể sẽ giúp giá nhà đất giảm mạnh từ nay đến cuối năm 2022.
VNDirect kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ sớm phục hồi nguồn cung trong năm 2022 do các chủ đầu tư sẽ đẩy mạnh hoạt động bán hàng trong năm 2022 - 2023.