Cổ nhân dạy “Tiệc đã dọn sẵn không nên ăn, rượu đã rời bàn không được đụng”: Tại sao lại nói như vậy?
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”: Hóa ra ẩn chứa trí tuệ uyên thâm đến thế!Cổ nhân dạy “Kết giao nên tránh người lưng rùa, eo rắn, mắt liếc xéo nhìn ngang”: Tại sao nói như vậy?Cổ nhân dạy “30 không đi 3 đường, 40 không đụng 3 điều”: Phạm phải 1 điều, hối cũng không kịpTrong suốt nghìn năm tồn tại và phát triển, cổ nhân cùng với các bậc hiền triết xưa đã đúc kết ra nhiều bài học sâu sắc. Đó là những kinh nghiệm quý báu, trải nghiệm và lĩnh hội sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày. Cho đến nay, vẫn còn nhiều câu nói giữ được nguyên giá trị, được mọi người truyền miệng và lưu giữ.
Cổ nhân xưa vốn trọng lễ nghĩa. Trong xã giao họ có câu nói rằng: Còn sống không được dùng hai bữa, một là bàn tiệc đã dọn sẵn, hai là rượu đã rời bàn. Nghe thì dễ hiểu nhưng ý nghĩa sâu xa lại là điều khó đoán. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng câu nói này chính là kết tinh trí tuệ hàng nghìn năm của con người.
Bàn tiệc đã dọn sẵn, tại sao không nên ăn?
Trong cuộc sống hàng ngày chắc chắn không thể tránh khỏi những bữa tiệc rượu linh đình. Tuy nhiên, không có bữa tiệc nào là cho không, mỗi bữa tiệc đều có ý nghĩa và mục đích riêng, bởi chẳng ai thừa tiền mà sắm sửa đồ ăn thức uống, bày biện tiệc rượu mời bạn đến uống cho vui. Vì thế, khi được mời đi ăn uống, mỗi người nên suy nghĩ thật kỹ, nếu đồng ý đi ăn thì cần nghĩ đến "bữa trả lại".
Đặc biệt, liên quan đến vấn đề này, cổ nhân còn dạy rằng: Bàn tiệc đã dọn sẵn, tuyệt đối không nên ăn. Ý nghĩa của lời dạy này đó là: Khi bạn đến thăm một gia đình với tư cách là khách, nếu thấy chỉ nhà đã dọn sẵn đồ ăn, bày biện món nào ra món đó, mâm bát đầy đủ thì phải biết ý, người ta có mời cũng không nên ăn, nếu không sẽ bị coi thường.
Nguyên nhân bởi, trong trường hợp này người chủ nhà rõ ràng đã không coi trọng khách của nhà mình. Để giải thích cho điều này, có 2 lý do được đưa ra như sau.
Lý do thứ nhất, người xưa có nghi thức nếu mời khách đến nhà mà dọn cơm ra trước tức là gia chủ không tôn trọng đối phương. Đã có lòng mời khách thì khách đến muộn một chút tại sao không đợi được mà lại dọn ra ăn trước?
Lý do thứ hai, khi khách đến muộn mà mọi người đã yên vị ở chỗ ngồi, chuẩn bị hoặc đang thưởng tiệc thì khách cũng là người thất lễ. Để giữ ý, người khách đến sau tốt nhất nên nhanh chóng rời đi để tránh xấu hổ hoặc bị mọi người bàn tán.
Từ hai nguyên nhân trên, nếu khách đến nhà mà gặp bàn tiệc đã dọn sẵn thì nói chung là không nên ăn dù gia chủ mời mọc cỡ nào đi chăng nữa. Đừng để "miếng ăn là miếng nhục", nếu cứ vô tư ngồi vào bàn sẽ bị những người khác coi thường và đánh giá.
Tuy nhiên, quy tắc này chỉ đúng với những mối quan hệ bạn bè, xã giao. Còn đối với những người thân quen, thân thiết thì không nên áp dụng quy tắc này kẻo ảnh hưởng đến mối quan hệ bền đẹp của cả hai.
Rượu đã rời bàn, tại sao không được đụng?
Rượu đã rời bàn ở đây cũng giống như vế tiệc đã dọn sẵn. Ý nghĩa của câu nói này đó là, khi bữa tiệc đã hết thì bất ngờ có khách mới đến nhà, khi chủ nhà mang rượu cũ ra mời thì khách nên từ chối, nếu không sẽ bị coi thường.
Cổ nhân khẳng định, trong trường hợp này, việc sử dụng rượu cũ đồng nghĩa với việc gia chủ không tôn trọng người khách mới tới này. Việc sử dụng lại rượu cũ cũng khiến những người có mặt thêm khó chịu. Nếu có tâm, chủ nhà sẽ mang rượu mới ra mời chứ không phải rượu cũ.
Chưa kể, lúc này trên bàn đang đầy đồ ăn thừa, nếu cố tình ngồi xuống mà thưởng thức "cơm thừa canh cặn" thì không hay cho lắm. Ngoài ra, nếu khách ngồi lại, gia chủ nhiều khi phải chuẩn bị thêm món mới, ngồi "tiếp khách" lại từ đầu. Điều này gián tiếp gây ra nhiều phiền phức cho gia chủ, khiến họ thêm tốn kém thời gian.
Đặc biệt, trong dân gian Trung Quốc còn có câu nói rằng: Ăn xong không được uống lại. Nguyên nhân bởi, trong tiếng Trung thì "cơm" (饭) và "phạm" (犯), "rượu" (酒) và "lâu" (久) là những từ đồng âm. Do đó, nếu uống sau bữa ăn sẽ bị gọi là "phạm thượng", là hành động vô lễ với người lớn tuổi. Vì thế mới nói rằng: Rượu đã rời bàn không được đụng, âu đều có lý cả.
Bên cạnh đó, người xưa còn đánh giá lễ nghi, phẩm hạnh của con người thông qua việc ăn uống. Họ cho rằng, một người có nhân phẩm tốt là người biết lễ nghi trên bàn ăn, ăn uống điềm đạm, có phong thái, biết tôn trọng người phục vụ cũng như người đối diện với mình. Những việc này tuy nhỏ nhưng lại là thước đo phẩm chất của con người.
Về việc ăn uống, cổ nhân còn quan niệm: Ăn uống tiết chế, chỉ cần no bụng. Thực tế, mục đích của ẩm thực chính là để no bụng, chỉ cần có thể làm đầy bao tử là được. Những người quá câu nệ, yêu cầu hà khắc hay chấp nhất vào những món ăn ngon thường là người vô đức, xa hoa lãng phí.
Có thể thấy, người xưa vốn hiểu đạo, họ sống thuận theo âm dương. Trong ăn uống họ cũng vô cùng nghiêm ngặt và có quy tắc. Cổ nhân không ăn quá nhiều, món ăn cũng không cần quá cầu kỳ, miễn ăn được là được. Ăn uống điều độ, ngủ thức đều đặn. Hành vi của người xưa cũng tuân theo quy luật tâm linh. Đây cũng là nguyên do các bậc hiền triết xưa luôn an nhàn, thoải mái, họ sống cho đến hết số kiếp đã an bài.